- “Khơồng cị ngưới đưa cơm đưa rạc, chệt cò ngưới vạc
3.2. Nước là biểu tượng của nguồn sống
Ngạn ngữ Ấn Độ có câu: “Rừng là nguồn nước, nước là nguồn sống”. Quả thật như vậy, nước có vai trị rất quan trọng trong đời sống của con người. Một người bình thường có thể nhịn ăn trong nhiều ngày mà vẫn có thể
sống sót nhưng khơng thể sống được nếu thiếu nước bởi 70% cơ thể người là nước. Bởi vậy, nước được nhân dân nói đến trong những câu tục ngữ là điều hiển nhiên, là lẽ tất yếu.
Từ xưa đến nay, hầu như mọi người đều hiểu rằng nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản và quý giá nhất. Khoảng hơn hai trăm năm trước đây, trong sách Vân Đài loại ngữ, nhà bác học Việt Nam Lê Q Đơn đã viết:
“Vạn vật khơng có nước khơng thể sống được Mọi việc khơng có nước khơng thể thành được”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu nói tuyệt vời trong huấn thị của người tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc họp tại Bắc Ninh, ngày 14 – 9 – 1959 như sau:
“Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước; có
đất và có nước, thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh... Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hòa với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Nước là nguồn sống tự nhiên quan trọng bậc nhất của lồi người. Chính vì thế mà những dịng sơng lớn trên thế giới luôn luôn là khởi nguyên của các nền văn minh lớn. Đối với các cư dân miền núi, những con người quen nếp sống dựa vào thiên nhiên, nước càng trở nên thiêng liêng bởi nước cũng chính là sự sống. Trên trái đất nếu khơng có nước thì mọi sự sống đều khơng thể tồn tại được. Bởi thế sự sùng bái nước của các dân tộc mang tính cộng đồng và đã ăn sâu vào tiềm thức người dân miền núi. Nước mặc nhiên trở thành một biểu tượng mang tính giá trị, có sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người. Người Mường rất tự hào về nguồn nước của bản mình:
“Ăn nhớ cơm oòng nhớ rạc, chăng lạc siềng bứng ha” (Ăn nhờ cơm, uống nhờ nước không bỏ tiếng đất mường ta)
Nhờ có nguồn nước sạch của bản mới ni sống được biết bao thế hệ con cháu như ngày nay, đồng thời cũng nhắc nhở việc giữ gìn ngơn ngữ, tiếng nói của bản làng.
Nước là nguồn sống của bản làng nên được đặc biệt chú trọng trong cách sử dụng. Các nguồn nước của người Mường được chia thành nhiều loại, phục vụ cho các nhu cầu sử dụng nước khác nhau của họ bao gồm:
Nguồn nước dùng trong sinh hoạt: chủ yếu là nước mỏ chảy từ trên núi
xuống, từ trong lòng đất lên. Tùy từng nơi mà người Mường xây dựng khu vực nước sinh hoạt cho cả làng hoặc dẫn nước về từng hộ gia đình. Nước được dùng trong cuộc sống hàng ngày vào nhiều công việc khác nhau như giặt giũ, nấu cơm như:
“Cơm trằng dướng rạc, cào bác dướng kháy” (Cơm trắng vì nước, gạo trắng vì chày)
Trong xã hội Mường cổ, các làng Mường xưa thường tập trung, định cư ở những nơi có nguồn nước. Các làng Mường vùng cao tối thiểu cũng phải ở gần các nguồn nước đủ cung cấp cho việc ăn uống, sinh hoạt quanh năm. Mỗi làng Mường ít nhất cũng có một giếng nước ăn uống và dùng trong sinh hoạt:
“Cơm rếp Mường Cói vạnh rêng chạc đang Cơm rếp Mường Cáng vạnh rêng chạc clu Lảo đổông Rù chuông rêng bái bá
Rác voỏ Rá oỏng đá cơm Rác voỏ Bờm cỏng đá keng”
(Cơm nếp Mường Cổi bện nên dây dang Cơm nếp Mường Cảng bện nên dây thừng Nứa đống Rù dệt nên vải màn
Nước giếng Rả uống bỏ cơm Nước giếng Bờm uống thay canh)
Nước giếng trong lành, mát rượi có thể uống thay canh, đến mức uống bỏ cơm. Sau khi đi làm bận rộn, vất vả một ngày, khi về nhà được uống nước
giếng thì sẽ thấy trong người sảng khối, rửa mặt nước giếng giúp tinh thần tỉnh táo. Người khách nào đi ngang qua đất Mường, dừng chân giữa đường vào xin người làng ngụm nước cho đỡ khát thì khi uống rồi sẽ khơng bao giờ qn được mùi vị ngọt mát của nguồn nước của người Mường bởi rất tự nhiên mà không hề bị ô nhiễm môi trường.
Nguồn nước sử dụng trong canh tác nông nghiệp: Tùy theo điều kiện
tự nhiên của từng vùng mà người Mường sử dụng nước sông, nước suối, nước khe hay nước mó để canh tác nơng nghiệp. Nếu là nước sơng, nước suối thì người Mường sử dụng hệ thống cọn nước dẫn nước lên và theo các hệ thống mương, phai để đưa nước vào đồng ruộng. Nếu là dùng nước khe hoặc nước mó thì người Mường thường đắp đập giữ nước và theo mùa cho nước chảy vào ruộng theo hệ thống mương, phai.
Nguồn nước trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản: bao gồm nguồn nước tự nhiên (sông, suối) và nguồn nước nhân tạo (ao, hồ). Nếu như khu vực nào có nhiều nguồn nước tự nhiên sẽ có ít nguồn nước nhân tạo và ngược lại. Người Mường có thói quen ăn nhiều cá, vì thế, đối với họ nguồn nước nuôi trồng thủy sản cũng rất quan trọng. Trong tục ngữ có câu:
“Đành cà rạc troong, đọt moong trới sị” (Đánh cá nước trong, săn thú mng trời gió)
Hay:
“Đấm khu sả cà, lò má tra bố” (Hồ sâu thả cá, giống má bỏ bồ)
Ta thấy người Mường khá là linh hoạt trong việc ni trồng và đánh bắt thủy sản. Có thể đánh bắt từ nguồn nước tự nhiên hay nuôi trồng ở nguồn nước nhân tạo.
Người Mường rất coi trọng nguồn nước của bản làng mình, dù đi đâu xa xơi làm ăn cũng muốn được quay trở về bản, uống nước của bản, nơi mình đã sinh ra và lớn lên, dù thế nào chăng nữa nước vó của bản mình vẫn là ngon nhất, đậm đà nhất hương vị quê hương, nơi chôn rau cắt rốn:
“Xầu ý rạc hịn, địn khị ý món trong mướng”
(Xấu cũng nước vó, đói khó cũng người trong mường)
Và câu tục ngữ cũng chính là lời kêu gọi người trong mường phải yêu thương, đoàn kết với nhau.