Biểu tượng nước về kinh nghiệm thiên nhiên của người Mường

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 34 - 36)

Trong văn học dân gian dân tộc Mường nói riêng và các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung ln thấm thía sâu sắc sức ám ảnh của biểu tượng nước trong tâm thức dân gian. Những con người miền núi quen sống giữa thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên, yêu thiên nhiên, họ dễ dàng gửi gắm những suy tưởng, tâm tư, tình cảm vào biểu tượng nước. Chính bởi vậy, nước là biểu tượng lớn của văn hóa dân gian các dân tộc ít người.

Việc đề phịng lũ lụt, đốn định thời tiết trong tháng, trong năm được quan tâm nhiều. Đặc biệt đối với cư dân nông nghiệp lúa nước, bán nương rẫy như dân tộc Mường. Người ta ngước nhìn lên bầu trời xem trăng sao, mây gió để phán đốn thời tiết, nhìn cỏ cây hoa lá, nghe tiếng chim mng để đốn định mưa gió, nắng nơi, bão bùng:

“Đầm Đơm rộ hè cạn Bển Bản rộ hè dào Khào Xưa rộ lẳm cả”

(Đầm mường Đôm kêu trời cạn Bến nước mường Bán kêu nước lũ

Khúc sơng mường Xưa kêu thì nhiều cá)

Mường Đơm, mường Bán thuộc xã Định Cư, mường Xưa thuộc xã Xuất Hóa, cùng thuộc huyện Lạc Sơn tỉnh Hịa Bình. Theo lời truyền, trời

đang cạn hay đang nắng bình thường mà những nơi đó trong đêm nghe có tiếng ồ ồ nước kêu thì sẽ xảy ra các điều nói trên.

Người Mường có kinh nghiệm theo dõi lũ lụt để phịng tránh:

“Dào chao chịo hét Qt đơồng thơơng hỏl Chọl c r bưa” (Lũ rửa chân Hét Vét đồng thông ra suối Trụi cỏ không bữa)

Hét, loại chim giống chim sác, hàng năm hễ thấy chúng ra ăn ngồi bãi cạnh sơng, suối thì hết lũ lụt. Trước đó, năm nào cũng có trận lũ to, gọi là lũ lụt rửa chân Hét. Câu dùng để dặn nhau về kinh nghiệm theo dõi lũ lụt hàng năm.

Tục ngữ cũng truyền đạt cách xem nắng mưa của dân gian Mường:

“Bọt rác dầm dè mưa Bọt rác chưa hè dớ” (Bọt nước đen thì mưa Bọt nước chưa thì tạnh)

Họ xem mưa, nắng bằng cách nhìn bọt nước đọng ở các bai ngăn nước trên sơng, suối để đốn định. Qua q trình theo dõi đúc kết họ nêu thành câu tục ngữ để trao đổi, bàn luận về mùa vụ và cấy trồng.

Người Mường cịn đốn định trời mưa qua làn gió thổi:

“Xoỏ ngược coỏ rác mà uổng Xoỏ thuổng coỏ ruộng mà cày” (Gió ngược khơng nước mà uống Gió xuống khơng ruộng mà cày)

Ở vùng giáp chân núi Cái (Trường Sơn), thuộc các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc và n Thủy tỉnh Hịa Bình thường đốn định trời mưa bằng làn gió thổi như vậy. Gió thổi ngược là tính từ phía huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình lên dọc theo núi Cái. Gió xuống là tính từ phía Thạch Bi huyện Tân Lạc thổi xi

phía Nho Quan, Ninh Bình. Câu dùng để bàn luận với nhau trong công việc làm ăn hàng năm.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 34 - 36)