Bảng thống kê số liệu nước và biến thể của nước qua tục ngữ Mường

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 30 - 34)

2.2.1. Bảng thống kê số liệu nước và biến thể của nước qua tục ngữMường Mường

Trong tổng số 1. 683 câu tục ngữ Mường qua khảo sát 2 cuốn Tổng tập

văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam tập 1 (2007) và tập 2 (2008)

của Viện khoa học xã hội Việt Nam do NXB Khoa học xã hội phát hành, có 113 câu tục ngữ về nước nói chung chiếm tỉ lệ 6,7%.

Biểu tượng nước Những biến thể của nước Số lượng câu

tục ngữ 81 câu

Ao Hồ Sông Suối Giếng Vũng 4 câu 1 câu 14câu 8 câu 4 câu 2 câu

32 câu Tổng (tỉ lệ) 71,7% 113 câu (100%)28,3%

* Nhận xét kết quả khảo sát:

Qua bảng khảo sát, ta thấy tổng số lượng câu tục ngữ về nước không nhiều trong tổng số 1. 683 câu tục ngữ Mường nhưng cũng không hẳn là quá ít. Số lượng câu tục ngữ biểu tượng nước là 81 câu, chiếm 71,7%; số lượng

những biến thể của nước trong tục ngữ Mường là 32 câu, chiếm 28,3%. Như vậy, có thể thấy số lượng câu tục ngữ là biểu tượng nước chiếm tỉ lệ cao hơn số câu tục ngữ là những biến thể của nước. Người Mường có tư duy và vốn ngôn ngữ giản đơn, chân thật, thẳng thắn nên họ thường dùng biểu tượng hay hình ảnh nước một cách trực tiếp, khơng có nhiều câu tục ngữ tượng trưng.

Nước gắn bó, gần gũi với lối sống, sinh hoạt của người Mường nên nó có sức ảnh hưởng lớn. Nó quen thuộc đến mức người Mường khi nói về những kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn ni, về tình cảm gia đình, cách đối nhân xử thế hay các vấn đề khác của xã hội thì họ lại mượn hình ảnh nước để nói đến cái mình muốn nói. Thí dụ:

Kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn muông:

“Clêng đồi nhất chim ác

Đỉn rác nhất cả mương mương Clong Mường nhất người mặt mốt” (Trên đồi nhất chim ác

Dưới nước nhất cá mương mương Trong mường nhất người một mắt)

Họ cho ba loại này khôn, nhanh nhạy, láu lỉnh nhất trong ba xã hội: cá, chim muông và con người. Câu cũng để chữa thẹn khi nói mình, châm biếm, mỉa mai khi nói người.

“Dậyl rác phoỏ mậy coỏ rác đôồng” (Nổi nước giếng mới có nước đồng)

Câu nhận định độ mềm của đất, độ có của nước mà cày bừa, cấy trồng cho khỏi lỡ thời vụ. Câu cũng còn dùng để chỉ những gia đình bố mẹ giàu có, ăn nên làm ra, con cái mới có của cải mà kế thừa. Họ dùng câu trên để khuyên răn nhau không nên ỷ lại vào bố mẹ mà tự lập tự cường là hơn.

“Khảng năm nhộn khì rác cẩu

Khảng khẩu nhộn thì rác cẩu đi đồông” (Tháng năm rộn lúc nước đục ngầu

Tháng sáu rộn khi nước đục ngầu đuôi đồng)

Câu từ trong dân ca Mường, hai bên nam nữ hát giao duyên, họ dặn dò nhau vào thời vụ ấy là lúc bận rộn nhất không gặp gỡ luôn được để thông cảm. Về sau họ dùng để nói sự bận rộn sơi sục của mùa vụ tháng năm, tháng sáu bởi xưa kia cấy vụ mùa là chính, vụ chiêm xn cấy ít, do cơng tác thủy lợi chưa phát triển. Câu dùng để động viên nhau tập trung vào vụ mùa và thơng cảm cho nhau khi có trễ nải về điều gì đối với trong họ ngồi làng.

Qua khảo sát, cũng có những câu tục ngữ xuất hiện cả biểu tượng nước và biến thể của nước như sơng. Thí dụ:

“Rác khơơng coỏ khúc Mọl coỏ lúc cơồng khì” (Nước sơng có khúc Người có lúc có thì)

Ở câu này, họ mượn dịng sơng có khúc sâu, nơng, nơi nước chảy xiết, nhơ nước êm ả lững lờ để ví von người tuy gian truân nhưng rồi sẽ có ngày khá giả. Câu của người tự than và người bình luận, họ tự an ủi động viên lẫn nhau.

Cách đối xử trong gia đình, anh em, bạn bè, về lịng người:

“Cẩu côộng là rác phoỏ

Đỏl khoỏ là mọl cloong mường Ơơng ngay thương ớ noỏ” (Đục cũng thể nước giếng

Đói khó cũng người trong mường Ai người thương lấy nó)

Đây là lời ơng bà, cha mẹ dặn con cái, cháu con chọn chỗ gửi thân để cịn giúp nhau khi khó khăn hoạn nạn. Cũng là lời người con gái nói với bạn nữ, trả lời bạn trai, nhất là bạn tình.

“Ủn eng đểng hè xa Đầm nà đểng cạn rác” (Anh em khơng đến thì xa

Câu nói về mối quan hệ bạn bè, anh em do bận bịu lâu ngày không đến chơi thăm để thông cảm. Và cũng dùng để mời mọc đến chơi khi hai bên gặp lại nhau.

“Coỏ khào đoo rác thước đoo lng” (Có sào đo nước Khơng thước đo lịng)

Họ ví bụng dạ con người sâu thẳm hơn sự sâu nơng của sơng nước để nói vấn đề phải hết sức cảnh giác.

Các vấn đề khác trong xã hội như:

“Kéc nậm đầm rêng mọl hal nác Kéc cảng rác rêng mọl hal mường” (Cách bờ đầm nên người hai nơi Cách bờ nước nên người hai mường)

Họ giải thích về sự khác nhau do địa lí và khí hậu, cách sinh hoạt đời sống, phong tục tập quán, tuy chỉ cách nhau đôi chút, để tôn trọng lẫn nhau.

“Kiện cun đùn hỏl” (Kiện cun đùn suối)

Làng cun, lang to nhất trong mường, bên dưới còn lang đạo ở các làng. Trong mường (vùng dân cư) tùy theo mường to, mường nhỏ mà có số làng q nhiều hay ít. Câu nói muốn kiện can phải có của lấp đầy suối, nếu không cũng chết lấp đầy cả suối. Câu nói về quyền lực của lang, đạo ghê gớm như vậy.

Nhắc đến nước thì khơng thể khơng nói đến ao, hồ, sơng, suối bởi nó cũng chính là nước nhưng được gọi với cái tên khác mà thôi. Ở bảng thống kê trên, trong số 27 câu những biến thể của nước mà tơi đã khảo sát thì có 2 biến thể là sông và suối đều được nhắc đến trong cùng một câu tục ngữ. Thí dụ:

- “Cà vến hịn món vến láng”

- “Con moong vến thung vến thà Con cà vến vực vến vôống (Muông thú về rừng về núi Con cá về suối về sông)

Biểu tượng nước và những biến thể của nước được sử dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo và chân thật trong tục ngữ của người Mường. Họ đã đúc kết được những kinh nghiệm vô cùng quý báu, những bản sắc riêng của dân tộc mình, góp phần vơ cùng to lớn vào trong kho tàng tục ngữ văn học dân gian nước nhà.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w