Nước là biểu tượng được sử dụng phổ biến trong tục ngữ Mường

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 66 - 67)

- “Khơồng cị ngưới đưa cơm đưa rạc, chệt cò ngưới vạc

1.Nước là biểu tượng được sử dụng phổ biến trong tục ngữ Mường

Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em cùng chung một mẹ Âu Cơ sinh ra, mỗi dân tộc mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng. Dân tộc Mường là một trong 54 dân tộc mang những nét phong cách, đặc trưng trong văn hóa văn nghệ và đặc biệt là trong văn học dân gian đã có từ hàng nghìn năm nay.

Tục ngữ mang những giá trị to lớn thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết, lao động sản xuất, ứng xử văn hóa của con người trong cuộc sống. Là những câu nói được đúc kết một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ thuộc và được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Trong kho tàng văn học dân gian Mường, tục ngữ là một loại nghệ thuật được quan tâm khá nhiều. Hoạt động sản xuất của dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Mường nói riêng là nền nơng nghiệp lúa nước, cây lúa là cây lương thực chính. Bởi vậy mà nước có vai trị rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và canh tác nơng nghiệp của người Mường. Có lẽ từ lí do đó mà biểu tượng nước bước vào thể loại tục ngữ một cách rất tự nhiên, gần gũi.

Con người nói lên những kinh nghiệm về thiên nhiên, những thay đổi của thời tiết qua biểu tượng nước và sử dụng những hình ảnh nước để răn dạy con cháu cách trồng trọt, chăn nuôi, cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau một cách rất chính xác, đúng đắn, bổ ích với con cháu đời sau khơng chỉ xứ Mường mà còn cần thiết cho cả các dân tộc khác trong cộng đồng người Việt.

Xã hội ngày càng phát triển, con người tiếp cận với những cái mới, những công nghệ khoa học tiên tiến và thấy hứng thú với chúng nhưng các câu tục ngữ Mường vẫn luôn đúng đắn và quan trọng bởi đó là những kinh nghiệm, túi khơn dân gian truyền lại. Thế hệ trẻ dân tộc Mường cần phải tiếp thu, gìn giữ và phát triển nền văn học xứ Mường, trong đó phải kể đến tục ngữ.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 66 - 67)