Người Mường có truyền thống trồng lúa nước và nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong canh tác nơng nghiệp, quyết định sự thành bại của một mùa vụ. Theo thời gian, người Mường đã tích lũy được những kinh nghiệm trong việc sử dụng nguồn nước canh tác phù hợp với tình hình kinh tế địa phương và tục ngữ được nhân dân gửi gắm những kinh nghiệm quý báu về canh tác nơng nghiệp.
“Làm cơm phải có mó Làm ló phải có nước”
Để nấu cơm điều hiển nhiên là phải có nước thì mới có thể nấu được. Cũng như vậy, khi làm ruộng đồng, làm lúa cũng phải có nước. Trong sản xuất nơng nghiệp, người ta phải “trơng mưa, trơng gió, trơng ngày, trơng đêm”, ở đâu cũng phải đầy đủ “tứ pháp bảo” là “nước, phân, cần, giống” thiếu một trong bốn yếu tố này thì khơng thể làm ruộng đồng được. Nước là yếu tố hàng đầu trong canh tác nông nghiệp: “Mấn rng nhật rạc nhí phân, đi kiến
nhật ngân nhí lỳ” (Làm ruộng nhất nước nhì phân, đi kiện nhất ngân, nhì lý).
Ở những khu vực ven sơng, suối, người Mường thường dùng các guồng nước (cọn nước) để lấy nước vào ruộng. Guồng được làm bằng các vật liệu sẵn có trong rừng như gỗ, tre nứa, song mấy. Cấu tạo của guồng bao gồm đập chắn dòng chảy để tạo năng lượng đẩy máy quay, máng chuyển nước và các ống chứa nước. Đập chắn dòng chảy thường làm bằng đá xếp lại với nhau khơng cố định, đập có thể mở rộng, cơi cao hoặc thu hẹp tùy theo lưu lượng nước trong dòng chảy và nhu cầu tốc độ bánh quay cung cấp nước lên ruộng. Bánh quay có cấu trúc như vành xe đạp với các vật liệu gỗ, tre, song mây đan xen vào nhau rất chắc chắn. Trục quay được làm với các loại gỗ tốt như trai, nghiến được lấy trên núi đá; vành bánh quay được cuốn bằng cây song đá. Máng chứa nước được làm bằng cây thân gỗ bổ đôi, khoét rỗng ruột, người
Mường cho rằng, máng chuyển nước được làm bằng thân cây cọ là tốt nhất, vừa bền lại vừa chịu được điều kiện ẩm ướt. Ống chứa nước làm từ các loại ống bương, ống nứa, ống tre già chặt vát, nhẹ, có khả năng chứa nước và dễ thay thế khi hỏng. Mỗi một guồng nước như thế có thể cung cấp đủ nước tưới cho một mẫu ruộng. Nước được guồng lên, sau đó đưa vào hệ thống mương máng và dẫn vào ruộng. Hệ thống mương máng này bao gồm:
Mương: là những đường dẫn nước vào ruộng, có thể chạy men theo sườn đồi, sườn núi hoặc dọc những khu vực đồng lúa, vừa cung cấp nước khi trồng trọt vừa tiêu thốt nước khi có mưa lũ. Mương có thể đào chìm hoặc đắp nổi với nguồn nước lấy từ phai (pai, bai).
Phai: là đắp đập chắn ngang dòng nước, làm cho nước dâng cao và chảy vào các mương đào sẵn. Nếu như suối to, nước chảy mạnh, người ta dùng cọc gỗ, tre nứa, đất đá để ngăn nước gọi là đắp đập. Ngày nay các đập chủ yếu được xây bằng gạch và xi măng. Mương của người Mường thường nhỏ nên phai cũng nhỏ, ở những ruộng bậc thang và ruộng cao, hệ thống máng nước bằng ống nứa được sử dụng để đưa nước suối, nước khe vào ruộng. Trước kia, người dân ven sơng Bưởi cịn lấy tre nứa và dây rừng làm thành những cọn nước để đưa nước vào ruộng.
Hạnh: là hệ thống dẫn nước nhỏ đắp bờ hai bên để lấy nước từ mương bai vào các cánh đồng. Khi đưa nước tới từng thửa ruộng, đồng bào dùng cuốc khơi rãnh ở bờ hạnh, gọi là tạng, khi đủ nước thì bỏ tạng đi và đắp đất lại.
Tuy nhiên, hiện nay cịn rất ít nơi sử dụng cọn nước vì hiệu quả kinh tế rất thấp. Người ta mất nhiều công sức để tạo nên cọn nước nhưng chỉ dùng được một vụ vì phần lớn cọn nước bị lũ cuốn trôi khi vào mùa mưa và lượng ruộng được tưới cũng không nhiều. Người Mường chủ yếu đắp đập ngăn để nước suối dâng lên tràn vào mương và đi đến các chân ruộng.
Làm ruộng mà khơng có đủ nguồn nước thì hiệu quả kinh tế đạt được sẽ không cao. Trong quan niệm của người Mường, nguồn nước còn thể hiện sự giàu nghèo của làng. Làng nào có nguồn nước dồi dào sẽ được trù phú,
giàu có, có của ăn của để, đời sống sung túc, nếu nguồn nước cạn kiệt thì làng đó sẽ nghèo đói, cùng kiệt:
“Nhá giấu mấn ăn phải bứng lơ vị
Nhá địi nhá khị mấn ló phải bứng rạc soi” (Nhá giàu làm ruộng gặp nơi mạch vó Nhá đói khó cấy lúa phải chốn nước soi)
Người Mường đặc biệt chú trọng đến công việc canh tác nơng nghiệp để có đủ nguồn nước cho ruộng đồng:
“Làm ruộng phải đủ nước
Làm rẫy phải dắt cỏ giác trồng khoai Ngày mai cháu con ta đỡ đói”
Nguồn nước q giá vơ cùng, nhờ có nước con người mới làm ra được những hạt gạo trắng ngần, thơm ngon. Đời trước mà chú tâm vào việc sử dụng nước trong nơng nghiệp thì đời sau sẽ “đỡ đói”, được ấm no, sung túc. Bên cạnh đó, những thế hệ sau cũng phải gìn giữ và phát huy những giá trị của nước.