Tục tế thần nước

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 61 - 66)

- “Khơồng cị ngưới đưa cơm đưa rạc, chệt cò ngưới vạc

3.4.2. Tục tế thần nước

Đối với người Mường, tín ngưỡng giữ vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần. Nước là sự sống của con người, mang lại nhiều lợi ích cho con

người. Nhưng nếu chẳng may gặp năm bị lũ lụt, nước tràn lên ngập hết cả bờ các con suối, con sông, ngập hết cả đồng ruộng mênh mơng nước trắng xóa. Đồng ruộng khơng cịn tháo cho nước chảy đi đâu được nữa, nước úng ngập cây lúa chết thối, khơng cịn thu hoạch được nữa. Nước chảy to quá nông dân cũng bị mất mùa. Người nông dân chỉ phụ thuộc vào ruộng lúa mà lại bị mất mùa, chỉ một năm bị mất mùa làm nhiều năm sau mới có thể phục hồi cho nên sinh ra đói nghèo, đời sống thiếu thốn khó khăn. Khi người ta đã đói trong nhà cịn ít đồ đạc, vải vóc gì đều phải mang đi bán hết để mua thóc giá đắt về ăn. Đem đồ đạc đi bán cũng khó có người mua. Gia súc, gia cầm thịt dần rồi cũng sẽ hết, mà khơng có thóc gạo thì cũng khơng có gì để ni gia súc, gia cầm. Rồi vào rừng đào củ mài, củ sắn cũng không đủ ăn cho biết bao con người trong làng. Kiếm măng rừng, rau rừng, ăn mãi cũng không chịu được, chỉ là ăn tạm để sống sót qua nạn đói. Thậm chí, có những khi lũ ập lên khơng chỉ làm ngập hết đồng ruộng mà lũ quét còn cuốn sạch cả nhà, của cải trơi sạch, gia súc thì chết hết, người cũng thiệt hại đau đớn. Bão to, lũ lụt là một thảm họa đối với người dân.

Ở nhiều nơi mùa khô kéo dài, nước cho trồng trọt và chăn nuôi cạn kiệt, nước ăn uống, sinh hoạt cho nhân dân vô cùng khan hiếm. Nhân dân phải bỏ hết mọi việc để đi tìm nước, “cõng” nước về nhà phục vụ ăn uống với mức tối thiểu. Nhiều hộ hàng ngày phải đi xa 4 – 8km, vượt núi cao, đèo sâu để “cõng” nước, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tối thiểu. Chính vì những lí do trên mà các dân tộc thiểu số phải thực hiện những nghi lễ tế thần nguồn nước. Người Mường có tục lệ tế đảo vũ (lễ cầu mưa): Năm nào trời hạn nhiều làng tổ chức tế đảo vũ. Ông từ phải làm sớ khấn cầu mưa, nghi thức tế cũng giống tế thần nhưng đảo vũ phải tế cả sớm mai, chiều tối. Lễ liên tiếp trong ba ngày liền, các cụ kể lại rằng lần nào lễ xong cũng được trời mưa.

Tục tế này giúp cho con người có trách nhiệm hơn đối với việc giữ gìn nguồn nước sạch và thể hiện thái độ tôn thờ thần nước.

Nước là biểu tượng cho sự trong sạch. Nguồn nước khơng chỉ để tắm sạch những bụi bẩn bên ngồi thân xác con người mà nó cịn gột rửa được mọi sự bẩn thỉu, xấu xa trong tâm hồn con người: “Nhọ xuống suối cũng

sạch” hay như câu tục ngữ: “Ngọn lửa làm sạch, dịng nước làm quang”. Có

lẽ bởi thế nên nhiều người khi gặp phải những oan ức thì lại muốn gieo mình xuống sơng để minh chứng rằng mình vơ tội. Dịng nước chảy trong mát như thể hiện cho tâm hồn thanh khiết của con người.

Các nghi lễ cúng thần nước chính là hình thức thiêng hóa khá phổ biến và lâu đời trong đời sống dân gian Mường. Tín ngưỡng thờ mó nước (vó rác) là xuất phát từ nền văn hóa lúa nước và sống ở miền núi nên các nguồn nước, mạch nước có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người Mường. Tại xã Mỹ Hịa, huyện Tân Lạc xưa có tục thờ thần mưa (ma khú). Hàng năm, cứ vào dịp cây lúa hoặc khi thời tiết không thuận lợi, người dân lại tổ chức lễ cúng cầu mưa thuận gió hịa để việc trồng cây, canh tác được thuận lợi.

Những làng Mường ở ven sơng, suối lớn ở huyện Kim Bơi, Hịa Bình hàng năm đều tổ chức lễ cúng bến nước. Già làng cùng trưởng thôn huy động dân làng dọn dẹp sạch sẽ khu vực nguồn nước. Chi phí cho tổ chức lễ cúng nguồn nước do các hộ trong làng đóng góp. Lễ vật bao gồm lợn, gà, rượu cần và các loại bánh truyền thống của người Mường. Thầy mo chủ trì buổi lễ, lễ cúng có ý nghĩa mong muốn cho nguồn nước luôn dồi dào, trong sạch.

Người Mường ở Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa có một nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng thần nước, đó là tín ngưỡng cầu mưa. Vào mùa hè, khoảng 2 – 3 tháng khơng có mưa, ruộng đồng khơ hạn thì người Mường làm lễ tế thần cầu mưa. Dân các làng ở Cẩm Thành phải rước kiệu mời thần xuống đình chiềng Đơng (nơi ở của lang đạo – chiềng Trám) để tế lễ bằng cách đánh trống suốt ngày đêm cầu cho có mưa. Một số làng có nước chảy quanh năm, nhưng khi các làng trong tồn Mường làm lễ thì người dân ở đó cũng phải rước thần xuống đình chiềng Đơng để tế lễ. Ngồi ra, người Mường ở Cẩm Thành cịn có tục lệ cúng gà trắng cho thần sông nước. Xưa kia ở các làng

Mường nếu mó nước ngừng chảy thì phải chuẩn bị một mâm cơm, trong đó phải có một con gà trống trắng, đem cúng tại mó nước cầu xin thần nước cho nước chảy trở lại.

* Tiểu kết chương III

Đối với tất cả mọi sinh vật sống trên Trái Đất đều không thể sống thiếu nước. Tầm quan trọng của nước đã được nói đến rất nhiều trong các diễn đàn hay những lời kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ nguồn nước sạch không bị ô nhiễm và tiết kiệm nước, nguồn tài nguyên quý giá. Trong tục ngữ Việt nói riêng và trong văn học nghệ thuật nói chung đều mang hình ảnh những dịng sơng bến nước của nước nhà vào những câu thơ, câu văn. Và cũng được rất nhiều những nhà nghiên cứu lớn tìm hiểu về văn học dân tộc Kinh. Tục ngữ cũng vậy, họ tìm hiểu những cách ứng xử của con người Việt với nguồn tài nguyên nước. Còn đối với việc người Mường ứng xử với nước như thế nào trong tục ngữ Mường thì dường như rất ít người nói đến, nghiên cứu. Nước đối với người Mường là tài nguyên vô tận, quý giá, là vật báu trời cho nên người Mường cũng rất có ý thức giữ gìn.

Tục ngữ Mường đã đúc kết lại những kinh nghiệm, những điều khuyên răn con người cách ứng xử với nước từ ngàn đời nay. Và con người xứ Mường xử thế với nước như thế nào được thể hiện rõ qua những câu tục ngữ Mường, nguồn nước với người Mường có ý nghĩa:

Nước là biểu tượng thiêng liêng bởi do cấu tạo địa hình địa lí đã cho người dân xứ Mường ở nơi có nhiều sơng, suối, có mạch nước ngầm để dùng trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

Nước là biểu tượng tự nhiên bởi đó là tài nguyên có sẵn từ thiên nhiên. Thời xưa, con người sống phụ thuộc vào thiên nhiên, có nguồn nước sạch, có các vó nước quanh năm đầy nước thì họ thoải mái dùng đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Ngày nay, người Mường đã biết đào giếng khơi để dùng nên mỗi hộ gia đình thường có giếng dùng riêng chứ không phải cả làng dùng chung một, hai giếng nước như trước kia nữa.

Nước là nguồn sống của không chỉ con người mà là của tất cả mọi sinh vật. Khơng có nước thì Trái Đất cũng khơng thể tồn tại.

Dân tộc Mường luôn mong muốn cuộc sống của bản làng mình được sung túc, ấm no, phát triển. Muốn vậy, yếu tố thiên nhiên rất quan trọng, quyết định cuộc sống của con người bởi nước ta là một nước nông nghiệp trồng lúa nước nên đã nảy sinh ra những tục lệ tế thần nước nhằm cầu mưa thuận, gió hịa.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w