Trong cuốn “Truyện cổ Mường Voong” do Cao Sơn Hải – Cao Chí Sơn sưu tầm, biên soạn, giới thiệu có nói đến một số sự tích về nguồn nước của người Mường.
2.2.4.1. Sự tích vó làng Chiềng
Xưa ở làng Chiềng mường Voong có người tên là Cao Thuật. Ban ngày ơng thường làm việc đồng áng, nương rẫy. Đêm đến ơng hay đi kéo vó ở các khe suối xung quanh vùng.
Một hơm, trời tối đen như mực, ơng đưa vó xuống kéo cá ở một vũng sâu. Đêm đã khuya mà chưa được một con cá nào cả. Ơng định ra về thì được một quả trứng to như trứng vịt. Ơng đang tìm cá tơm lại được trứng, nên ơng thả rồi đi chỗ khác. Lần thứ hai nhấc vó lên, quả trứng nằm gọn trong vó, ơng lại bỏ đi, đến lần thứ ba ông không đành bỏ nữa và cho quả trứng vào giỏ. Từ
lúc đó trở đi các mẻ vó kéo lên đều được nhiều cá. Ông trở về nhà đặt trứng vào ổ cho gà ấp. Bỗng một hơm ơng nghe tiếng gà tác, nhìn vào ổ gà ơng thấy một con rắn nhỏ nhưng có mào khác lạ. Ơng ni con rắn. Lúc nhỏ ơng bắt tơm cá về cho nó ăn. Lớn lên, nó cuốn trên cái mai, cái bắp cày, ơng vác nó ra đồng đi kiếm mồi. Khơng lâu sau, nó khơng cịn cuốn vào cái mai nữa mà ơng Thuật đi trước nó trườn theo sau. Cái mào ngày càng đỏ. Càng lớn, nó trườn trên đường làm cho dân mường sợ hãi. Có người xui ơng tìm cách giết nó đi để người ta đỡ sợ. Một hơm, ơng đang dùng mai để xén bờ ruộng, lừa dịp nó kiếm ăn gần đấy, ơng xán cho nó một nhát mai. Lát mai định xán vào đầu nó nhưng lại trật ra đi. Nó quay lại định cắn ơng, ơng vội nói:
- Bố mỗi năm mỗi già, mắt kém nên nhầm đấy thôi, bỏ lỗi cho bố. Cái đi của nó được chơn cất cẩn thận (cách đây chưa lâu ở làng Chiềng người ta cịn chỉ ra cái mộ đi con rắn). Từ đấy trở đi người ta gọi con rắn là “ơng Cụt”.
Ơng Cụt giờ đây đã to lắm rồi, ông tự đi kiếm ăn. Đêm về nằm một khoanh dưới gầm nhà. Mỗi khi đi kiếm ăn thì phát ra tiếng phì phì, trườn đi rung cả đất, người làng sợ khiếp vía. Có lần ơng bố ni nói:
- Bây giờ con đã lớn, ở đây suối khe không lớn, bố đưa con ra sông Mã để con chọn nơi đậu lại!
Con rắn gật đầu. Thế là hơm sau, bố ni đi trước nó trườn theo sau. Đến vực Gầm trên sơng Mã thả nó xuống, ơng đợi trên bờ. Nó lặn sâu xuống đáy vực. Khi lên trơng thấy bố ni, nó lắc đầu. Con rắn lại theo bố ni về nhà. Hôm khác, ông lại đưa ra vực Mổ trên sơng Mã, nó lại trườn xuống vực. Khi lên bờ, cũng như lần trước nó lại lắc đầu. Ơng đưa nó trở về nhà, có người mách ơng rằng thử đưa nó ra vực Cả xem sao. Ơng lại đưa con rắn đi. Đến nơi, con rắn trườn xuống vực, ơng thấy nước tung tóe lên, nổi bọt đục ngầu. Lần này, con rắn ở dưới nước lâu hơn mọi khi. Đến lúc nó ngoi đầu lên, nhìn thấy bố ni, nó gật đầu, ơng chào nó, trước khi về ơng dặn rằng:
Mấy ngày sau ở làng Chiềng tự nhiên tối sầm, giữa làng đùn lên hai vó nước. Nước chảy ngày càng mạnh, cá tơm tn theo dịng nước. Người ta phải dỡ bảy ngôi nhà sàn lớn để ngăn bớt nước. Hai vó nước này đủ cho cả làng dùng quanh năm, lại cịn đủ nước tưới cho cánh đồng, khơng bao giờ cạn. Mùa đông nước bốc hơi ấm, mùa hè mát rượi. Cạnh giếng người ta làm đền thờ con rắn.
Từ sự tích này dân gian đã có câu tục ngữ: “Vổn vổn rạc vò Voong” (Ùn ùn đùn lên như nước vó Voong). Đơi vó nước này gắn liền với huyền thoại con rắn trả nghĩa cho người ni mình.
2.2.4.2. Sự tích vó nước Ang Nàng
Xưa ở đất mường Voong có một anh nhà nghèo, mồ cơi cha mẹ từ nhỏ. Lớn lên anh phải đi ở cho nhà lang đạo. Anh làm việc siêng năng, chăm chỉ. Chăn trâu, bò chưa thiếu con nào. Thức khuya dậy sớm làm việc không thể chê vào đâu được. Lớn lên anh thành một chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú. Theo các bạn trong làng anh học thổi sáo ôi, đàn môi. Tiếng sáo của anh lúc cất lên ai cũng ngừng nói cười, ngừng việc để nghe. Nhiều cơ gái trong làng mê tiếng sáo của anh. Tiếng sáo của anh vút lên trong đêm khuya trăng tỏ, suối như ngừng chảy, gió như cũng lặng để nghe. Tiếng sáo ấy làm cho cô con gái nhà lang nao lịng. Cơ là con gái thứ ba của nhà lang, nên thường gọi là nàng Ba. Nàng Ba đẹp, người ta thường bảo đẹp như “mái nàng”. Má trắng hồng. Nàng có búi tóc to dày, lúc thả dài chấm gót. Những đêm trăng nghe tiếng sáo của chàng người ở, nàng không ngủ được, nhưng im tiếng sáo nàng lại nhớ. Nàng Ba đã có nhiều trai đạo các mường quanh đó dạm hỏi. Nhưng chỗ thì nàng khơng ưng, chỗ thì nàng khơng muốn. Ngày qua tháng lại, nàng đem lòng yêu mến anh chàng người ở. Đã có nhiều đêm trăng cơ lén đi nghe sáo và cũng có lần họ nói chuyện với nhau. Rồi cha nàng Ba cũng biết được, ông tức giận đuổi chàng người ở ra khỏi nhà. Anh phải làm một túp lều ra cạnh làng để ở.
Việc làm của lang đạo khơng ngăn được tình u cuả họ, trái lại càng làm cho trở nên đằm thắm và họ đã thề ước cùng nhau. Lúc ấy có một nhà
lang ở một mường khác, giàu có, quyền hành rất lớn đến hỏi nàng cho đạo cả nhà lang. Cha nàng rất ưng và nhận lời. Nhưng nàng Ba khơng bằng lịng. Lang rất tức nhưng chưa biết làm thế nào. Lúc ấy có người mách lang rằng, nàng khơng ưng ai vì đã phải lịng chàng trai nghèo. Lang càng bực vì con gái khơng biết nghe lời cha, bỏ nơi quyền thế, giàu có đi u một anh chàng nghèo khổ, mồ cơi. Lang giận con gái bao nhiêu lại càng thù ghét chàng mồ cơi bấy nhiêu. Nhưng dù lang có buồn bực, giận dữ bao nhiêu, đơi trai gái ấy vẫn khơng lìa nhau. Đang lúc chưa biết cách gỡ ra thế nào, có người nói nhỏ vào tai lang. Lang bèn địi chàng trai nghèo đến mà bảo rằng:
- Mày muốn con gái ta, đáng lẽ ta bắt vạ mày. Cái ngữ nhà mày đâu đáng làm con rể nhà ta. Nhưng mày đã thế tao thách mày chạy một mạch lên đến ngọn núi kia. Lên được, còn sống ta gả con gái cho, chết thì kệ mày!
Anh cịn đang chưa biết nghĩ sao vì đây là ngọn núi cao nhất vùng, lại rất dốc, trèo lên đã mất nửa ngày, còn mệt lử đi huống chi chạy, khơng chết vì mệt, vì đứt ruột cũng chết khát, chưa ai làm được. Đây chính là kế độc mà người nọ đã mách cho nhà lang. Với mưu trí này chàng trai sẽ khơng mang tiếng giết con dân trong mường, cuối cùng lang vẫn gả được con gái cho nhà lang giàu có và thế lực kia.
Chàng trai đang phân vân thì nàng Ba đưa mắt ra hiệu như bảo cứ nhận lời đi. Anh đã nhận lời.
Ngày chàng thực hiện lời hứa, từ sáng sớm người ta kéo đến đơng nghịt ở chân núi. Người thì lo lắng cho anh, người đến để động viên, còn các lang đạo, chức sắc đến để chứng kiến cái chết của chàng trai và sự đắc thắng của lang. Dứt hồi cồng chàng trai chạy ngược lên núi, lần lượt qua các chặng, càng vượt lên càng khó. Lên mãi, lên mãi bỗng chàng nhìn thấy cánh tay nàng Ba như đón rước chàng. Đến nơi, chàng vừa hết hơi vừa khát khơ miệng thì lập tức nàng Ba xổ búi tóc ra, nước tn từ búi tóc dày xuống tảng đá lún sâu thành một cái ang nước, chàng ngụp miệng vào uống bao nhiêu vẫn không cạn. Chàng tươi tỉnh trở lại, đứng lên. Hai người đứng bên nhau trên đỉnh đồi
cao chót vót nhìn xuống như chào mọi người. Ngày nay, ang nước trên núi ấy vẫn còn, đời đời nước trong vắt, người đi săn, đi củi đến đó hễ uống vơi nước lại đùn lên khơng bao giờ hết, như tình u thương của đơi trai gái ấy khơng bao giờ cạn. Người ta gọi đó là vó nước Ang Nàng.
2.2.4.3. Truyện Nước kẻ già – ma kẻ đủ
Năm ấy trời nắng hạn gay gắt, đã tám tháng, từ tháng mười năm trước đến tháng sáu năm sau khơng có một giọt mưa. Tất cả ao hồ và giếng trong vùng đều khô cạn. Hàng ngày người ta chỉ lo việc đi kín nước, phải ra tận sơng mới có nước để kín và có tắm giặt cũng phải đến sông. Số nước lấy được chỉ dùng để nấu ăn và uống, ngoài ra cấm ngặt các loại chi dùng khác.
Trong hồn cảnh thiếu thốn khắc nghiệt đó thì trong mường lại xảy ra đám tang lớn: Lang Cun chết. Cả mường phải tập trung lo việc đưa đám. Nghe tin các mường lân cận đến chia buồn cứ từng đoàn, từng đoàn nhiều hướng đổ về. Người ta phải ngả trâu, bò, lợn để làm cỗ cúng và đãi khách: Gạo và thịt thì khơng đáng ngại, lo nhất vẫn là nước lã để chi dùng. Nhà giàu thì dùng xanh bốn quai để chứa nước. Nhà nghèo thì dùng các ống bằng cây bương vừa là phương tiện để vận chuyển vừa làm chỗ chứa để dùng dần. Lúc này những xanh to của nhà lang đã đưa hết ra để chứa nước nhưng cũng chả thấm tháp gì cho việc chi dùng. Thế là hàng chục người chia thành các tốp lần lượt đi qua mường Già ra sông vác nước suốt ngày, đêm. Vài ngày đầu thì chưa có tiếng ra tiếng vào gì, sang đến ngày thứ sáu, thứ bảy đã có nhiều người chán việc, tuy khơng ai dám bỏ. Thấm nỗi cực nhọc vì nắng nơi và đường xa có người phàn nàn: “Đúng là nước kẻ Già, ma kẻ Đủ” câu nói ấy đã trở thành giai thoại trong các buổi trò chuyện sau này khi nói đến đám tang nọ và đối với người ở xa tới, nhất là ở miền xuôi lên mới nghe cũng dè chừng với cái vùng “ma thiêng nước độc” này.
Những sự tích và truyện kể dân gian trên đây là nguồn gốc của các địa danh vó nước của dân tộc Mường. Trong dân gian thường truyền tụng lại với nhau từ đời này sang đời khác cho con cháu nghe về gốc gác, sự kì diệu của
nguồn nước cho thấy sự tâm linh, tôn thờ thần nước của người Mường. Và nước trở thành biểu tượng của xứ Mường.