Sự khác nhau

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 47 - 51)

- “Khơồng cị ngưới đưa cơm đưa rạc, chệt cò ngưới vạc

2.3.2.Sự khác nhau

2.3.2.1. Về nội dung

Tục ngữ Việt được biết đến và sử dụng nhiều hơn tục ngữ Mường bởi tiếng Việt là tiếng phổ thông. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu tục ngữ Mường ít hơn nghiên cứu về tục ngữ Việt.

Biểu tượng nước trong tục ngữ Mường thường có nhắc đến địa danh

“Đầm Đôm rộ hè cạn Bển Bản rộ hè dào Khào Xưa rộ lẳm cả”

(Đầm mường Đôm kêu trời cạn Bến nước mường Bán kêu nước lũ

Khúc sông mường Xưa kêu thì nhiều cá)

Mường Đơm, mường Bán thuộc xã Định Cư, mường Xưa thuộc xã Xuất Hóa, cùng thuộc huyện Lạc Sơn tỉnh Hịa Bình.

Theo lời truyền, trời đang cạn hay đang nắng bình thường mà những nơi đó trong đêm nghe có tiếng ồ ồ nước kêu thì sẽ xảy ra các điều nói trên.

Hay câu tục ngữ Mường:

“Cơm rếp mường Cói vạnh reeng chạc đang Cơm rếp mường Cáng vạnh rêng chạc clu Lảo đôồng Rù chuông rêng bái bá

Rác voỏ Rá oỏng đá cơm Rác voỏ Bờm oỏng đá keng”

(Cơm nếp mường Cổi bện nên dây dang Cơm nếp mường Cảng bện nên dây thừng Nứa đồng Rù dệt nên vải màn

Nước giếng Rả uống bỏ cơm Nước giếng Bờm uống thay canh)

Mường Cổi là một xóm của xã Bình Chẩn, mường Cảng một xóm thuộc xã Bình Cảng, đồng Rù thuộc xóm Chiềng Trào xã Liên Vũ, giếng Rả thuộc xóm Rả xã Yên Phú là các địa danh thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình. Những nơi đó có đặc điểm trên trở thành nổi tiếng trong vùng mà có câu nói vậy.

Sơn La, Hịa Bình là địa danh nơi người Mường tập trung sinh sống nên có câu tục ngữ:

“Rác Sơn La ma Hịa Bình” (Nước Sơn La ma Hịa Bình)

Câu nói về hai tỉnh Sơn La và Hịa Bình là nơi ma thiêng nước độc. Bởi là nơi sống trên các thung lũng có nhiều đồi núi cao, thấp, cây cối âm u rậm rạp có độ ẩm cao, thời tiết khắc nghiệt, nóng lạnh thất thường, lại có những cây có chất độc hại đối với con người như cây han cây đán, ai gặp phải thì bị lở ngứa như lở sơn. Câu thường dùng ở người miền xuôi lên làm ăn, họ nhắc nhau để phịng tránh.

Hình ảnh sơng Bờ, nơi thắng cảnh q hương của người Mường ở Hịa Bình:

“Clai đểng ni hảo lại Mại đểng ni oó hảo vềl

Clai đểng khơơng Bờ hảo lại Mại đểng khơơng Bờ hảo vềl” (Trai đến đây không muốn lại Gái đến đây không muốn về Trai đến sông Bờ không muốn lại Gái đến sông Bờ không muốn về)

Câu nói về đất nước quê hương giàu đẹp, con người mến khách. Nơi có phong trào hát giao duyên và hội hè, những trai thanh gái lịch đầy quyến rũ. Câu dùng trong hát giao duyên, họ đưa nhau đi ngắm cảnh và ca ngợi nơi giàu đẹp đông vui ấy.

Nước mường Mo là đặc trưng văn hóa của người Mường được thể hiện trong câu tục ngữ. Khi nói về nguồn nước của người Mường khơng thể khơng nói đến:

“Nước mường Mo, lúa mường Đòn”

Những câu tục ngữ Việt hầu hết là những hình ảnh tượng trưng về nước, dùng hình ảnh nước để nói về thiên nhiên, lao động sản xuất, tình bạn tình thầy trị, quan hệ gia đình, cội nguồn, quan hệ nhân quả,... chứ hầu như khơng nói về các địa danh sơng nước như ở trong tục ngữ Mường.

2.3.2.2. Về hình thức

a. Các dạng câu 6 – 8 (chẳng hạn: Ta về ta tắm ao ta – Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn; Con nhà có cố có ơng – Như cây có cội như sơng có nguồn;

Non cao ai đắp mà cao – Sông sâu ai bới ai đào mà sâu) ở tục ngữ Việt hầu như khơng tìm thấy ở tục ngữ Mường. Loại vần cách bốn, năm tiếng ở tục ngữ Việt phong phú hơn so với tục ngữ Mường.

b. Một khác biệt nữa giữa tục ngữ Việt và tục ngữ Mường là tục ngữ Mường ít dùng lối nói ẩn dụ, lối nói quá cũng hạn chế hơn so với tục ngữ Việt. Tục ngữ Mường có số lượng câu một nghĩa (nghĩa đen) nhiều hơn số lượng câu có hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng). Chẳng hạn như câu tục ngữ: “Tiệc vôống rạc troong cho con vôộc lối” (Tiếc khúc suối trong để con

vọc lội) là câu tạo nghĩa bóng (qua lối chuyển nghĩa ẩn dụ). Nhưng số lượng

những câu như vậy không nhiều bằng tục ngữ Việt.

* Tiểu kết chương II (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu tượng không phải là mới mẻ trong nghiên cứu tục ngữ nhưng vì là một dân tộc thiểu số nên tư liệu về biểu tượng nước trong tục ngữ của người Mường chưa được tìm hiểu nhiều mặc dù nước rất quan trọng và được chú trọng trong tri thức địa phương.

Tầm quan trọng của nước rất đáng kể, phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, trong chăn nuôi, sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Nước là biểu tượng để nhân dân sáng tác ra những câu tục ngữ về kinh nghiệm thiên nhiên, về canh tác nông nghiệp.

Tục ngữ Mường và tục ngữ Việt khá là giống nhau về nội dung vì hai ngơn ngữ này có chung nguồn gốc, thuộc nhóm ngơn ngữ Việt – Mường, họ Nam Á, tuy nhiên thì hình thức diễn đạt mang những đặc trưng riêng, thể hiện nét văn hóa, nền văn học của từng vùng miền rất độc đáo. Qua phân tích tục ngữ Mường ta thấy được suy nghĩ, tư duy, cách sống của người Mường rất giản dị, thẳng thắn, chân thật và biểu tượng nước luôn được khắc sâu trong tâm khản con người. Khi nói về những kinh nghiệm đúc rút ra trong cuộc sống, người Mường luôn khéo léo vận dụng biểu tượng nước vào trong tục ngữ bởi nước ln gắn bó, gần gũi với con người, mang lại nhiều lợi ích nếu chúng ta biết sử dụng nguồn nước một cách đúng đắn, hợp lí.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 47 - 51)