Việc quản lí nguồn nước, cơng tác thủy lợi của người Mường

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 59 - 61)

- “Khơồng cị ngưới đưa cơm đưa rạc, chệt cò ngưới vạc

3.3.Việc quản lí nguồn nước, cơng tác thủy lợi của người Mường

Việc quản lí nguồn nước truyền thống của người Mường được tổ chức theo xóm. Mỗi khúc sơng, đoạn suối, mó nước ở địa phận xóm nào là do xóm ấy trực tiếp là thổ lang xóm đó cai quản. Các xóm đều có những quy định riêng về bảo vệ và giữ gìn các nguồn nước.

Theo Nguyễn Từ Chi: Do chế độ nhà lang gắn liền với việc quản lí đất đai, đặc biệt là ruộng nước, nên thủy lợi là vấn đề được tầng lớp quý tộc này rất quan tâm. Có ý kiến cho rằng, vì u cầu cuả việc điều hịa về mặt thủy lợi, đòi hỏi một vai trị của người lãnh đạo (lang cun) trong Mường, có uy quyền bao trùm cả thung lũng để có thể liên kết các làng. Trong cuộc họp đầu năm tại nhà lang cun, vấn đề thủy lợi là vấn đề duy nhất được đem ra bàn thảo để rà sốt xem có cần bổ sung hay chỉnh sửa các đoạn mương, phai... hay không.

Theo Hà Văn Linh: Các xóm đều có quy định cấm không được phá hoại mương phai, không được tự ý xả nước ruộng để bắt cá, các hộ ruộng dưới không được tự ý tháo nước ở ruộng trên khi chưa được sự cho phép của chủ ruộng trên. Người Mường ở Thanh Sơn ngày trước quy định, cấm không được làm hỏng mương phai hoặc tự ý tháo cạn nước để bắt cá, nếu ai làm hỏng phải đắp trả lại cho xóm và bị phạt tiền.

Theo Mai Văn Tùng tìm hiểu: Người Mường ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa có quy ước những gia đình ở ruộng thấp khơng được tự ý đào bờ ruộng để cho nước ruộng trên chảy xuống. Người ta để nước ruộng trên tự tràn xuống ruộng dưới, hoặc chỉ được phép dùng một ống luồng hoặc ống nứa xuyên qua bờ ruộng lấy nước vào ruộng nhà mình. Cũng theo quy ước, các gia đình ở ruộng trên muốn dọn sạch bèo cũng không được tự ý tháo nước để bèo trơi xuống ruộng nhà khác mà phải xin phép nhà có ruộng ở bên khơi một con

lạch nhỏ, tháo nước cho bèo trơi qua đó chảy ra suối ra khe. Nếu tự ý tháo nước cho bèo trôi qua ruộng nhà khác sẽ bị phạt dọn sạch bèo còn vương vãi trên ruộng và bồi đền đất màu đất bị nước rửa trôi bằng cách bón một lần phân chuồng.

Sau hịa bình, việc quản lí hệ thống thủy lợi được giao cho các hợp tác xã. Hàng năm mỗi hộ trong xóm phải nộp một phần thóc, tính theo sào và theo loại ruộng (ruộng tốt phải nộp nhiều hơn) vào trong quỹ xóm để lấy tiền trả cho việc tu sửa đập, trả công cho người trơng nom và xả nước hoặc đóng cống xuống ruộng và tu sửa mương phai.

Sống trong một nền kinh tế nơng nghiệp trồng lúa nước, nguồn nước có một ý nghĩa rất lớn, một vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của người nông dân. Thiên nhiên cho con người có lúc mưa thuận gió hịa, có nhiều khi lại mưa bão, giơng tố. “Nước, có tháng thiếu, tháng đủ, tháng thừa, tháng

thiếu, mùa đủ, mùa thừa, vũng thiếu, vũng đủ, vũng thừa...”. Vì vậy, cơng

việc thủy lợi là biện pháp rất quan trọng để điều hòa nước cho cây lúa.

Làm ruộng phải đắp hộ bờ cho những thửa ruộng cao, nhất là ruộng bậc thang phía trên thì ruộng mình mới giữ được nước và cũng khơng bị chảy xói màu:

“Làm ruộng cuối đồng, vui lịng làm cháu đắp nước”

Ý của câu tục ngữ này muốn nói là như vậy. Vó Voong hay cịn gọi là Vó Chiềng nay thuộc làng Chiềng xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa là nơi có rất nhiều nước. Đơi vó này có mạch nước ngầm đùn chảy rất mạnh chưa thấy cạn bao giờ. Đơi vó này có cả huyền thoại về con rắn trả nghĩa cho người ni bằng đơi vó nước.

Ứng xử của người Việt cổ và cả người Mường, đối với mưa lũ là đắp đê. Họ không dám cắt đê xây đập lấy nước phù sa từ sông lớn dẫn vào ruộng. Chủ yếu họ dựa vào trời mưa, vào các con ngịi, sơng nhỏ để tháo nước hay tát nước vào ruộng. Nếu chỉ phụ thuộc vào mưa tự nhiên, Bắc bộ chỉ đủ nước cho một vụ lúa. Để gia tăng nước cho những vụ lúa khác trong chu kì nơng nghiệp một năm phải thêm nhân tố tưới nước và tiêu nước. Hạt gạo của người

nông dân Bắc Bộ, bởi vậy thấm đẫm mồ hôi nhiều đời. Tục ngữ Mường đã rút ra rằng:

“Ăn cơm xe ke khồn ke khò”

(Ăn được cơm ruộng cọn nước trăm bề khốn khó)

Để làm ra hạt gạo trắng ngần là cả một quá trình lao động vất vả, cực nhọc của người nông dân.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 59 - 61)