I. Hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNVVN một số nước
2. Hỗ trợ tài chính nhằm thúc đẩy đổi mới thiết bị và công nghệ 1 Canada
2.1 Canada
Mặc dù là một trong những nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhưng Canađa rất coi trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Khu vực này đã thu hút tới 60% lao động và tạo ra 1/3 tổng số lợi nhuận của tất cả các
30
doanh nghiệp; hàng năm tạo thêm nhiều việc làm mới hơn so với các doanh nghiệp lớn. Đạt được thành tích trên là do 50 năm qua, Chính phủ Canađa đã đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và áp dụng các cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ các DNVVN thơng qua Chương trình hỗ trợ đổi mới cơng nghệ.
Qua tổng kết các doanh nghiệp thành công trong kinh doanh, người ta khẳng định rằng, điều kiện cạnh tranh kinh tế ngày càng khốc liệt, đổi mới công nghệ đã thật sự trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa quyết định sự thành bại và tương lai của các DNVVN. Nhà nghiên cứu về quản lý nổi tiếng của Bắc Mỹ - Peter Drucker đã nhấn mạnh: “Đổi mới công nghệ đã trở thành một công cụ quan trọng
của kinh doanh hiện đại”. Tuy nhiên, các DNVVN thường gặp rất nhiều trở ngại
trong quá trình đổi mới cơng nghệ như: chi phí cho việc tiếp nhận công nghệ mới thường quá lớn so với khả năng tài chính hạn hẹp của DNVVN; khả năng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm hoặc vốn “mồi” từ nhà nước hoặc các tổ chức tài chính thường rất hạn chế; khơng có đủ nguồn lực để theo dõi các đối thủ cạnh tranh, các thông tin về công nghệ mới, các tiêu chuẩn chất lượng và quy phạm kỹ thuật mới; khơng có đủ thời gian và nguồn lực để có thể tìm kiếm, mở rộng thị trường ở nước ngồi; kinh nghiệm quản lý và tiếp thị cịn yếu…
Để giúp các DNVVN giải quyết những khó khăn nêu trên, theo sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu quốc gia Canađa, người ta đã thực hiện chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các DNVVN. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của chương trình này là thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNVVN ở Canađa. Xét về mặt nội dung, tuỳ theo nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp, chương trình có thể hỗ trợ bằng nhiều hình thức trong đó một số hình thức hỗ trợ tài chính chủ yếu là
Hỗ trợ tài chính cho các dự án nghiên cứu ở giai đoạn đầu: Có thể nói, đây
31
động chủ yếu của chương trình. Lý do cơ bản để áp dụng hình thức hỗ trợ này là vì thơng thường các DNVVN không đủ tiền để tiến hành các dự án nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ cịn độ rủi ro nhất định. Trong trường hợp này, chương trình có thể xem xét và hỗ trợ với mức tài trợ từ 5.000 đến 350.000 $ (tiền Canađa), trong trường hợp xét thấy có hiệu quả, có thể hỗ trợ tới 50% tổng chi phí của dự án được chọn.
Điều cần nhấn mạnh là, nhờ sự hỗ trợ tài chính này của chương trình, trong nhiều trường hợp, đã giúp cho các DNVVN có thể thu hút thêm được các nguồn tài trợ khác để thực thi dự án. Đặc biệt, nhờ kết hợp đồng thời 2 hình thức: Dịch vụ tư vấn kỹ thuật với trình độ chun mơn cao và hỗ trợ tài chính đi kèm, đã giúp cho nhiều DNVVN giải quyết được những khó khăn lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả hỗ trợ của chính Chương trình.
Hỗ trợ tài chính cho các dự án tiền thương mại hố: Hình thức hỗ trợ này
thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có các dự án định đưa ra thị trường các sản phẩm ứng dụng các công nghệ tiên tiến như: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu tiên tiến. Theo nguyên tắc “chia sẻ rủi ro”, chương tình cũng có thể xem xét và hỗ trợ (có thu hồi) cho các dự án với mức tối đa không quá 500.000$ cho một dự án thuộc diện này.
2.2 Malaysia
Để phát huy lợi thế của nước đi sau, cùng với việc tăng cường năng lực công nghệ nội sinh, các nước đang phát triển đều coi trọng khâu chuyển giao cơng nghệ tiên tiến, phù hợp từ nước ngồi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải tất cả các doanh nghiệp đều dám chấp nhận rủi ro khi đưa vào áp dụng các công nghệ hiện đại. Vậy nhà nước có thể vận dụng cơ chế gì để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đầu tư các dự án du nhập các công nghệ tiên tiến theo các
32
định hướng ưu tiên chung của quốc gia? Dưới đây là kinh nghiệm của Malaysia trong vấn đề này.
Về định hướng phát triển, Malaysia đã chọn ra 5 lĩnh vực công nghệ ưu tiên, bao gồm: Công nghệ tự động hố, cơng nghệ điện tử, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.
Về cách đi, để phát huy lợi thế của nước đi sau và sớm thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, Malaysia đã lựa chọn chiến lược “Mua một số và tự làm một
số” (Make some, buy some). Nói cách khác, cùng với việc tăng cường năng lực công
nghệ nội sinh, Malaysia rất coi trọng việc du nhập công nghệ tiên tiến từ bên ngoài, nhất là từ các nước công nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải tất cả các doanh nghiệp đều dám chấp nhận rủi ro khi áp dụng các công nghệ tiên tiến, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp với nguồn lực và năng lực tiếp thu công nghệ cịn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh đó, một vấn đề lớn đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách vĩ mơ là: Bằng cách nào Nhà nước có thể hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới các dự án đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến theo những định hướng ưu tiên của quốc gia? Liệu Nhà nước có thể “chia sẻ” ở mức độ nào với những khó khăn liên quan tới việc tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến của cộng đồng các doanh nghiệp?
Để giải quyết vấn đề này, một trong những cơ chế được nhiều nước vận dụng có hiệu quả là Nhà nước lập các hình thức Quỹ hỗ trợ theo mục tiêu để tài trợ một phần cho các dự án tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp. Cụ thể, Malaysia đã xây dựng Quỹ tiếp thu công nghệ với cách tổ chức.
Mục tiêu của quĩ là khuyến khích các doanh nghiệp nâng cấp trình độ cơng nghệ thông qua việc đưa vào áp dụng và khai thác có hiệu quả các cơng nghệ tiên tiến
33
phù hợp để có thể tạo ra các sản phẩm mới và quy trình sản xuất mới; nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường cả ở trong nước và quốc tế.
Qũy chỉ hỗ trợ một phần cho một số khoản mục chi liên quan trực tiếp tới khâu tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Như vậy, thông qua cơ chế Quỹ, Nhà nước Malaysia có thể vừa hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp thu chuyển giao công nghệ, đồng thời hướng các doang nghiệp du nhập các công nghệ tiên tiến phù hợp với các định hướng ưu tiên chung của quốc gia.