I. Hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNVVN một số nước
2. Các biện pháp hỗ trợ tài chính đã và đang áp dụng tại Việt Nam 1 Chính sách thuế
2.3.2 Cho thuê tài chính (Leasing) tại Việt Nam
CTTC là phương thức tài trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng, đây là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thơng qua việc cho th máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Trong thời hạn cho th tài chính thì tài sản cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho th nên hình thức cấp tín dụng này đạt sự an toàn cao. Ngược lại, doanh nghiệp có nhiều thuận lợi khi th tài chính: bên CTTC xét thấy doanh nghiệp có dự án đầu tư hiệu quả, tình tình tài chính tốt thì doanh nghiệp chỉ cần đặt cọc hay ký cược thì sẽ được xét duyệt thuê tài chính mà không cần tài sản thế chấp hay cầm cố, với sự thuận như vậy nên thời gian qua hoạt động cho thuê tài chính đã tiếp cận rất nhiều với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ thông qua tài trợ vốn.
Cho thuê tài chính xuất hiện ở Việt Nam lần đầu tiên là vào năm 1995. Đến thời điểm 1997 thì trong nước đã có 6 cơng ty cho thuê tài chính. Trong lĩnh vực tài chính Việt Nam được thống trị bởi hệ thống ngân hàng, nắm giữ tới 85% tổng giá trị tài sản và tài khoản cho 90% khoản vay tài trợ cho thương mại, việc thành lập thị trường cho thuê tài chính đã tạo ra một sự lựa chọn mới, giúp giảm bớt sự thiếu vốn trong các quỹ dài hạn. Có 4 ngân hàng thương mại đi tiên phong trong lĩnh vực cho thuê tài chính ở Việt Nam, nhưng chỉ có 2 ngân hàng là VietcomBank và ngân hàng Đầu tư
71
phát triển BIDV hoạt động mạnh trong việc thúc đẩy và sử dụng vốn trang thiết bị trong các dự án. Đóng vai trị chính trong thị trường tài chính trong nước, hai cơng ty cho thuê tài chính trên chiếm tỷ lệ lần lượt là 85% và 15% của tổng giá trị các hợp đồng thuê tài chính đã ký. Trước khi lệnh thu hồi nợ vốn của hai chi nhánh cho thuê tín dụng của các ngân hàng thương mại này có hiệu lực năm 1996, thì hai cơng ty cho th tài chính trên đã ký khoảng 60 hợp đồng cho thuê tài chính với tổng giá trị là 6 triệu đô la, hầu hết là dành cho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Trong khi nghiên cứu gần 50 giao dịch, kết quả phân tích chỉ ra rằng có rất nhiều loại giá trị hợp đồng thuê tài chính ở Việt Nam. Các hợp đồng có giá trị trong khoảng 6,000$ đến 500,000$, giá trị trung bình cỡ khoảng 100,000 $. Và gần 90% các hợp đồng thuê tài chính đã phát hành có giá trị trong khoảng 10,000$ đến 250,000$. Thời hạn hoàn trả vốn của mỗi hợp đồng thuê tài chính từ 24 - 72 tháng, trong khoảng 25 - 36 tháng thì doanh nghiệp phải trả gần 60% giá trị vay.
Thông tư số 08/2001/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 6/9/2001 quy định: “Vốn pháp định của cơng ty cho th tài chính cổ phần, cơng ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng là 50 tỷ đồng; vốn pháp định của công ty cho thuê tài chính liên doanh, cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngồi là 5triệu USD”. Đối với các NHTMQD thì quy định về vốn này khơng có gì để bàn cãi, nhưng đối với các NHTMCP thì rõ ràng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về vốn thành lập khi muốn tiếp cận và thực hiện kinh doanh hình thức hoạt động cho th tài chính hiệu quả này. Cần nhận thức rằng đây là ngành kinh doanh có nhiều triển vọng, kênh dẫn vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ thiếu điều kiện vay vốn ngân hàng (Nhà nước đang ủng hộ mạnh cho các doanh nghiệp loại này, thời gian qua doanh nghiệp loại này được thành lập rất nhiều theo Luật doanh nghiệp), mang lại lợi ích thiết thực đối với nền kinh tế nói chung.
72
Hiện tại hoạt động cho th tài chính tại Việt Nam là dưới hình thức cơng ty, cơng ty cho th tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức sau: cơng ty cho th tài chính nhà nước, cơng ty cho th tài chính cổ phần, cơng ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngồi và công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng. Các cơng ty CTTC sau đây đang hoạt động tại Việt Nam: Công ty CTTC của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Công ty CTTC của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, 2 Công ty CTTC của Ngân hàng NN&PT NT Việt Nam, Công ty CTTC Kexim (100% vốn của Hàn Quốc), Công ty CTTC ANZ-VTRAC (100% vốn của Ngân hàng ANZ của Úc và tập đoàn V-TRAC của Mỹ), Công ty CTTC VILC (liên doanh giữa Ngân hàng công thương Việt Nam và đối tác nước ngồi). Hầu hết các Cơng ty CTTC đang hoạt động tại Việt Nam đều gặt hái nhiều thành công, lợi nhuận cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp trong tổng dư nợ, hoạt động CTTC tỏ ra là hình thức kinh doanh phù hợp trong việc tài trợ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp trong tình hình hiện tại của Việt Nam.
Một số nguyên nhân làm cho hình thức cho th tài chính chưa phát triển tại Việt Nam và các DNVVN chưa thực sự quan tâm đến loại hình này như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho th tài
chính cịn hạn chế, hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn
yếu. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hồn tồn khơng biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho th tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại…
73
Thứ hai, giá cho thuê hiện nay cịn cao (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...). Nếu bỏ qua các yếu tố an tồn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất th tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất th tài chính cịn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành,bảo hiểm...của bên cho thuê phải bỏ ra.
Thứ ba, hành lang pháp lý về cho thuê tài chính chưa hồn thiện đồng bộ, nhiều quy định cần phải được luật hóa. Các quy định về sở hữu, về tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ... trong các văn bản còn nhiều vấn đề phải bàn. Ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỉ đồng đối với công ty trong nước và 5 triệu USD đối với cơng ty nước ngồi trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy định về cho th tài chính đã khơng phân định triệt để các khái niệm liên quan đến sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn của q trình cho th tài chính, giá trị cho th tối đa... gây cản trở đối với hoạt động cho thuê tài chính.
II Một số giải pháp hỗ trợ tài chính cho DNVVN tại Việt Nam