Một số kiến nghị đối với DN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 92 - 97)

I. Hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNVVN một số nước

6. Một số kiến nghị đối với DN

6.1 Tăng cường kỹ năng quản lý và khả năng tiếp cận thị trường.

Nâng cao kỹ năng quản lý trong doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và đầy biến động trong nền kinh tế thị trường là một yêu cầu cấp thiết. Các chủ doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm về thị trường, về hoạt động sản xuất kinh doanh, về đối thủ cạnh tranh.

Cụ thể như thơng qua chương trình phát triển DNVVN thuộc dự án MêKông (MPDF) tổ chức, hoặc tiếp cận với trung tâm hỗ trợ DNVVN của phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam…. để được giúp đỡ giải quyết những khó khăn về vốn, về thị trường trong nước và các cơ hội hợp tác quốc tế.

6.2 Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm

Các doanh nghiệp phải nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng, sự cần thiết của việc lập phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ, việc này giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong kinh doanh, khơng bị bất ngờ trước những biến động của thị trường, tránh tình trạng thực hiện đến đâu thì lo đến đấy. Đây cũng là một điều kiện giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng. Doanh nghiệp có thể yêu cầu cán bộ ngân hàng tư vấn, giúp đỡ lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, thẩm định tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án.

6.3 Thực hiện chế độ kế toán đầy đủ, theo đúng quy định của Nhà nước.

Các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán, kế toán theo pháp lệnh hạch tốn kế tốn đảm bảo tình hình tài chính minh bạch, báo cáo tài chính đầy đủ thơng tin, có tính chân thực cao…giúp các cán bộ ngân hàng thẩm định nhanh chóng, chính xác tạo sự tin tưởng cho ngân hàng trong việc xét duyệt cho vay vốn.

92

6.4 Hoàn thành thủ tục pháp lý cho bất động sản.

Hiện nay, tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng chủ yếu là đất đai và bất động sản gắn liền với đất. Thực tế cho thấy, nhiều tài sản đất đai, nhà xưởng, kho bãi,…của DNVVN nhân danh không được chấp nhận là tài sản thế chấp do tính chất pháp lý của những tài sản đó chưa đầy đủ theo quy định. Doanh nghiệp nên khẩn trương làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để có thêm điều kiện vay vốn từ ngân hàng.

6.5 Tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp lớn.

Các DNVVN có thể bắt đầu bằng các hợp đồng đơn lẻ với các doanh nghiệp lớn, duy trì thường xuyên mối quan hệ kinh tế, dần dần trở thành những bạn hàng đáng tin cậy, làm doanh nghiệp vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, là người cung cấp nguyên liệu, sản phẩm trung gian đầu vào hoặclàm đại lý tiêu thụ, phân phối những sản phẩm đầu ra. Đây cũng là một lợi thế chứng tỏ khả năng của DNVVN khi ngân hàng xem xét cho vay hoặc doanh nghiệp có thể nhận được sự bảo lãnh của chính các doanh nghiệp lớn trong khi quan hệ tín dụng với ngân hàng.

6.6 Nâng cao trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về quy trình cho vay

Một trong những khó khăn của ngân hàng khi cho vay các DNVVN là sự hiểu biết của các doanh nghiệp về quy trình cho vay còn nhiều hạn chế, nên không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Việc hiểu biết về quy trình cho vay sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được dự án có tính khả thi, cung cấp đầy đủ thơng tin cho ngân hàng yêu cầu.

Do vậy, các DNVVN cần chủ động đào tạo lại dưới nhiều hình thức nhằm trang bị kiến thức chun mơn, tay nghề, trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý nhất là các chủ doanh nghiệp. Các hình thức đào tạo có thể là chính quy, tại chức, đào tạo từ xa phù hợp những người đương chức, nhằm phổ biến cho doanh nghiệp những

93

kiến thức, kinh nghiệm, phương thức, kỹ năng, thủ tục và quy trình thực hiện những khâu trong quá trình vay.

6.7 Nâng cao nhận thức đạo đức kinh doanh

Các chủ doanh nghiệp cần trung thực khai báo ghi chép chính xác minh bạch hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính một mặt nâng cao hiệu quả hoạt động của chính doanh nghiệp, mặt khác tạo niềm tin cho Ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn và thậm chí có thể nhận được những ưu đãi nhất định theo chính sách của Ngân hàng.

94

Kết luận

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa đóng vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt là trong việc giải quyết công ăn, việc làm và thúc đẩy cạnh tranh. Nền kinh tế không thể tăng trưởng phát triển mạnh và bền vững nếu khơng có sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một cơ chế hợp lý nhằm tạo ra sự hợp tác, liên kết có hiệu quả giữa các doanh nghiệp có qui mơ lớn và các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ với những ưu thế và hạn chế nhất định nên khó có thể phát triển nhanh và bền vững nếu thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, để phát huy vai trị tích cực của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thì nhất thiết phải có sự định hướng, hỗ trợ trong quá trình phát triển. Trong các chính sách hỗ trợ thì chính sách, có chế tài chính là những cơng cụ quan trọng và có hiệu quả để khuyến khích, định hướng và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Từ việc phân tích tình hình thực tế và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước, đề tài đã đưa ra một số giải pháp tài chính khuyến khích và định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng được khả năng tích lũy và mở rộng khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục được những hạn chế vốn có, cũng như những khó khăn để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển.

Những giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ được đề cập ở đây bao gồm các giải pháp về thuế như hạ thấp mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng mức và mở rộng diện ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp mới thành lập, thực hiện các chính sách thuế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và bảo hộ có điều kiện hàng hóa trong nước; các giải pháp tạo vốn cho doanh nghiệp qua các hình thức tín dụng, tạo vốn qua liên doanh.

95

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là sự nghiệp lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực của từng doanh nghiệp và sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiều mặt của nhà nước. Những giải pháp nêu trên là cơ sở để tiếp tực nghiên cứu, xây dựng hệ thống các chính sách, giải pháp khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần làm cho khu vực này ngày càng hịa nhập với q trình phát triển, đi lên trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

96

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)