I. Hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNVVN một số nước
2. Các biện pháp hỗ trợ tài chính đã và đang áp dụng tại Việt Nam 1 Chính sách thuế
2.3.1 Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNVVN
Vào đầu những năm 90, nhu cầu được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng là nhu cầu cấp thiết đối với DNVVN. Hiện nay, theo kết quả khảo sát khu vực DNVVN của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì hỗ trợ tín dụng là mong muốn lớn nhất mà các DNVVN kỳ vọng vào chính phủ.
Biểu đồ 3.5: Khảo sát khu vực DNVVN vào những năm 90
Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành đó cho phép đa dạng hoá các TCTD được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, trên cơ sở này, các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng khơng có khả năng tiếp cận vốn. Cơ chế tín dụng của ngân hàng nhà nước (NHNN) ngày càng được nới lỏng cũng góp
63
phần làm tăng cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân. Hơn nữa ngân hàng chuyên doanh đó chuyển đổi thành ngân hàng đa năng, đa dạng hoá khách hàng cũng làm tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN.
Đến 31/3/2008, dư nợ cho vay đối với DNVVN vào khoảng 420.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 32% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, trong đó:
Phân theo thời hạn:
o Nợ ngắn hạn là 250.000 tỷ đồng, chiếm 59% tổng dư nợ
o Nợ trung, dài hạn là 170.000 tỷ đồng, chiếm 41% tổng dư nợ DNVVN
Phân theo thành phần kinh tế:
o Dư nợ đối với công ty TNHH là 105.700 tỷ đồng, chiếm gần 25,1% tổng dư nợ
o Dư nợ đối với công ty cổ phần là 106.000 tỷ đồng, chiếm 25,2%
o Dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân là 116.700 tỷ đồng, chiếm 27,8%
o Dư nợ đối với kinh tế tập thể là 91.600 tỷ đồng, chiếm 21,9%
Số liệu trên cho thấy dư nợ đối với DN chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ đối với nền kinh tế, điều này chứng tỏ khu vực DNVVN đã được các TCTD quan tâm và chú trọng đầu tư thông qua các biện pháp đẩy mạnh cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này như chuyển dịch cơ cấu, đối tượng vay vốn, tăng cường mạng lưới giao dịch, cải tiến thủ tục hành chính… Song song với việc tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN, các TCTD cũng chú trọng trong việc cho vay đối với loại hình kinh tế đang được khuyến khích đầu tư, như mơ hình kinh tế trang trại, trong đó có nhiều DNVVN được tổ chức sản xuất theo mơ hình trang trại. Đến 31/3/2008, dư nợ đối với mơ hình kinh tế trang trại khoảng 5.000 tỷ đồng, tăng 12% so với 31/12/2007, đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các loại hình kinh tế khác.
Để tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận vay được vốn từ các kênh tín dụng chính sách của Nhà nước, vốn nước ngồi, Thủ tướng chính phủ đã quyết định thành
64
lập Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song hoạt động của quỹ này đang nổi nên những khó khăn về vốn thành lập, đặc biệt là từ phía NHTM nhà nước. Để góp vốn thì phải sử dụng vốn huy động trung dài hạn, nhưng hiện tại các NHTM đang rất khan hiếm nguồn vốn để cho khách hàng vay nên khó có thể lấy đâu ra vốn. Hơn nữa các NHTM đang phải huy động nguồn vốn với lãi suất cao, bình quân trên 8%/ năm. Nhưng do hoạt động của quỹ là phi lợi nhuận, tức là NHTM phải chịu lỗ cho khoản vay vốn góp. Đây là bất hợp lý lớn trong hạch tốn kinh doanh. Bên cạnh đó, NHTM góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh DNVVN, song lại cho DN này vay do quỹ này bảo lãnh khác nào tình trạng “cho vay tay này bảo lãnh tay kia”. Ngoài ra, để hỗ trợ thêm về nguồn vốn cho các DNVVN, trong đó chủ yếu là khu vực kinh tế tư nhân, chính phủ đó ban hành QĐ 193/ 2001/ QĐ- TTG. Theo đó DNVVN dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, có khả năng hồn trả vốn vay, có giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tài sản tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu 30% giá trị khoản vay và khơng có các khoản nợ đọng. Thuế nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức kinh tế khác sẽ được quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN tại thành phố trực thuộc TW, cấp bảo lãnh tín dụng tối đa 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng tại các tổ chức tín dụng.
Nguyên nhân dẫn đến những trở ngại trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNVVN bao gồm các nguyên nhân cả từ hai phía.
Từ phía ngân hàng
Mặc dù các ngân hàng không phải không nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường DNVVN, bên cạnh dung lượng thị trường lớn, ngày càng mở rộng, DNVVN còn phục vụ tốt mục tiêu đa dạng hoá khách hàng, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của NHTM…nhưng DNVVN vẫn khó tiếp cận được với nguồn vốn này. Lý do là:
65
Thứ nhất, về mặt nhận thức của cán bộ ngân hàng
Đa số các ngân hàng, từ trước đến nay vốn chủ yếu kinh doanh theo hình thức bán bn, quan hệ với khách hàng lớn. Bên cạnh đó, DNVVN nhìn chung vốn bị coi là khu vực khách hàng không ổn định, độ rủi ro cao. Vì thế phần lớn cán bộ tín dụng ngại chuyển sang làm việc với lọai hình doanh nghiệp này. Ngoài ra, do sự hiểu biết của cán bộ ngân hàng đối với khu vực DNVVN còn hạn chế. Các doanh nghiệp này có đặc điểm cố hữu như: chất lượng kinh doanh chưa cao, thơng tin tài chính chưa rõ ràng ...nên đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có một số kĩ năng đặc biệt khi thẩm định nhu cầu vốn vay. Những kĩ năng đó, đa phần các cán bộ tín dụng cịn thiếu nên khó xác định đủ và đúng rủi ro của các DNVVN vì thế ngại phục vụ cho đối tượng khách hàng này.
Thứ hai, về việc chấp hành quy chế, cơ chế
Việc áp dụng các văn bản về cơ chế, quy chế, chính sách chưa sát thực với thực tế, khi thực hiện có những vấn đề phát sinh nhưng chưa được xử lí kịp thời, hiệu quả. Trong quá trình xét duyệt cũng như phán quyết, mức cho vay cũng như quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn nặng thủ tục hành chính, chưa sát với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều khi có dấu hiệu rủi ro mà không phát hiện kịp thời.
Đối với cơ chế tín dụng, mặc dù đã có nhiều tháo gỡ về quy chế cho vay, phía ngân hàng vẫn gặp một số rắc rối về đảm bảo tiền vay tín dụng. Phần lớn các
DNVVN là khách hàng mới lần đầu quan hệ với ngân hàng, nên không đủ điều kiện để thế chấp hoặc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo theo quy định của Nghị định 85- 2002 CP. Vì thế ngân hàng buộc phải từ chối một số khách hàng có dự án có thể cho vay được, gây ảnh hưởng khơng tốt đến nhận thức của doanh nghiệp.
66 Thứ ba, về thơng tin
Ngân hàng khơng có đầy đủ các thơng tin về doanh nghiệp vừa và nhỏ, trước đây, chủ yếu quân hệ với các khách hàng lớn. Ngồi ra, vì chưa chú ý đến khu vực doanh nghiệp này nên ngân hàng khơng có một định nghĩa chính thức về DNVVN. Vì vậy ngân hàng khơng có cơ sở và do đó khơng cố số liệu theo rõi về khu vực DNVVN, khơng có hệ thống theo rõi về doanh nghiệp này nên khơng có cơ sở đánh giá kết quả phục vụ, tức là không phân định được trách nhiệm trong khi phục vụ khách hàng này.
Trong khi đó, chưa có một cơ quan nào cung cấp một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy và đầy đủ về các DNVVN. Điều này gây ra hai khó khăn cho ngân hàng là khơng chủ động lựa chọn khách hàng và không biết làm thế nào để tiếp cận được với các doanh nghiệp này. Vì vậy phần lớn khách hàng phải tự tìm đến ngân hàng và hầu hết các khách hàng này đều gặp khó khăn trong việc đáp ứng những điều kiện khi cho vay vốn của ngân hàng. Tức là ngân hàng chưa có một chiến lược khách hàng để chủ động lựa chọn các doanh nghiệp tốt.
Trong khi thiếu thông tin về doanh nghiệp thì các DNVVN thường gặp khó khăn về tài sản thế chấp. Một phần là do quy mô tài sản của các doanh nghiệp này còn nhỏ hẹp, một phần là do thủ tục thuê, cấp đất hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn. Điều này làm cho tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp không đầy đủ về mặt pháp lí. Ngồi ra, khả năng phối hợp giữa các ngân hàng và các cơ quan khác như hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ kinh doanh cịn chưa chú ý. Vì thế cán bộ tín dụng cịn nhiều khó khăn khi tìm thơng tin bổ trợ cho cơng tác thẩm định.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, thì các DNVVN thường khơng thích thú lắm khi vay vốn ngân hàng, do thủ tục vay vốn cịn có nhiều bất cập và công tác thẩm định, ra quyết định của cán bộ tín dụng có thể cịn mất nhiều thời gian để tìm hiểu
67
thêm về thơng tin của doanh nghiệp. Do vậy làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.
Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp
Mặc dù chính phủ đã có quyết định hỗ trợ cho các DNVVN thành lập và phát triển, bên cạnh đó các ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) cũng đã không chỉ cho vay đối với khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp quốc doanh mà còn mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vốn cho các DNVVN. Song do những tồn tại “cố hữu” của khách hàng là doanh nghiệp tư nhân nói chung, DNVVN nói riêng. Nên việc thực hiện cho vay vẫn cịn nhiều khó khăn và tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, về quan hệ tín dụng
Xét về mặt kĩ thuật cho vay, theo nguyên tắc bảo đảm tiền vay. Hiện nay, các TCTD hồn tồn chủ động trong q trình cho vay, tự quyết định việc cho vay có tài sản bảo đảm (TSBĐ) tiền vay hoặc khơng có TSBĐ cho vay tín chấp. Tuỳ theo uy tín của khách hàng vay vốn, tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khơng có tài sản đảm bảo thế chấp khoản nợ vay hoặc tài sản dùng thế chấp chủ yếu là đất đai (thường khơng có đầy đủ hồ sơ pháp lí về mặt quyền sở hữu, quyền sử dụng thiếu những giấy tờ cần thiết có liên quan làm cơ sở pháp lí) để ngân hàng xem xét, tổ chức cho vay.
Đối với trường hợp tài sản đảm bảo nợ vay là máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Việc xử lí tài sản đảm bảo khi khách hàng khơng trả được nợ là rất khó khăn, do giá trị tài sản đảm bảo để thanh lí thấp và rất khó bán.
Mặt khác, hệ thống thơng tin, báo cáo tài chính, sổ sách kế tốn thống kê của các DNVVN chưa được thực hiện đầy đủ, thiếu chính xác, minh bạch nguồn số liệu để ngân hàng phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp khơng đủ tin cậy.
68
Do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định xem xét cho vay tín chấp của ngân hàng đối với doanh nghiệp.
Thứ hai, khả năng cạnh tranh và hiệu qủa hoạt động của các DNVVN cịn thấp
Tính hiệu quả phù hợp với quy mô là một trong những ưu điểm tạo ra sự năng động cho các DNVVN. Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế, thị trường mà biểu hiện rõ nhất là sự biến động của thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn là yếu tố bất lợi cho hoạt động của các DNVVN. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này thấp, do quy mô nhỏ, khả năng tài chính thấp, trình độ cơng nghệ lạc hậu ( phần lớn công nghệ đang sử dụng lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 3- 4 thế hệ). Tồn tại những hạn chế này tác động đến quá trình thẩm định, xem xét và quyết định cho vay. Với tồn tại là những rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng nói chung và của NHTM nói riêng trên địa bàn đối với các DNVVN.
Thứ ba, trình độ quản lí, quản trị kinh doanh thấp
Do chính sách của nhà nước khuyến khích sự phát triển các DNVVN, nên việc thành lập các doanh nghiệp này dễ dàng. Chỉ cần có vốn điều lệ và có năng lực pháp lí, hành vi pháp luật là có thể thành lập doanh nghiệp. Do vậy có nhiều chủ doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh, năng lực quản lí, quản trị cịn thấp cũng thành lập doanh nghiệp để kinh doanh dẫn đến trong quá trình triển khai, xây dựng phương án, dự án sản xuất kinh doanh cịn lúng túng ít khả thi và thiếu tính thuyết phục để ngân hàng đầu tư cho vay để thực hiện dự án.
Thứ tư, vốn tự có của doanh nghiệp thấp, tỉ lệ vốn tự có tham gia vào các dự án lớn thấp
69
Đối với những dự án đổi mới máy móc thiết bị, hiện đại hoá dây truyền sản xuất, chuyển giao cơng nghệ (tỉ lệ vốn tự có và giá trị tài sản cố định tham gia vào dự án nhỏ 30%). Do vậy khả năng tiềm ẩn rủi ro là rất lớn, rất khó để cho TCTD, cũng như ngân hàng tham gia đầu tư vốn vào dự án. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ trọng tín dụng trung và dài hạn đối với các DNVVN.
Thứ năm, quan hệ trao đổi thông tin giữa các ngân hàng và doanh nghiệp chưa được khai thác hiệu quả
Quan hệ giao dịch thanh toán với ngân hàng của các DNVVN còn thấp, nhiều doanh nghiệp khơng mở tài khoản thanh tốn ở ngân hàng hoặc thanh tốn với nhau bằng tiền mặt khơng qua ngân hàng. Do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai một số dịch vụ ngân hàng hiện đại đồng thời ảnh hưởng đến việc tiếp cận, nắm bắt thông tin doanh nghiệp, và quá trình mở rộng phát triển quan hệ ngân hàng khách hàng của TCTD và các DNVVN.
Ngoài các nguyên nhân trên thì nguyên nhân nợ quá hạn của các DNVVN đối với ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.
Nợ quá hạn cao ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DNVVN . Một đọng vốn của ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn. Chính từ tỉ lệ nợ quá hạn cao, dẫn đến niềm tin của ngân hàng vào khách hàng là các DNVVN trong hoạt động kinh doanh bị giảm xuống từ đó ảnh hưởng đến việc cho vay của ngân hàng.
Ngoài ra việc hạn chế tiếp cận vốn tín dụng của DNVVN cịn do tâm lí e ngại khi tiếp cận ngân hàng, đặc biệt là các NHTMQD lớn. Đó là do họ có ít thơng tin về ngân hàng và tâm lí e ngại khơng chắc chắn vay được vốn ngân hàng. Có nhiều chủ doanh nghiệp không muốn hợp tác với ngân hàng, đơn giản chỉ vì khơng muốn tiết lộ thơng tin về tình hình sản suất kinh doanh của mình.
70
Qua việc xem xét đánh giá thực trạng tín dụng đối với DNVVN cho thấy những nguyên nhân trên là các nhân tố gây cản trở mối quan hệ tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đối với các DNVVN. Do vậy, để mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN, cần khắc phục những mặt cần hạn chế, tìm ra giải pháp và tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp này tiếp cận vốn ngân hàng, đồng thời bảo đảm tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.