I. Hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNVVN một số nước
2. Các biện pháp hỗ trợ tài chính đã và đang áp dụng tại Việt Nam 1 Chính sách thuế
2.1.2 Thuế giá trị gia tăng
Luật thuế GTGT được ban hành năm 1997, có hiệu lực từ 01/01/1999 và áp dụng cho mọi cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có các DNVVN, khơng phân biệt thành phần kinh tế. Trong quá trình thực hiện thuế GTGT, để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, Luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung một số quy định vào năm 2003, hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2004. Tuy nhiên, thuế GTGT vẫn tồn tại những vấn đề sau:
Chưa quy định ngưỡng (khởi điểm) doanh thu miễn thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ
Theo quy định tại Điều 4 Luật thuế GTGT thì các cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp (dưới 290.000 đ/tháng) không phải nộp thuế GTGT. Chưa có ngưỡng doanh thu miễn thuế áp dụng đối với doanh nghiệp. Điều này vừa gây khó khăn cho các cơ sở kinh doanh nhỏ trong việc thực hiện Luật thuế do họ vẫn phải thực hiện đủ mọi quy trình thủ tục về kê khai, thu nộp, quyết toán thuế như các doanh nghiệp lớn, trong khi họ bị hạn chế về mọi phương diện: vốn, điều kiện kinh doanh, kết quả kinh doanh,..., vừa tăng chi phí quản lý thuế của cơ quan thuế do số lượng đối tượng nộp thuế mà cơ quan thuế phải quản lý tăng hơn gấp nhiều lần so với số lượng đối tượng nộp thuế doanh thu trước đây. Thực tế, trong số các đối tượng nộp thuế GTGT, số các đối tượng kinh doanh nhỏ chiếm tới gần 90% nhưng số thu mà các doanh nghiệp này đem lại không nhiều, chỉ khoảng xấp xỉ 10% trong tổng số thuế thu được, vì vậy, chi phí quản lý thu thuế đối các đối tượng nhỏ này đôi khi có thể vượt quá số thu thu được.
Thuế GTGT còn sử dụng đồng thời hai phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp
56
Luật thuế GTGT quy định 2 phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng. Theo đó, phương pháp khấu trừ thuế áp dụng với cơ sở kinh doanh có sổ sách kế tốn, mua bán hàng có hố đơn; phương pháp trực tiếp được áp dụng đối với cá nhân kinh doanh. Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp khi mua bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn thường. Trên hoá đơn thường chỉ ghi 1 yếu tố là tổng giá thanh toán (đã bao gồm cả thuế GTGT). Loại hố đơn thường khơng được dùng làm căn cứ để khấu trừ thuế đầu vào.
Việc sử dụng đồng thời 2 phương pháp tính thuế GTGT như nêu trên đã dẫn đến các giao dịch giữa hai loại đối tượng nộp thuế theo từng phương pháp này tiếp tục bị đánh thuế trùng lắp do các doanh nghiệp lớn không được khấu trừ thuế đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mà họ mua từ các đối tượng kinh doanh nhỏ (các đối tượng kinh doanh nhỏ chỉ có hố đơn thường, khơng có hố đơn GTGT).
Cũng như vậy, các đối tượng kinh doanh nhỏ mua hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp lớn dù thực tế có trả thuế GTGT cũng không được khấu trừ thuế do họ không thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (vì áp dụng phương pháp trực tiếp). Mặt khác, việc sử dụng 2 phương pháp tính thuế tất yếu dẫn đến việc phải sử dụng đồng thời 2 loại hoá đơn (hoá đơn GTGT và hố đơn thường), theo đó, chỉ hàng hố, dịch vụ mua vào có hố đơn GTGT mới được dùng làm căn cứ khấu trừ thuế GTGT đầu vào, từ đó, hình thành một sân chơi khơng bình đẳng mà thế bất lợi trong cạnh tranh thuộc về các đối tượng kinh doanh nhỏ.
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ tạo thành khoản chi phí của các cơ sở kinh doanh nhỏ, đẩy họ vào thế bất lợi hơn trong cạnh tranh, nhất là về giá cả so với các doanh nghiệp lớn.
Thuế GTGT vẫn còn nhiều mức thuế suất
Mặc dù kể từ 01/01/2004, thuế GTGT chỉ còn 2 mức thuế suất dương là 5% và 10% (chưa kể thuế suất 0% áp dụng cho xuất khẩu) song do các tiêu chí làm căn cứ
57
phân định giữa các mức thuế suất cũng như nguyên tắc áp dụng thuế suất vừa theo sản phẩm, vừa theo mục đích sử dụng của sản phẩm nên trong quá trình thực thi phát sinh nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là những DNVVN trong quá trình thực thi luật thuế do hạn chế về tiếp cận về thông tin, tư vấn thuế, mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước,...Tồn tại này đã làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp mà các chi phí này khơng hồn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như:
Thuế suất của sản phẩm cơ khí sẽ là 5% hay 10% tuỳ thuộc vào sản phẩm cơ khí đó dùng cho sản xuất hay tiêu dùng; trang thiết bị chuyên dùng cho y tế thì thuế suất 5%, ngược lại, nếu dùng cho các mục đích khác thì thuế suất 10%; sản phẩm dùng cho an ninh, quốc phịng, giáo dục khơng thuộc diện chịu thuế, ngược lại, nếu dùng cho mục đích khác thì thuế suất là 10%; dịch vụ tư vấn pháp luật chung thuộc diện chịu thuế suất 10% nhưng sẽ là 5% nếu là dịch vụ tư vấn khoa học kỹ thuật hoặc không chịu thuế nếu là dịch vụ tư vấn đầu tư do các cơng ty chứng khốn thực hiện; dịch vụ sửa chữa thuộc diện thuế suất 10% (sửa chữa tivi, máy lạnh, máy vi tính,...) nhưng sẽ là thuế suất 5% nếu đó là dịch vụ sửa chữa ơtơ hoặc các sản phẩm bằng kim loại; ... Thuế suất áp đối với phụ tùng, linh kiện, thiết bị đôi khi lại cao hơn thuế suất cuả sản phẩm nguyên chiếc, ví dụ, máy vi tính ngun chiếc có thuế suất là 5% trong khi đó, có loại linh kiện lại có thuế suất là 10%.
Việc áp thuế suất đối với một số hàng hố, dịch vụ vào nhóm thuế suất 5% hay 10% chưa thật hợp lý dẫn đến các trường hợp: hoặc doanh nghiệp ln ln ở tình trạng được hồn thuế (do hàng hố, dịch vụ đầu vào thuộc diện chịu thuế suất 10% chiểm tỷ trọng chủ yếu trong khi thuế đầu ra của sản phẩm lại là 5%), từ đó làm tăng khối lượng công việc của cơ quan thuế; hoặc đặt doanh nghiệp ở tình trạng khơng bao giờ được hồn thuế thậm chí cịn phải chia xẻ một phần gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng (do tỷ trọng đầu vào của doanh nghiệp chủ yếu thuộc diện chịu thuế suất 5% trong khi thuế đầu ra của sản phẩm lại là 10%). Vấn đề áp mã để áp dụng thuế
58
suất đối với hàng hoá nhập khẩu cịn có điểm chưa hợp lý, tiêu thức chưa rõ ràng dẫn đến đôi khi hàng nhập khẩu bị áp thuế suất khác với hàng hoá cùng loại sản xuất trong nước, gây khó khăn tốn kém cho doanh nghiệp trong q trình thi hành chính sách, nhất là DNVVN.
Sử dụng các nguyên tắc khác nhau trong hoàn thuế GTGT đã tạo sự phức tạp không cần thiết
Theo quy định, hoàn thuế chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong một số trường hợp sau:
Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết được xét hoàn thuế theo quý.
Cơ sở kinh doanh xuất khẩu có số thuế đầu vào được khấu trừ vượt trên 200 triệu đồng được hoàn thuế theo tháng.
Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, thời gian đầu tư trên 1 năm mà chưa phát sinh doanh thu có số thuế đầu vào được khấu trừ vượt trên 200 triệu đồng được xét hoàn thuế theo quý.
Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thực hiện đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu có số thuế GTGT đầu vào lớn được tính khấu trừ vào số thuế thực hiện trong kỳ, nếu sau 3 tháng khấu trừ mà số thuế đầu vào vẫn vượt trên 200 triệu được xét hoàn thuế.
Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản có số thuế GTGT nộp thừa được xét hoàn lại thuế. Ứng với mỗi trường hợp hồn thuế đều có quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục cụ thể.
Việc sử dụng các nguyên tắc khác nhau trong hoàn thuế GTGT như nêu trên (phân biệt theo tính chất hoạt động và theo đối tượng nộp thuế) đã tạo sự phức tạp trong chính sách, đơi khi tạo sự lạm dụng quy định này. Ví dụ: Quy định doanh nghiệp xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn được xét hoàn thuế
59
theo tháng, không phân biệt tỷ lệ xuất khẩu chiếm trong tổng doanh số nhiều hay ít có thể dẫn đến bất công bằng trong các trường hợp doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhưng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng trị giá sản phẩm sản xuất của toàn doanh nghiệp cũng được hoàn thuế ngay trong tháng, trong khi đó, các doanh nghiệp khơng có sản phẩm xuất khẩu phải sau 3 tháng liên tục khấu trừ thuế, nếu số thuế đầu vào khấu trừ chưa hết mới có thể được hồn thuế. Quy định doanh nghiệp có dự án đầu tư mà thời gian đầu tư kéo dài trên 1 năm thì được hồn thuế theo năm, trường hợp có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ vượt trên 200 triệu đồng thì được hồn theo quý, tuy nhiên, không quy định cụ thể về điều kiện, mục đích kinh tế của dự án đầu tư, vì thế, có thể dẫn đến việc chỉ vì lợi ích trong hồn thuế GTGT mà doanh nghiệp có thể khơng tính lợi ích kinh tế của dự án đầu tư
Các quy định trong chính sách thuế GTGT đơi khi chưa minh bạch, rõ ràng
Dẫn đến không nhất quán trong thực hiện, gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, trong đó, các DNVVN là những nạn nhân chủ yếu. Ví dụ như: Theo quy định hiện hành thì việc khấu trừ thuế đầu vào chủ yếu dựa trên cơ sở tính hợp lệ của hố đơn, theo đó, thuế đầu vào chỉ được khấu trừ nếu đáp ứng điều kiện hoá đơn là hoá đơn GTGT. Tuy nhiên, chính sách khơng quy định rõ các điều kiện ràng buộc liên quan đến hoá đơn GTGT dẫn đến trong thực tế thi hành, nhiều trường hợp nếu cơ quan thuế xác minh phát hiện doanh nghiệp xuất hoá đơn đã bỏ trốn hoặc chấm dứt hoạt động thì những hố đơn GTGT mang tên các doanh nghiệp này, doanh nghiệp mua không được phép sử dụng để khấu trừ thuế đầu vào hoặc thậm chí cịn bị nộp phạt. Điều này là bất hợp lý vì bản thân doanh nghiệp khơng thể biết trước được đối tác cung cấp hàng hố, dịch vụ cho mình sẽ bất ngờ biến mất tại một thời điểm nào đó trong tương lai để đề phịng hậu quả. Quy định chưa minh bạch chính là các yếu tố tạo thêm chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó, nạn nhân chủ yếu là những DNVVN. Trong các văn bản hiện hành về thuế GTGT có quy định về hồ sơ và thủ tục hoàn thuế cho từng trường hợp, doanh nghiệp
60
chậm kê khai hoặc chậm nộp thì bị nộp phạt, tuy nhiên khơng có quy định chế tài nào đối với việc chậm chễ của cán bộ thuế và cơ quan thuế, dẫn đến nhiều trường hợp hoàn thuế quá chậm làm tăng chi phí hành chính và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chưa có quy trình thủ tục hồn thuế đặc biệt áp dụng cho các đối tượng chuyên kinh doanh xuất khẩu, vì vậy, mọi đối tượng thuộc diện hoàn thuế khơng phân biệt hồn thuế do xuất khẩu hay do đầu tư đều thực hiện chung một quy trình như nhau dẫn đến chưa thực sự tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Tồn tại này dẫn đến càng các DNVVN càng bị yếu thế trong cạnh tranh.