Các biện pháp từ các tổ chức tài chính 1 Thực hiện tín dụng ưu đã

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 34 - 38)

I. Hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNVVN một số nước

3. Các biện pháp từ các tổ chức tài chính 1 Thực hiện tín dụng ưu đã

3.1 Thực hiện tín dụng ưu đãi

Ngồi các chính sách về thuế, hầu hết các nước trên thế giới đều chú trọng đến các biện pháp cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều nước đã thực hiện tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời với việc thành lập các tổ chức tín dụng của Nhà nước tạo ra một kênh cung ứng riêng về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.1.1 Hàn Quốc

Bên cạnh biện pháp hộ trợ thông quá giảm thuế như đã nếu ở trên, Chính phủ Hàn Quốc cịn thành lập một quỹ xúc tiến công nghiệp vừa và nhỏ để cung cấp những khoản tín dụng dài hạn, lãi suất thấp. Ngân hàng thương mại quốc gia phải dành một tỷ lệ nhất định là 25% tín dụng để đầu tư cho các hãng kinh doanh nhỏ và vừa.

Các chính sách hỗ trợ và phát triển các DNVVN của Hàn Quốc là nhằm xây dựng một nền móng phát triển cho các DNVVN. Hệ thống chính sách này được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, tự chủ cho các DNVVN trong quá trình thành lập cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng cân đối của các DNVVN và nâng cấp cơ cấu cơng nghiệp của các DNVVN đồng thời đưa ra chính sách ưu tiên cho nghiên cứu phát triển, tự động hố, thơng tin và tồn cầu.

34

Thơng qua chính sách cho vay của Ngân hàng, Chính phủ buộc các ngân hàng phải dành 35% toàn bộ vốn vay của mình cho các DNVVN, đối với ngân hàng nước ngồi và các tổ chức tài chính bảo hiểm là 25% và 75% đối với các ngân hàng địa phương.

Thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng, tạo điều kiện cho DNVVN vay với lãi suất ưu đãi là 1% so với 1,5% của các doanh nghiệp lớn trong hạn mức 1 tỷ won.

Riêng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, Ngân hàng Hàn Quốc bảo đảm cung cấp khoảng 90% tổng số vốn vay trong các lĩnh vực nhập khẩu công nghệ, hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhập máy móc để sản xuất nguyên vật liệu, phụ ting. Vốn đầu tư vào tài sản cố định của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được miễn thuế trong 3 năm.

3.1.2 Nhật Bản

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đặc biệt quan tâm phát triển DNVVN, vì trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, các DNVVN đem lại hiệu quả cao về sản phẩm và việc làm. Năm 1960, Nhật bản đầu tư 2,51 tỷ yên cho khu vực DNVVN, đến năm 1980 lên tới 243,375 tỷ yên, nhưng nguồn kinh phí của Chính phủ chỉ chiếm 12,6%; còn lại là các hiệp hội, ngân hàng. Trong năm tài khoá 1993 ở Nhật, ngân sách dành cho DNVVN là hơn 200 tỷ yên (chiếm khoảng 0,3% ngân sách), số tiền trợ cấp cho các DNVVN khoảng 120 tỷ yên, chiếm 65% tổng số tiền trợ cấp của Bộ Thương mại và cơng nghiệp. Ngồi chế độ tín dụng thơng thường, Nhật Bản cịn dành cho các DNVVN một chế độ tín dụng bổ sung để tăng nguồn vốn cho các doanh nghiệp này. Nguồn tài trợ được tập trung vào 4 lĩnh vực sau:

 Xúc tiến hiện đại hoá DNVVN  Thể chế hiện đại hoá DNVVN  Các hoạt động tư vấn cho DNVVN

35

 Các giải pháp tài chính, trong đó có 3 cơ quan tài chính của Chính phủ đối với các DNVVN và một hệ thống tín dụng để bảo đảm cho việc tài trợ các DNVVN từ nguồn tài trợ của các cơ quan tài chính tư nhân tới gần 20% của tổng tài trợ cho các DNVVN.

3.1.3 Ở các nước Philippines, Indonesia và Thái Lan

Philippines, Indonesia và Thái Lan nằm ở vùng Đông nam Châu Á, đều là thành viên của khối ASEAN. Về phát triển kinh tế – xã hội, mỗi quốc gia có những điều kiện chính trị, kinh tế – xã hội khác nhau nhưng nói chung cả ba nước đều có mức tăng trưởng khá, riêng Thái Lan có mức tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, do chiến lược đầu tư và chính sách kinh tế ở 3 nước này tập trung vào công nghiệp lớn nên tuy tăng trưởng nhanh nhưng đã để lại những hậu quả nặng nề, tạo nên sự mất cân đối trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến mơi trường chính trị – xã hội và môi trường sinh thái và sau này đã đưa đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ trầm trọng từ năm 1997.

Để phần nào khắc phục tình trạng trên, ngay từ đâu thập kỷ 80, chính phủ các nước này đã chuyển hướng kinh tế theo hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nông thôn, vùng xa thành phố nhằm tạo nên sự phát triển cân đối về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế. DNVVN có vai trị khơng nhỏ trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước nên các nước đều có chính sách hỗ trợ phát triển loại doanh nghiệp này. Chính sách hỗ trợ tài chính phát triển DNVVN ở Philippines, Indonesia, Thái Lan rất đa dạng (xem Phụ lục) và chủ yếu tập trung vào một số nội dung sau:

Do khó khăn về tài chính là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các DNVVN nên các nước đặc biệt quan tầm đến hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Ở Philippines có Ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME bank) đóng vai trị hàng đầu trong hỗ trợ DNVVN. Ngồi ra có Ngân hàng phát triển Philippines (PDB), Ngân hàng trồng trọt (Plant Bank) và các ngân hàng thương mại khác phục vụ DNVVN. Luật 1991 quy định bắt buộc dành

36

10% quỹ tín dụng cho DNVVN. Ngân hàng khơng chỉ cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi, thường khoảng 10%/năm, thời hạn cho vay dài hạn có thể đến 15 năm và có chương trình bảo lãnh vốn cho DNVVN mà còn là cơ quan tư vấn, giúp DNVVN giải quyết những vấn đề nảy sinh, là người bạn tốt cuả DNVVN. Còn ở Indonesia, nhà nước có chính sách tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ bằng các nguồn chính bao gồm đất đai, ngân sách nhà nước và các cơ quan của nhà nước, khoản trích 1-5% lợi nhuận cảu doanh nghiệp lớn, vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), từ đó hình thành quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Quỹ này dùng vào các công tác đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học-công nghệ, thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ. Mặt khác chính phủ có chính sách giảm hoặc miễn phí đối với doanh nghiệp nhỏ. Chính phủ quy định chính xác cho doanh nghiệp nhỏ vay theo lãi suất thị trường và cả ngân hàng và người vay đều có trách nhiềm bảo tồn vốn vay bằng cách bắt buộc người vay phải có tiền gửi vào ngân hàng coi như vật thế chấp, tỷ lệ tiền gửi thường từ 1/4 đến 1/6 tiền cho vay. Ở Thái Lan các DNVVN được Cục hỗ trợ công nghiệp bảo trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi 8%/năm, bằng 1/2 mức lãi suất thị trường. Thời hạn cho vay và chế độ thế chấp được phân thành 2 loại. Loại 1: vay không quá 50.000 bath, không phải trả lãi suất 4 tháng đầu và thời gian hồn trả khơng q 2 năm, khơng phải thế chấp tài sản nhưng phỉa có 2 người bảo lãnh. Loại 2: vay trên 50.000 bath, không phải trả lãi 12 tháng đầu và thời gian hồn trả khơng qua 10 năm, phải có tài sản thế chấp như đất đai hoặc máy móc đã đăng ký hoạt động. Ngồi ra cịn có các cơng ty tài chính cho vay vói mức cao hơn, có thể đến 25 triệu bath, có mức lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường 1- 2% và thời hạn cho vay không quá 10 năm.

Ngồi chính sách cho vay vốn, các nước đều có chính sách thuế riêng đối với doanh nghiệp có vốn dưới 500.000 peso và số công nhân dưới 20 người thì được miễn thuế. ở Thái Lan, nói chung chính sách thuế tương đối bình đằng, sự phân biệt mức thuế giữa các loại quy mô doanh nghiệp và ngành nghề không lớn, nên tác dụng

37

của chính sách thuế đối với DNVVN khơng nổi bật. Tuy nhiên Thái Lan đã có một hệ thống thuế đơn giản, rõ ràng, ổn định, có ưu đãi giảm thuế cho cơng ty hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội, tổ chức đại diện cho DNVVN.

3.2 Leasing

Trên thế giới, các công ty cho thuê tài chính đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Năm 2005, ước tính số vốn mà các cơng ty cho th ở Mỹ đóng góp cho nền kinh là khoảng 170 tỷ USD trong tổng 566 tỷ USD. Dưới đây là những tìm hiểu của tác giả về hoạt động thẩm định của hai công ty Cho th tài chính trên thế giới. Trong đó, cơng ty thứ nhất sẽ đại diện cho các công ty đã xuất hiện lâu đời, trong một nền kinh tế lớn mạnh vào bậc nhất thế giới và một công ty có thời gian tồn tại chưa lâu tại một nước có nhiều tương đồng về mặt kinh tế với nước ta.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 34 - 38)