Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 83 - 86)

I. Hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNVVN một số nước

3.Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách tín dụng

Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn của các tổ chức tín dụng. Nhà nước cần hồn thiện khung pháp lý trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Mở rộng cửa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng như: Qũy cho vay giải quyết việc làm, Qũy xóa đói giảm nghèo, Qũy hỗ trợ đầu tư quốc gia, tiến tới thành lập quỹ quốc gia về phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chính xác hóa, kiểm tra các báo cáo kế tốn tài chính để kiểm tra chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đảm bảo độ tin cậy để ngân hàng làm căn cứ cho vay.

Triển khai và thực hiện có hiệu quả quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định số 193/2001/QD-TTg ngày 20/12/2001 cuả Thủ tướng Chính phủ về thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng và thông tư hướng dẫn số 42/2002/TT-BTC ngày 7/5/2002 của Bộ tài chính.

Qũy bảo lãnh tín dụng được hình thành với mục đích cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là biện pháp nhà nước san sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng nhằm mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời giúp các doanh nghiệp này vay được vốn tín dụng khi khơng đủ tài chính thế chấp. Việc ra đời quỹ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một biện pháp hỗ trợ rất thiết thực của Chính phủ. Nhưng để quỹ này hoạt động một cách có hiệu quả, các bộ ngành liên quan nên có những hướng dẫn chi tiết về cách góp vốn, mức góp vốn, vấn đề thẩm định quỹ cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn quỹ này.

83

Nhà nước nên cải cách chính sách theo hướng:

 Nhà nước cần bãi bỏ quy định lãi suất trần, mức lãi suất để cho ngân hàng quyết định trên điều kiện cụ thể của thị trường.

 Xóa bỏ các quy định mang tính phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh trong lĩnh vực tín dụng.

 Nhà nước để cho các ngân hàng tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của họ, do đó các ngân hàng tự đưa ra quy định về đảm bảo tiền gửi phù hợp, các quy định về bán, cầm cố thế chấp tài sản.

 Hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước, các cấp chính quyền vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cho phép các ngân hàng nước ngồi mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam.

 Nhà nước kiểm soát hoạt động của ngân hàng thông qua các hiệp hội, thơng qua việc áp dụng hệ thống tài chính: áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực về kiểm toán quốc tế, tăng cường hiệu lực hoạt động kiểm tốn, khuyến khích phát triển các dịch vụ bảo hiểm, hạn chế hình sự hóa các quan hệ dân sự trong lĩnh vực tín dụng.

Về phía Ngân hàng

Cần chủ động tích cực tham mưu, tư vấn cho chính phủ sớm thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Quỹ này đã hoạt động thí điểm ở Bắc Giang và đã đem lại nhiều kết quả tốt.

Quỹ bảo lãnh tín dụng có vai trị là một tổ chức trung gian giữa ngân hàng và Doanh nghiệp, hoạt động trên cơ sở bảo lãnh một phần nhằm hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được các khoản vay ngắn, trung và dài hạn (bao gồm cả gốc lẫn lãi) tại các tổ chức tín dụng, thơng qua việc cấp bảo lãnh tái bảo lãnh tín dụng, khuyến khích các hoạt động tín dụng lành mạnh; Đồng thời chia xẻ rủi ro giữa quỹ bảo lãnh tín dụng, ngân hàng và Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy các Doanh

84

nghiệp, quỹ, ngân hàng, cả ba phải làm đúng chức năng và thiện chí thì quy trình tạo vốn cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ mới sớm được khai thông một cách tích cực.

Ngồi ra, cần xây dựng cơ chế đầu tư cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và

nhỏ:

Thứ nhất về các điều kiện vay vốn: Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện

nay như phân tích ở trên là cịn nhiều bất cập về điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành bao gồm: tài sản thế chấp; phương án sản xuất kinh doanh về chấp hành chế độ kế toán thống kê...

Trong đó đáng quan tâm là điều kiện về tài sản thế chấp để được vay vốn. Đây là vấn đề nan giải với các Doanh nghiệp và nhỏ, trong điều kiện tài sản thế chấp ít ỏi. Thực tế và lý luận đã chứng minh rằng: điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay khơng phải là tài sản thế chấp mà là tính khả thi của phương án kinh doanh, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó cho phép chúng ta có thể tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng từ việc nâng cao năng lực thẩm định dự án, phương án vay vốn của các ngân hàng. Có thể phân định một số dạng cụ thể như sau:

 Đối với các Doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng một phần và đủ tài sản thế chấp cho phần cịn lại thì u cầu Doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nợ đủ theo yêu cầu.

 Đối với Doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng một phần và tài sản thế chấp khơng đủ đảm bảo cho phần cịn lại thì u cầu dùng tài sản hình thành bằng vốn vay, tiếp tục đảm bảo cho nợ vay còn lại.

 Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng đủ điều kiện như hai dạng trên thì ngân hàng phải chú trọng thẩm định dự án, phương án vay vốn bằng cách thơng qua hội đồng tín dụng. Trong đó các chuyên gia tư vấn theo chuyên môn yêu cầu, để quyết định nên đầu tư hay không và mức độ đầu tư là bao nhiêu.

85

Như vậy địi hỏi đơi ngũ cán bộ thẩm định không chỉ tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải hiểu biết rộng rãi các nghiệp vụ bổ trợ như chuyên môn các ngành kỹ thuật và các ngành kinh tế khác. Đồng thời cần nắm bắt thơng tin kịp thời, chính xác về các phương án, dự án vay vốn.

Thứ hai về thời hạn cho vay: Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu về vốn

trung và dài hạn lớn do phải thay đổi cơng nghệ, thiết bị nhiều do đó các ngân hàng cần lưu ý trong việc xác định thời hạn cho vao phù hợp với khả năng sinh lời và tuổi thọ của thiết bị. Các ngân hàng khơng nên gị ép về mặt thời gian cho vay theo chủ quan sẽ dẫn đến áp lực về tài chính đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 83 - 86)