I. Hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNVVN một số nước
2. Các biện pháp hỗ trợ tài chính đã và đang áp dụng tại Việt Nam 1 Chính sách thuế
2.1.3 Chính sách hỗ trợ tài chính cho các DNVVN nhằm đổi mới công nghệ
Ở Việt Nam, DNVVN hoạt động trong lĩnh vực KHCN chủ yếu tập trung ở một số ngành như công nghệ thông tin, vật liệu, tự động hố, cơng nghệ sinh học…Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác, để tồn tại và phát triển, hoạt động KH&CN cũng được chú trọng. Từ năm 2002, thực hiện Luật KH&CN, Bộ KH&CN đã có chính sách trực tiếp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Cụ thể là từ năm 2002 đến hết năm 2004 đã có 36 DNVVN trong các lĩnh vực khác nhau được hỗ trợ tiến hành nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm mới với số kinh phí khoảng 35.000 triệu đồng. Số kinh phí hỗ trợ này chiếm khoảng 20- 30% tổng kinh phí mà các doanh nghiệp tự đầu tư cho hoạt động nghiên cứu của mình và góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá đầu tư cho khoa học, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng kết quả nghiên cứu KH&CN để tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới thúc đẩy cạnh tranh và xuất khẩu.
Có thể nói rằng, cho đến nay chưa có một văn bản nào của Nhà nước ban hành riêng cho các DNVVN trong lĩnh vực KH&CN. Tuy nhiên, trong một số văn bản khác nhau cũng đã có những qui định điều chỉnh các hoạt động KH&CN của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đáng kể nhất là Nghị định 119/1999/NĐ-CP qui định về việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, sản
61
xuất sản phẩm mới thực tế cho thấy, với sự định hướng và hỗ trợ của Nhà nước, phần lớn các doanh nghiệp đều có nhu cầu đổi mới cơng nghệ, đổi mới sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, từ khi thực hiện đến nay các qui định của Nghị định có một số bất cập như sau:
Các lĩnh vực KH&CN được khuyến khích hỗ trợ còn hạn chế (chỉ trong 5 lĩnh vực) dẫn đến số lượng doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ cịn ít.
Thủ tục, trình tự xét duyệt cịn chậm, cơ chế cấp và thanh quyết tốn cịn lỳng túng dẫn đến việc tổ chức thực hiện và giải ngân chậm, không đáp ứng được đúng thời điểm cần thiết của doanh nghiệp về đổi mới công nghệ.
Việc tổ chức xét duyệt tập trung (đăng ký, xét duyệt, thẩm định kinh phí tại Bộ KH&CN, cấp kinh phí trực tiếp từ Bộ Tài chính) với hình thức chủ yếu dựa trên hồ sơ đăng ký. Do đó, đã xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp nộp đơn đăng ký được đưa vào danh mục đề nghị hỗ trợ nhưng khơng đủ năng lực tài chính và khả năng về nghiên cứu khoa học, trong những trường hợp này phải dừng ký hợp đồng thực hiện đối với các doanh nghiệp đó.
Ngồi ra, do khả năng vốn liếng hạn chế nên số lượng các DNNVV sẵn sàng đầu tư vốn tự có của mình để triển khai đề tài nghiên cứu cịn rất ít.
Vì vậy, việc sửa đổi Nghị định 119/1999/NĐ-CP là cần thiết, kiến nghị sửa đổi theo hướng: Mở rộng lĩnh vực hỗ trợ; cải tiến thủ tục, trình tự xét duyệt theo hướng phân cấp quản lý.
Về Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia: ngày 20/10/2003 Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về thành lập Quỹ Phát triển Khoa học và Cơng nghệ quốc gia, trong đó có nội dung tài trợ cho các doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc hướng khoa học và công nghệ ưu tiên của Nhà nước. Tuy nhiên cho đến nay Bộ KH&CN mới đang xây dựng các qui định và thể chế để đưa quĩ vào hoạt động. Do đó chưa thể đánh giá đúng vai trị của
62
Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia đối với Doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng.