I. Hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNVVN một số nước
1. Khái quát về DNVVN của Việt Nam
1.2.6 Khả năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm yếu
Hiện tại đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh chưa khai thác hết được tiềm năng thị trường trong nước nên việc mở rộng thị trường sang các khu vực và thế giới sẽ là rất hạn chế. Nguyên nhân chính của điều này là các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường khu vực và thế giới, thương hiệu sản phẩm cịn kém cộng với việc thiếu thơng tin về bạn hàng, ít hiểu biết về tập tính văn hóa và thói quen tiêu dùng của khách hàng nước ngoài dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam càng khó tiếp cận với thị trường này.
Như vậy, vấn đề cốt yếu là làm thế nào để các sản phẩm của các danh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có mặt trên thị trường khu vực và thế giới, cũng như việc các sản phẩm của các doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của các khách hàng nội địa. Đây là tiêu chuẩn đánh giá thiết thực nhất đối với mọi loại hình doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải quyết được vấn đề cốt yếu này thì phải giải quyết được các tồn tại hiện nay của doanh nghiệp.
Thị trường các yếu tố đầu vào: vốn đầu tư, nguồn lao động có kỹ năng cơng nghệ sản xuất tiên tiến.
Giải quyết tốt khâu phân phối và trao đổi sản phẩm bằng sự đổi mới mạnh mẽ trong cách thức tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp (chính sách tìm kiếm đối tác kinh doanh, tổ chức tốt các kênh phân phối, chính sách Marketing của bản thân các doanh nghiệp) và các chính sách hỗ trợ tìm thị trường tự các cơ quan chức năng của Chính phủ (Phịng thương mại công nghiệp Việt Nam cùng các cơ quan hỗ trợ và xúc tiến thương mại)