Dạy học tích hợp là gì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề tích hợp điện thế sinh vật trong dạy học môn lí sinh ở bậc đại học (Trang 27 - 30)

1.3. Dạy học tích hợp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên

1.3.1. Dạy học tích hợp là gì

1.3.1.1 Khái niệm tích hợp

“Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hịa hợp, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau và qui định lẫn nhau, đó là tính liên kết và tính vẹn tồn.” [15. tr. 13]

1.3.1.2 Tích hợp mơn học

Có nhiều quan điểm về cách phân mức độ tích hợp các mơn học, trong luận văn này tác giả sử dụng các phân loại theo D‟Hainaut (1977), có bốn quan điểm tích hợp khác nhau đối với các môn học. [16. tr 48-49]

- Quan điểm “trong nội bộ môn học”, trong đó chúng ta ưu tiên các nội dung của môn học. Quan điểm này nhằm duy trì các mơn học riêng rẽ.

- Quan điểm “đa mơn” trong đó chúng ta đề nghị những tình huống, những “đề tài” có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau. Ví dụ, tơi có thể nghiên cứu vấn đề nhà ở theo quan điểm kiến trúc, theo quan điểm mĩ học, theo quan điểm lịch sử, theo quan điểm nhân chủng học, vv…Theo quan điểm này, những môn học tiếp tục được tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy các mơn học khơng thực sự được tích hợp.

- Quan điểm “liên mơn”, trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lý qua sự soi sáng của nhiều mơn học. Ví dụ, câu hỏi “Tại sao những con voi được bảo vệ?” chỉ có thể giải thích dưới ánh sáng của nhiều mơn học địa lí, lịch sử, tốn học… Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kết mơn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước: các q trình học tập sẽ khơng rời rạc mà chúng liên kết với nhau xung quanh vấn đề phải được giải quyết.

- Quan điểm “xun mơn”, trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống, chẳng hạn, nêu một giả thuyết, đọc các thông tin, thông báo thông tin, giải một bài toán, vv… Những kĩ năng này chúng ta sẽ gọi là những kĩ năng xuyên mơn. Có thể lĩnh hội được những kĩ năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động chung nào cho nhiều mơn học.

Hiện nay, vấn đề cần hay khơng cần tích hợp các mơn học khác nhau khơng cịn đặt ra nữa. Dạy học tích hợp chắc chắn phải được đưa vào dạy học do những nhu cầu xã hội yêu cầu và đòi hỏi giáo dục phải tiến tới quan điểm liên mơn và xun mơn. Khi dạy học tích hợp liên mơn chúng ta phải phối hợp sự đóng góp của nhiều mơn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống. Dạy học theo quan điểm tích hợp xun mơn, giáo viên tìm cách phát triển ở học sinh những năng lực có thể áp dụng rộng rãi. Các năng lực này học sinh có thể sử dụng trong tất cả các mơn học, trong tất cả các tình huống.

Bên cạnh đó xu hướng tích hợp khơng những tránh được sự lặp kiến thức giữa các môn học mà quan trọng hơn là để SV biết cách vận dụng tổng hợp các

kiến thức vào thực tiễn vì để giải quyết một tình huống có vấn đề trong thực tiễn SV thường phải huy động tri thức từ nhiều môn học.

1.3.1.3 Khái niệm dạy học tích hợp

Theo Xavier Roegiers, “sư phạm tích hợp” là một quan niệm về một quá trình học tập, trong đó tồn thể các q trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho các q trình học tập tương lai hoặc nhằm hịa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. “Sư phạm tích hợp” được trình bày như một lý thuyết giáo dục, một mặt nó đóng góp vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa, mặt khác góp phần định hướng các hoạt động dạy học trong nhà trường. [19. tr.73]

Theo đó, có thể hiểu dạy học tích hợp là cách tiếp cận dạy học theo liên ngành, theo đó các nội dung dạy được trình bày theo các đề tài hoặc các chủ đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề được trình bày thành nhiều bài học nhỏ để người học có thể có thời gian hiểu rõ và phát triển các mối liên hệ với những gì mà người học đã biết. Cách tiếp cận này tích hợp kiến thức từ nhiều ngành học và khuyến khích người học tìm hiểu sâu sắc về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khuyến khích người học tham gia vào việc chuẩn bị bài học, tài liệu và tư duy tích cực sâu sắc hơn so với cách học truyền thống với chỉ một nguồn tài liệu duy nhất. Kết quả là làm cho người học hiểu thấu đáo vấn đề và thấy tự tin hơn trong việc học của mình.

Dạy học tích hợp khơng chỉ là sự kết hợp đơn thuần giữa lý thuyết và thực hành trong một tiết dạy. Chúng ta cần hiểu rằng, phía sau quan điểm là một triết lý giáo dục, nó phản ánh mục tiêu của việc dạy và học. Theo quan diểm dạy học truyền thống thì dạy học là cung cấp một hệ thống các kiến thức và kỹ năng riêng lẻ cho người học để sau đó người học muốn làm bất kỳ việc gì với những kiến thức và kỹ năng đó. Cịn theo quan điểm dạy học tích hợp thì mục tiêu của dạy học là đào tạo ra những con người có những năng lực cụ thể để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.

Với ý nghĩa định hướng các hoạt động học tập, trong luận văn này thuật ngữ dạy học tích hợp được dùng để chỉ q trình dạy học, trong đó giáo viên quan tâm xây dựng các tình huống để học sinh học cách sử dụng phối hợp các kiến thức, kỹ

năng từ các môn học hoặc từ các lĩnh vực tri thức khác nhau, chúng được huy động phối hợp với nhau, tạo thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ lý luận và thực tiễn được đề cập trong các lĩnh vực đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề tích hợp điện thế sinh vật trong dạy học môn lí sinh ở bậc đại học (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)