Một đoạn điển hình của điện tâm đồ ở tim khỏe mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề tích hợp điện thế sinh vật trong dạy học môn lí sinh ở bậc đại học (Trang 69)

Ở đồ thị này, ta thấy có các đơn sóng được đặt tên bằng các chữ cái P, Q, R, S, T, có thể cịn đơn sóng U nhưng hiếm thấy. Ta nhận thấy các sóng khác nhau về hình dạng, biên độ và thời khoảng. Những dữ kiện đó đều phản ánh tình trạng hoạt động của tim.

Đơn sóng P : đặc trưng cho sự phát sinh xung điện từ nút SA và sự kích hoạt trực tiếp cả tâm nhĩ. Pha này có biên độ 0,05 - 0,30 mV, thời khoảng 0,08 - 0,1s.

Đoạn đẳng thế PQ: phản ánh dẫn truyền xung điện từ nút SA đến nút AV, pha này kéo dài khoảng 0,12 - 0,22 s.

Tổ hợp sóng QRS : phản ánh sự kích hoạt nút AV và sự lan truyền xung điện động đến hệ cơ co của tâm thất. Pha này kéo dài khoảng 0,12s.

Đường đẳng thế giữa S và T (đoạn ST) : tương ứng thời kỳ kích thích bao trùm hết cả các cơ tim, kéo dài khoảng 0,12s.

Đơn sóng T : phản ánh sự trở về trạng thái nghỉ của tâm thất, biên độ điện áp từ 0,25 đến 0,5 mV thời khoảng cỡ 0,25s. Biên độ của sóng T phản ánh sự trao đổi chất tăng cao tại cơ tim.

Đường đẳng thế giữa T và P : biểu hiện thời gian tim nghỉ.

Ý nghĩa : Những dữ kiện của một đoạn ECG phản ánh tình trạng hoạt động của tim. Đồng nhất được các nét của một đoạn ECG điển hình với các sự kiện đặc thù trong một chu kì hoạt động của tim làm cho ECG trở thành một công cụ chuẩn

đốn vơ cùng q giá.

Nhiệm vụ 3: (10 phút) tìm hiểu ứng dụng phương pháp ghi điện tim trong chẩn đoán bệnh

- Tổ chức SV thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 3 của tình huống. Sử dụng phiếu trợ giúp số 3 trong trường hợp cần.

PHIẾU TRỢ GIÚP SỐ 3

1. Nếu hoạt động co bóp của tim bị rối loạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến điện tâm đồ?

2. Đọc phần thông tin ở địa chỉ dưới đây và cho biết cơ sở của việc chuẩn đoán bệnh dùng điện tâm đồ?

https://lib.uet.vnu.edu.vn/bitstream/123456789/89/1/Luan%20van.pdf

- GV trình chiếu và phân tích về sự khác nhau giữa 2 điện tâm đồ chuẩn và có bệnh. GV giới thiệu phần 4 của tình huống để hồn thiện kiến thức.

- Kết quả :

Khi cơ thể biểu hiện bệnh lý dạng đặc trưng của đồ thị điện tim sẽ thay đổi. Căn cứ vào sự thay đổi đó, người ta chẩn đốn và xác định ngun nhân gây bệnh, từ đó chỉ định các biện pháp điều trị thích hợp. Đồ thị điện tim giúp đánh giá tình trạng hoạt động của tim từ đó chẩn đốn bệnh về tim như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, các chứng tim to, chẩn đốn một số thay đổi sinh hóa máu và một số ngộ độc thuốc.

Nhiệm vụ 4: chế tạo máy tạo nhịp tim (pacemaker) (20 phút) GV tổ chức hoạt động theo nhóm để trả lời câu hỏi số 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Phần 4:

Yêu cầu: Hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi số 4

Trả lời thắc mắc của Nam, bác sĩ cho biết: một điện tâm đồ sẽ cho biết tình trạng hoạt động sinh lí của tim. Nếu so sánh với điện tâm đồ chuẩn sẽ biết được từng giai đoạn trong một chu kì tim giống hay khác với đồ thị chuẩn, từ đó suy ra vấn đề mà tim mắc phải. Bác sĩ cũng sử dụng đồ thị điện tim của mẹ cậu để chứng minh. Qua đó, bác sĩ thơng báo vấn đề mẹ cậu gặp phải là nhịp tim chậm hơn so với bình thường.

Câu hỏi 4: Hãy thiết kế một thiết bị giúp điều chỉnh nhịp đập tim trở lại bình thường?

- GV trợ giúp các nhóm bằng hệ thống các câu hỏi gợi ý và phiếu trợ giúp sô 4:

PHIẾU TRỢ GIÚP SỐ 4

1. Bộ phận nào có vai trị chỉ huy hoạt động co bóp của tim? Từ đó nêu ngun nhân dẫn tới tình trạng đập bất thường của tim?

2. Đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng trên?

3. Xem video về một thiết bị giúp điều chỉnh nhịp tim, hãy phân tích nguyên tắc hoạt động của thiết bị? https://www.youtube.com/watch?v=jYsUjdVxxlc

4. Để gắn thiết bị trên với tim cần lưu ý gì về vật liệu, kích thước, thời gian sử dụng?

- SV tự trình bày về đề xuất của từng nhóm, GV tổ chức thảo luận và thể chế hóa kiến thức.

- Kết quả:

Máy tạo nhịp tim, được nuôi bởi pin, tạo ra các xung điện kích thích theo một nhịp đã định trước. Biên độ điển hình của xung điện cỡ 10mV, thời gian kéo

dài xung khoảng vào ms, tần số xung khoảng 60-70 xung/ phút. Các điện cực được gắn với cơ tim. Các máy tạo nhịp tim tinh vi làm việc trong chế độ « trực chiến » (standby), có nghĩa là nó chỉ hoạt động khi nhịp đập của tim xuống thấp hơn mức độ nào đó.

Tuy gọi là « máy » nhưng nó rất nhỏ và được cấy dưới da ở vùng bụng hoặc ngực, các dây dẫn sẽ nối nó với tim. Phần « hộp điện tử » này có thể dễ dàng làm nhỏ và có tuổi thọ cao. Vấn đề chính là nguồn cung cấp năng lượng rất cần phải nuôi được máy thật lâu. Một số loại pin đặc biệt có thể ni máy 10- 20 năm. Nếu pin hết, sẽ cần đến một tiểu phẫu thuật. Phẫu thuật lớn là khi đặt các điện cực và dây dẫn đến tim.

Hình 2.5: Hình ảnh mô phỏng cấu tạo của máy tạo nhịp tim 2.3.4.3 Hoạt động 3: Tác động của dòng điện lên cơ thể sống

a. Kiến thức cần đạt

Tìm hiểu các tác động vật lí, sinh học của dịng điện với cơ thể sống:

- Trong trường hợp tích cực, các tác động này có những ứng dụng gì để điều trị - Trong trường hợp tiêu cực, cần có những biện pháp an tồn nào trong bệnh

viện để phòng tránh

b. Mục tiêu phát triển năng lực

- Đặt ra được các câu hỏi liên quan tới tình huống - Phân tích được các thơng tin liên quan đến TH - Đề xuất các phương án thực hiện giải pháp

- Xác định được các nhiệm vụ theo phương án đã đề xuất

- Xác định kế hoạch thực hiện nhiệm vụ như : dự kiến thời gian hoàn thành, lập thời gian biểu, phân công nhiệm vụ các thành viên…

c. Phương tiện dạy học

Tình huống

Nam đã biết về sự tồn tại của các dòng điện sống bên trong cơ thể và những ứng dụng của chúng trong y học. Vậy trong trường hợp dịng điện bên ngồi đi qua cơ thể sống thì sao, chúng gây ra những tác động gì và con người đã ứng dụng như thể nào cho việc điều trị? Để trả lời câu hỏi này, Nam rủ vài người bạn cùng tới bệnh viện tìm hiểu.

- Dự án 1: Đóng vai là Nam, bạn hãy thực hiện một bài thuyết trình về các tác dụng của dòng điện đối với cơ thể sống và những ứng dụng trong điều trị tại bệnh viện khảo sát.

- Dự án 2: đóng vai một nhân viên của bệnh viện, hãy đề xuất nguyên nhân gây mất an tồn điện trong bệnh viện của mình. Từ đó, bạn khắc phục bằng cách thiết kế cuốn cẩm nang Các biện pháp an toàn điện trong bệnh viện để mọi người tuân thủ thực hiện

Bộ câu hỏi định hƣớng

Bộ câu hỏi được sử dụng để chuyển giao nhiệm vụ học tập và có ý nghĩa định hướng đối với hoạt động học của SV.

Câu hỏi khái quát:

- Dòng điện được ứng dụng trong điều trị như thế nào?

- Những biện pháp an toàn điện trong bệnh viện cần được thực hiện như thế nào?

Câu hỏi bài học:

- Dòng điện được ứng dụng trong điều trị bằng cách nào?

- Những biện pháp an toàn điện trong bệnh viện dựa theo nguyên tắc vật lí nào?

Câu hỏi nội dung

- Ứng dụng của dòng điện trong điều trị:

+ Những thiết bị y tế, những liệu pháp nào là ứng dụng của dòng điện trong điều trị?

+ Mục đích sử dụng các biện pháp này là gì? + Các thiết bị này được cấu tạo như thế nào?

+ Chúng hoạt động dựa trên hiện tượng, định luật vật lí nào?

- Biện pháp an toàn điện trong bệnh viện:

+ Mục đích thực hiện biện pháp nhằm tránh nguy cơ nào có thể xảy ra? + Các nguy cơ về điện trong bệnh viện do những hiện tượng vật lí nào gây ra? + Trong trường hợp đã bị điện giật, cần thực hiện những biện pháp gì?

Đầu mục sản phẩm:

- Dự án 1: Bài thuyết trình bằng power point

- Dự án 2: Cuốn cẩm nang+ bài thuyết trình bằng powerpoint

d. Tổ chức hoạt động dạy- học (80 phút bao gồm 20 phút chuyển giao nhiệm vụ buổi trước và 60 phút báo cáo sản phẩm dự án ở buổi học sau)

Bảng 2.7: Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề

Thời gian Hƣớng dẫn của GV Hoạt động của SV

10 phút  Giới thiệu các hoạt động chính của dạy học dự án

 Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho SV: GV đưa ra tình huống ý tưởng dự án.

SV nghiên cứu tài liệu về dạy học dự án (khái niệm, các đặc điểm, các giai đoạn của dạy học dự án) và tài liệu về sơ đồ tư duy do GV cung cấp

- SV hào hứng với dự án và tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

10 phút  Tổ chức thảo luận bộ câu hỏi định hướng.

Thảo luận và thống nhất bộ câu hỏi định hướng và đáp án

Tự do, có thể tổ chức 1- 2 tiết để báo cáo tiến độ  Tổ chức thực hiện dự án, trong đó dự án 1 chia thành 2 lĩnh vực nhỏ là ứng dụng trong vật lí trị liệu và ứng dụng trong chế tạo các dụng cụ điều trị. Tổ chức báo cáo tiến độ làm việc và báo cáo thử các sản phẩm của dự án.

Hoạt động theo nhóm với kế hoạch đã lập sẵn; yêu cầu trợ giúp nếu cần.

Báo cáo tiến độ làm việc của nhóm và tập báo cáo thử sản phẩm, đóng góp ý kiến cho các sản phẩm của nhóm khác đồng thời tiếp thu các ý kiến đóng góp của GV và nhóm khác với sản phẩm của nhóm mình, từ đó tiếp tục hồn thiện để báo cáo trước lớp.

60 phút  Khai thác dự án

+ Báo cáo sản phẩm của dự án + Đánh giá sản phẩm

Trình bày sản phẩm của dự án, tự đánh giá và điều chỉnh sản phẩm

e. Kết quả

Kết quả năng lực GQVĐ của SV được đánh giá thông qua các công cụ đánh giá. Ở đây tác giả muốn cung cấp một số nội dung kiến thức cơ bản SV cần phân tích được thơng qua việc trình bày sản phẩm.

- Mơt số ứng dụng của dịng điện trong điều trị được thể hiện qua bảng 2.8

Bảng 2.8: Một số ứng dụng của dòng điện trong điều trị

Lĩnh vực Phƣơng pháp Loại dòng điện Hiệu ứng vật lí

Vật lí trị liệu Liệu pháp Galvani (galvanisation) Dòng một chiều không đổi

- Thay đổi tính chất của màng tế bào (tính thấm và tính chất điện) - Tác dụng nhiệt Điện di dược chất (electrophoresis) Dòng một chiều không đổi

- Hiện tượng điện phân

Luyện tập cơ Dòng xoay chiều

hạ tần, trung tần, dịng xung điện

Kích thích các cơ co duỗi liên tục theo chu kì của dịng điện

Dụng cụ điều trị

Máy khử rung (máy sốc điện)

Dòng một chiều - Hiện tượng phóng điện qua tụ

- Bản dẫn điện tiếp xúc có tiết diện rộng khiến một lượng điện tích lớn được phân bố đều

Phẫu thuật và đốt cắt điện

Dòng điện cao tần - Tác dụng nhiệt của dòng điện

- Mật độ điện tích phụ thuộc vào tiết diện phân bố: tại vùng hẹp, mảnh

nhọn mật độ rất lớn… - Một số qui tắc an toàn điện trong các cơ sở khám chữa bệnh:

+ Tất các các thiết bị điện, chính xác là các vỏ động cơ điện, máy X quang, máy điện liệu pháp, máy ghi điện tim, máy ghi điện não...phải được nối đất;

+ Bệnh nhân không được tiếp xúc với đất, nhất là phải chú ý để các dây dẫn và các vật kim loại trên người bệnh nhân khơng chạm đất. Giường sắt phải có chân hay bánh xe cao su cách điện;

+ Các loại vỏ kim loại trần của các thiết bị điện phải cách xa tầm với của bệnh nhân

+ Khi đang thực hiện phép đo điện hoặc liệu pháp, các dây tiếp xúc đối với bênh nhân phải được cách điện thật tốt với nguồn;

+ Không chạm một tay bạn vào vật dẫn cắm vào người bệnh, còn tay kia chạm vào một vật kim loại khác. Nhớ rằng lúc đó một dịng điện rất nhỏ (cỡ 50 microAmpe) có thể qua bạn vào bệnh nhân mà mặc dù bạn không cảm giác được nhưng lại gây nên nguy hiểm (rung thất) cho bệnh nhân.

+ Đặt toàn bộ các thiết bị điện đang liên quan đến các bệnh nhân “đặc biệt nhạy cảm” với điện vào trong hộp chứa hay trên các đế cách điện. Trong các bệnh viện hiện đại có loại giường chuyên dụng dành cho nhóm bệnh nhân này, có bảng điện riêng để phục vụ các thiết bị điện. Biện pháp này là tối ưu.

2.6 Công cụ đánh giá

2.6.1 Công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua hoạt động dạy học nghiên cứu tình huống

Bảng 2.9: Phiếu đánh giá chỉ số hành vi năng lực giải quyết vấn đề

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ HÀNH VI NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Ngƣời đánh giá:……………………………………………………. Ngƣời đƣợc đánh giá:…………………………… Lớp:…………... Mức độ Chỉ số hành vi Mức I Mức II Mức III quả Kết 1. Quan sát và mơ tả lại tình huống trong thực tiễn

Kể tên được được các hiện tượng điện sinh vật trên tế bào đã biết.

Mô tả được được các hiện tượng điện sinh vật trên tế bào đã biết bằng ngôn ngữ của bản thân.

Mô tả được các hiện tượng điện sinh vật trên tế bào đã biết bằng ngôn ngữ khoa học. 2. Đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn đề Có đặt ra các câu hỏi trong khi thực hiện phiếu KWL và NCTH nhưng chưa liên quan tới nội dung câu hỏi được đặt ra

Đặt được các câu hỏi về điện sinh vật trong khi thực hiện phiếu KWL và NCTH, trong đó có một số câu hỏi đúng. Tất cả các câu hỏi được đặt ra trong khi thực hiện phiếu KWL và NCTH đặt ra đều đúng về điện thế sinh vật. 3. Phân tích thơng tin vấn đề Có xác định các thông tin liên quan tới cơ chế hình thành điện thế hoạt động của tổ chức sống nhưng chưa trúng vấn đề. Xác định đúng một số các thông tin cần thiết về hoạt động co bóp của tim và cơ chế hình thành các loại điện thế màng tế bào

Xác định đúng các thông tin cần thiết: hoạt động co bóp của tim và cơ chế hình thành các loại điện thế màng tế bào

4. Đề xuất

phương án

GQVĐ

Có đề xuất

phương án trả lời cho các câu hỏi của tình huống nhưng khơng phân tích, giải thích được. Đề xuất được phương án trả lời câu hỏi của tình huống và có sự phân tích giải thích có sử dụng phiếu trợ giúp của GV Đề xuất được các phương án trả lời câu hỏi của tình huống sáng tạo, có sự phân tích, giải thích và khơng cần tới phiếu trợ giúp của GV. 5. Xác định các nhiệm vụ cần thực hiện theo phương án đã đề xuất Có xác định nhiệm vụ cần thực hiện nhưng khơng hữu ích để trả lời các câu hỏi của tình huống.

Xác định được một số nhiệm vụ cần thực hiện để trả lời câu hỏi của tình huống.

Xác định được đủ các nhiệm vụ cần thực hiện để trả lời các câu hỏi của tình huống.

6. Phân cơng công việc

Chưa phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm. Có phân công nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm trong quá trình thảo luận nhưng chưa rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề tích hợp điện thế sinh vật trong dạy học môn lí sinh ở bậc đại học (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)