Qui trình thiết kế chủ đề tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề tích hợp điện thế sinh vật trong dạy học môn lí sinh ở bậc đại học (Trang 31 - 33)

1.3. Dạy học tích hợp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên

1.3.3. Qui trình thiết kế chủ đề tích hợp

Quy trình tổ chức dạy học chủ đề tích hợp có thể qua 7 bước được mơ tả bởi sơ đồ hình 1.2 dưới đây:

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình tổ chức dạy học chủ đề tích hợp

Bước 1 : Lựa chọn chủ đề

Các chủ đề tích hợp thường sẽ được đưa ra hoặc gợi ý trong chương trình. Tuy nhiên, GV cũng có thể tự xác định chủ đề tích hợp cho phù hợp với hồn cảnh địa phương, trình độ SV. Để xác định chủ đề cần :

- Rà sốt các mơn học qua khung chương trình hiện có; các chuẩn kiến thức, kĩ năng; chuẩn năng lực để tìm ra các nội dung dạy học gần nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các mơn học hiện hành.

- Tìm ra những nội dung liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để xây dựng chủ đề/bài học gắn với thực tiễn, có tính phổ biến, gắn với vốn kinh nghiệm của SV và phù hợp với trình độ nhận thức của họ.

Khi lựa chọn chủ đề, GV cần phải trả lời các câu hỏi: * Tại sao lại phải tích hợp?

* Tích hợp nội dung nào là hợp lí? Các nội dung cụ thể đó là gì? Thuộc các mơn học, bài học nào trong chương trình ?

* Logic và mạch phát triển các nội dung đó như thế nào ? * Thời lượng cho bài học tích hợp dự kiến là bao nhiêu ?

Từ đó, xác định và đặt tên cho chủ đề/ bài học. Tên chủ đề/ bài học làm sao phải phản ánh được, phủ được nội dung của chủ đề/bài học và hấp dẫn SV.

Bước 2. Xác định các vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong chủ đề

Đây là bước định hướng các nội dung cần được đưa vào trong chủ đề. Các vấn đề này là những câu hỏi mà thơng qua q trình học tập chủ đề SV có thể trả lời được.

Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề

Dựa trên ý tưởng chung và việc giải quyết các vấn đề mà chủ thể đặt ra, GV sẽ xác định được kiến thức cần đưa vào trong chủ đề. Các kiến thức này có thể thuộc một môn học hoặc nhiều môn học khác nhau. Các nội dung chủ đề đưa ra cần dựa trên các mục tiêu đã đề ra, tuy nhiên cần có tính gắn kết với nhau. Để thực hiện tốt việc này, có thể phối hợp các GV của bộ mơn có liên quan đến chủ đề cũng xây dựng các nội dung nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học và sự phong phú của chủ đề. Đối với nhiều chủ đề tích hợp, việc xác định mục tiêu và xây dựng nội dung chủ đề đôi khi diễn ra đồng thời.

Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề

Để xác định mục tiêu dạy học, cần ra soát xem kiến thức cần dạy, kĩ năng cần rèn luyện thơng qua chủ đề tích hợp ở từng môn là những kiến thức, kĩ năng nào. Đồng thời cần cứ vào cấu trúc các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn khoa học tự nhiên để xác định các năng lực của SV có thể được hình thành và phát triển thơng qua chủ đề. Việc xác định mục tiêu đôi khi diễn ra đồng thời với việc xác định các nội dung, các họat động học tập của chủ đề tich hợp.

Mục tiêu chủ đề tích hợp sẽ quyết định xem chủ đề đó tích hợp kiến thức, kĩ năng của môn nào. Nếu trong mục tiêu chỉ có những kiến thức SV đã được học, những kĩ năng đã thành thục của một mơn nào đó thì khơng thể coi có tích hợp của mơn này vào trong chủ đề.

Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động dạy học của chủ đề

Ở bước này cần làm rõ: chủ đề có những hoạt động nào, từng hoạt động đó thực hiện vai trị gì trong việc đạt được mục tiêu tồn bài học?

Có thể chia hoạt động theo vấn đề cần giải quyết hoặc theo cấu trúc nội dung của chủ đề. Mỗi nội dung nhỏ, hoặc một vấn đề cần giải quyết của chủ đề có thể được xây dựng thành một hoặc một vài hoạt động dạy học khác nhau. Ứng với mỗi hoạt động, GV cần thực hiện các công việc sau:

- Xác định mục tiêu hoạt động

- Xây dựng nội dung học dưới dạng các tư liệu học tập: phiếu học tập… - Chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học cho hoạt động

- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học

- Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu hoạt động - Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động

Bước 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá

Sau khi tổ chức dạy học chủ đề, GV cũng cần đánh giá các mặt như: - Tính phù hợp thực tế dạy học với thời lượng dự kiến

- Mức độ đạt được mục tiêu học tập qua đánh giá các hoạt động

- Sự hứng thù của người học với chủ đề thông qua quan sát và qua phỏng vấn - Mức độ khả thi với điều kiện cơ sử vật chất

Việc đánh giá tổng thể chủ đề giúp GV điều chỉnh, bổ sung chủ đề phù hợp hơn. Mặt khác đánh giá SV cho phép GV có thể biết được mục tiêu dạy học để ra có đạt được hay khơng. Mục tiêu dạy học có thể được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học và thông qua các công cụ đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề tích hợp điện thế sinh vật trong dạy học môn lí sinh ở bậc đại học (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)