1.3. Dạy học tích hợp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên
1.3.2. Dạy học chủ đề tích hợp ở đại học cho sinh viên
Giáo dục có nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là cung cấp cho người học các kiến thức, năng lực để phục vụ cho giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Đại đa số các vấn đề đó khơng cần quá nhiều các kiến thức hàn lâm, mà cần sự tổng hợp của nhiều lĩnh vực kiến thức. Ví dụ, để làm ra một bộ cửa sắt người thợ phải tính tốn chiều cao, chiều rộng, diện tích khối lượng, của một cánh cửa, tổng diện tích số cánh cửa cần thực hiện… (Toán). Để cửa hoạt động tốt trong cả mùa đông và mùa hè người thợ phải tính được sự biến động của kích thước giãn nở của cánh cửa khi nhiệt độ thay đổi, giảm ma sát ở các ổ trục… (Vật lí). Để tạo thành cửa, người thợ cần lựa chọn vật liệu có độ bền thích hợp và tiến hành gia công như cắt, hàn… (Kĩ thuật, Công nghệ) Để tránh cửa sắt bị ăn mòn theo thời gian cần phải sơn phủ bề mặt (Hố)… Đặc biệt, với vai trị của các trường đại học nước ta là cung cấp các tri thức, năng lực cho sinh viên nhằm trực tiếp đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp sau khi ra trường, nhiệm vụ này càng trở nên cần thiết.
Dạy học tích hợp làm cho q trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn quá trình học tập với đời sống hàng ngày, không làm tách biệt “thế giới nhà trường” với cuộc sống. Dạy học tích hợp khiến SV sử dụng kiến thức trong tình huống một cách tự lực và sáng tạo. Dạy học tích hợp khơng chỉ quan tâm tới đánh giá kiến thức đã học mà còn đánh giá khả năng vận dụng kiến thức đó trong cuộc sống thực tế. Đây phải là mục tiêu hàng đầu của các trường ĐH hiện nay- nơi trực tiếp đào tạo những con người phục vụ chuyên môn nghiệp vụ trong tương lai.
Mặt khác, dạy học tích hợp thường gắn với các nhiệm vụ thực tiễn, do đó, cần đòi hỏi sử dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp một cách linh hoạt và tổng hợp. Cũng bởi xuất phát từ các nhu cầu thực tiễn nên các chủ đề gần gũi và hấp dẫn với người học địi hỏi người học có nhu cầu giải quyết bằng cách đặt vấn đề, trình bày vấn đề, đề xuất, thực hiện giải pháp và đưa ra kết luận. Chính việc trải qua các hoạt động học tập của chủ đề, người học được đặt vào các thách thức, trở nên có động cơ học tập và từ đó thể hiện năng lực cá nhân, qua đó có năng lực giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn nghề nghiệp sau này.