1.3. Dạy học tích hợp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên
1.3.4. Tổ chức dạy học tích hợp để bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của sinh
Để bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho SV, sau khi thiết kế chủ đề, cần tổ chức các hoạt động học tích cực cho SV. Tùy thuộc nội dung dạy học, đối tượng người học cũng như các mục tiêu dạy học đặt ra, có thể sử dụng các kĩ thuật và PPDH tích cực khác nhau. Trong khn khổ của luận văn, tác giả chỉ quan tâm đến dạy học NCTH và DHDA.
1.3.4.1. Dạy học nghiên cứu tình huống (case study)
Có thể nói, mầm mống của dạy học DHNCTH đã có từ thời Khổng Tử, khi ông sử dụng các hồn cảnh, các câu chuyện có thực trong đời sống hàng ngày để truyền đạt kiến thức và răn dạy cho học trò. DHNCTH lần đầu tiên trở thành phương pháp dạy học chính thống khi dạy cho các học viên luật vào cuối thế kỉ IXX. Đến giữa thế kỉ XX, DHNCTH đã được tăng cường sử dụng sang các lĩnh vực dạy nghề khác như y khoa, kế toán, quản trị - kinh doanh, kĩ sư, y tá và nông nghiệp. Ngày nay, PPDH này đã trở thành một trong các phương pháp giáo dục chủ đạo ở bậc đại học. Nhiều trường đại học đã thành lập riêng các trung tâm nghiên cứu và phát triển phương pháp giáo dục này, tiêu biểu như đại học Bufalo Hoa Kì. Trong một số năm gần đây, phương pháp DHNCTH cũng đã được đưa vào áp dụng
trong giảng dạy ở các trường đại học ở Việt Nam, đặc biệt ở các ngành Y, Luật, quản trị kinh doanh…
a. Tình huống trong dạy học nghiên cứu tình huống
- Khái niệm: "Tình huống là một câu chuyện thuật lại một cách chi tiết, khách quan và tỉ mỉ các sự kiện hay vấn đề để người ho ̣c trải nghiệm sự phức tạp , sự mơ hồ, và sự không chắc chắn mà những người tham gia gặp phải khi lần đầu đối mặt với tình huống đó." [3. tr. 123].
- Cấu trúc tình huống
+ Phần mở đầu: Phần mở đầu cho biết vấn đề chung và điểm quan trọng
nhất của tình huống. GV cần sử dụng đoạn này để mơ tả ngắn gọn và hấp dẫn hồn cảnh của vấn đề chính theo thời gian. Đoạn này chứa đựng một hoặc vài câu hỏi câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra đối với các nhân vật trong tình huống.
+ Phần thân bài: được sử dụng để nói về tồn bộ câu chuyện, thường được
viết theo trình tự thời gian. Câu chuyện sử dụng các bối cảnh quen thuộc trong cuộc sống. Cách GV kể một câu chuyện thường quan trọng hơn bản thân câu chuyện đó thế nào. Một tình huống hay nên có các mâu thuẫn làm động lực. GV có thể kể nhiều mặt của câu chuyện. Tình huống nên tập trung chủ yếu vào ít nhất một vấn đề chính mà học sinh dễ nhận ra nhưng khó khăn trong việc tìm cách giải quyết.
+ Phần kết: đưa ra một tổng kết ngắn gọn về tình huống để nhắc lại vấn đề
chính, hoặc thậm chí đặt ra một câu hỏi mới. b. Dạy học nghiên cứu tình huống
- Khái niệm: DHNCTH là phương pháp dạy các kiến thức thơng qua các tình huống thực tế bằng cách khuyến khích SV tham gia thảo luận trong các tình huống đặc thù. DHNCTH lấy người học làm trung tâm, đặc trưng bởi sự tương tác giữa người da ̣y và người học, giữa những người ho ̣c trong cùng mơ ̣t nhóm với nhau . Qua đó, người học lĩnh hội đươ ̣c những kiến thức và phát triển các năng lực cần thiết. [3. tr. 123]
- Phân loại dạy học nghiên cứu tình huống
+ Phân loại theo chủ thể phân tích tình huống : Dựa vào chủ thể phân tích tình huống trong từng phương pháp , có thể phân loa ̣i DHNCTH thành 4 nhóm chính: Cá nhân, thuyết trình, thảo luận và hoạt động theo nhóm. Ở đây, tác giả trình bày về hình thức dạy học theo nhóm.
Việc tổ chức hoạt động nghiên cứu tình huống theo nhóm nhỏ cịn được gọi là dạy học dựa trên vấn đề (Problem- basic- learning, viết tắt là PBL) là một trong những hình thức tốt nhất hướng dẫn tình huống. PBL được đặc trưng bởi: những tình huống đều bắt đầu với các vấn đề cần được giải quyết và tồn bộ thơng tin về tình huống khơng được đưa ra cùng một lúc mà được cung cấp theo giai đoạn. Việc phân tích tình huống được thực hiện bởi sự hợp tác giữa GV và nhóm SV trong đó SV vẫn đóng vai trò chính. Hiện nay, PBL có hai biến thể chính sau:
Kiểu tổ chức theo tình huống gián đoạn: Cũng giống như PBL, nó cung cấp
thơng tin theo giai đoạn thay vì đưa ra tồn bộ câu chuyện ngay từ đầu. Phương pháp tiếp cận này khác với PBL ở chỗ tình huống gián đoạn được thực hiện trong một buổi học duy nhất. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm được thời gian giải quyết vấn đề. Vấn đề được nghiên cứu trong một khoảng thời gian liên tục và khơng q dài nên duy trì rất tốt hứng thú của học sinh. Phương pháp này thường được sử dụng trong dạy học các môn khoa học.
Kiểu tổ chức ghép hình. Cách tiếp cận này rất hiệu quả khi sử dụng các tình
huống để dạy học với các nhóm nhỏ. Đầu tiên, nhóm học sinh được cung cấp các phần khác nhau của thơng tin. Thơng thường mỗi nhóm đại diện một đối tác khác nhau và được yêu cầu đi đến một sự đồng thuận về một vấn đề. Sau khi giải quyết vấn đề ở nhóm ban đầu, giáo viên lập nhóm mới. Mỗi nhóm mới đều có một đại diện từ các nhóm cũ, và họ có trách nhiệm giải quyết vấn đề của đối tác mà nhóm cũ của mình đảm nhận. Như vậy, một học sinh có thể phân tích cả hai mặt của một vấn đề.
Để linh hoạt, có thể tổ chức DHNCTH bằng cách hỗn hợp các hình thức. Khi tổ chức theo cách này, có sự hợp tác của người dạy và người học trong việc phân tích tình huống. Có nhiều cách tiếp cận hỗn hợp. Thông thường, GV hướng dẫn bắt đầu tổ chức nghiên cứu tình huống với các nhóm nhỏ và kết thúc bằng hình thức thảo luận chung với cả lớp. SV có thể được u cầu để tìm giải pháp cho các câu hỏi về các tình huống.
+ Phân loại theo đô ̣ chân thực của các tình huống: Dựa vào đô ̣ chân thực của các tình huống có thể chia thành hai loa ̣i : nghiên cứu tình huống thực và nghiên
cứu tình huống hư cấu tương ứng với hai loa ̣i tình h́ng . Tình huống thực là câu chuyê ̣n thực tế với những con người sự việc trong đời sống . Tình huống hư cấu là câu chuyê ̣n được hư cấu từ chuyện của những con người , sự việc thật (Không được dùng tên thật của các nhân vật và các tổ chức xã hô ̣i nếu có trong các tình h́ng này). Có thể sử dụng tình huống hư cấu gần với thực tế nhất để phát huy hiệu quả tối đa.
- Vai trò của DHNCTH trong việc phát huy năng lực GQVĐ của SV: DHNCTH đặt người học vào vấn đề của người đi tìm giải pháp. Bản thân một tình huống khơng cung cấp câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra, thậm chí, nó cịn gia tăng câu hỏi trong quá trình người học tìm cách đưa ra các quyết định và cách giải quyết phù hợp. Vì thế, người học phải hoạt động tích cực trong cả q trình từ đó tìm thấy nội dung kiến thức. Thơng qua q trình đó, SV phát huy được những năng lực theo mục tiêu.
Các hiện tượng vật lí trên cơ thể sống là nguồn cảm hứng cho những tình huống gắn liền với cuộc sống. Mặt khác, nếu tổ chức được HĐDH để SV tự khám phá, đưa ra các kết luận dựa trên những dữ liệu chưa đầy đủ và liên tục kiểm chứng kết luận sẽ phát triển được các năng lực của các nhân. Hai đặc điểm này cho phép người nghiên cứu khẳng định DH sử dụng PPNCTH là một phương pháp có nhiều ưu điểm để phát huy năng lực của SV.
- Qui trình dạy học nghiên cứu tình huống được hệ thống hóa bằng sơ đồ hình 1.3 dưới đây:
Hình 1.3: Quy trình dạy học nghiên cứu tình huống
1.3.4.2 Dạy học dự án
a. Khái niệm dạy học dự án
Dự án: Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh là „prọject” có nghĩa là phác thảo, 1.Chuẩn bị
tình huống
Lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện tổ chức dạy học
Xây dựng bộ câu hỏi tình huống Lựa chọn hoặc viết tình huống Xây dựng tiến trình khoa học giải quyết vấn
đề của tình huống
Chọn bài học để triển khai thành tình huống. Xác định mục tiêu
Nắm bắt và phân tích thơng tin của tình
huống
Phát biểu vấn đề- bài
toán
Huy động vốn kinh nghiệm, đề xuất GP
Trình bày, thảo luận tính khả thi của giải pháp
Thực hiện giải pháp của nhân vật trong TH Trình bày, thảo luận tính khả
thi của giải pháp Kết luận Vận dụng, đề xuất
vào vấn đề mới
Cung cấp thơng tin của tình huống 2.Nghiê n cứu tình huống giúpđ ỡ, định hướn g các hoạt động của HS
Cung cấp giải pháp của nhân vật trong tình huống
Cung cấp kết quả thực hiện giải pháp của nhân vật trong TH
Đánh giá, bình luận, thể chế hóa
3.Khai thác tình huống
Nắm bắt và phân tích thơng tin của tình huống
Phát biếu vấn đề Cung cấp thơng tin của tình
huống 2. Nghiên cứu tính huống Giúp đỡ định hướng các hoạt động của SV
dự thảo, thiết kế. Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định, một kế hoạch trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và cần được thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
Dạy học dự án (prọect Based - Learning) là một mơ hình dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm. Kiểu dạy học này phát triển kiến thức và kĩ năng của học sinh thơng qua q trình học sinh giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn bằng những kiến thức theo nội dung môn học – được gọi là dự án [3. tr. 129]. Dự án đặt người học vào vai trị tích cực như: người giải quyết vấn đề, người ra quyết định, điều tra viên hay viết báo cáo. Thường thì người học sẽ làm việc theo nhóm và hợp tác với các chuyên gia bên ngoài và cộng đồng để trả lời các câu hỏi và hiểu sâu hơn nội dung và ý nghĩa của bài học. Học theo dự án đòi hỏi người học phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thơng qua các sản phẩm lẫn phương thức thực hiện.
b. Mục tiêu của dạy học dự án
- Hướng tới phát triển kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích - tổng hợp, đánh giá và sáng tạo): người học trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập cùng một lúc với việc tìm kiếm thơng tin (trong đó có nội dung bài học) là q trình xử lí thơng tin, lập ra một tổng thể kiến thức chứa dung bài học, phê phán, đánh giá, lựa chọn công cụ (kiến thức, công nghệ…) để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Hướng tới phát triển kĩ năng sống: Dạy học dự án có ưu thế đặc biệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu sau: người học trong quá trình thực hiện dự án tồn quyền quyết định phương tiện và cách thức hoạt động, phải hợp tác cao độ trong sự hiểu biết điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm, phải biết tranh luận và biết lắng nghe, phải biết tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh hoạt động, phải huy động tối đa khả năng tích hợp cơng nghệ vào sản phẩm học tập của nhóm.
c. Đặc điểm của dạy học dự án
Dạy học dự án bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:
+ Thiết lập mối liên hệ giữa nội dung học tập với cuộc sống ngoài học đường,hướng tới các vấn đề của thực tiễn sinh động đang diễn ra.
+ Phát triển những kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn.
+ Tạo cơ hội cho người học tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình. + Phát triển kĩ năng sống.
+ Phát triển kĩ năng tư duy bậc cao (tổng hợp, đánh giá).
+ Tạo điều kiện cho nhiều phong cách, tiềm năng học tập khác nhau, tạo môi trường cho sự hòa trộn, thúc đẩy lẫn nhau trong học sinh vì sự phát triển tồn diện.
+ Làm cho nhiệm vụ học tập gắn với mọi đối tượng học tập.
+ Kết quả thực hiện dự án phải là những sản phẩm có thể trưng bày, trình bày được, đó là trách nhiệm của việc giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
d. Các loại dự án học tập
Có thể phân loại các loại dự án theo bảng sau:
Hình 1.4: Các loại dự án học tập
Sự phân chia trên cũng chỉ mang tính chất tương đối. Ví dụ như việc tổ chức thực hiện các dự án trong phần kiến thức dòng điện trong chất điện phân nếu xét theo chun mơn thì đó là dự án liên mơn học (vì có liên quan đến mơn hóa học và mơn sinh học), cịn nếu xét theo quỹ thời gian thì là dự án trung bình hoặc theo hình thức tham gia thì đó là dự án theo nhóm…
e. Các giai đoạn của tiến trình dạy học dự án
Một dự án học tập mà SV thực hiện có thể được phân chia thành năm giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xây dựng ý tưởng dự án. Quyết định chủ đề- SV thảo luận,
liệt kê những vấn đề thực tiễn từ nhiều nguồn thơng tin khác nhau có liên quan đến nội dung bài học để lựa chọn dự án cho nhóm và xác định rõ mục đích của dự án.
CÁC LOẠI DỰ ÁN HỌC TẬP
Theo chuyên môn Dự án Tron môn học Dự án liên môn học Dự án ngồi mơn học
Theo quỹ thới gian Dự án nhỏ Dự án trung bình Dự án lớn Theo hình thức tham gia Dự án nhỏ Dự án trung bình Dự án lớn Theo nhiệm vụ Dự án tìm hiểu Dự án Nghiên cứ chế tạo Dự án thực hành Dự án hỗn hợp
- Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án- SV làm việc theo nhóm
lên kế hoạch thực hiện dự án, bao gồm: giải pháp thực hiện dự án; những công việc cần thực hiện; địa điểm thực hiện; phương tiện cần thiết; dự trù kinh phí, dự kiến thời gian hồn thành và kết quả cần đạt được; phân công lao động cụ thể giữa các thành viên trong nhóm…
- Giai đoạn 3: Thực hiện dự án- SV làm việc theo nhóm và cá nhân theo kế
hoạch, kết hợp lí thuyết và thực hành để tạo ra sản phẩm dự án.
- Giai đoạn 4: Giới thiệu sản phẩm dự án.- SV công bố giới thiệu dự án và
sản phẩm dự án, thảo luận, tranh luận về các vấn đề đã trình bày để làm rõ hơn vấn đề đã được nghiên cứu.
- Giai đoạn 5: Đánh giá dự án- GV cùng SV đánh giá quá trình học tập,
kết quả học tập của SV và rút ra kinh nghiệm. g. Các giai đoạn của tổ chức dạy học dự án
Trước khi triển khai dạy học dự án người GV cần xác định rõ các thành phần của hồ sơ bài dạy. Bao gồm:
- Mục tiêu dự án: Thể hiện rõ được những mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được trong quá trình thực hiện dự án.
- Thời gian thực hiện dự án: Dựa vào mục tiêu dự án xác định số giờ học cần thiết để thực hiện dự án.
- Bộ câu hỏi định hướng: Giúp SV nhận thức rõ được vấn đề, hình dung ra được dự án cần thực hiện. Bộ câu hỏi định hướng bào gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài hỏi bài học và câu hỏi nội dung. Những câu hỏi này giúp dự án tập trung vào những kiến thức trọng tâm, khuyến khích người học vận dụng những kĩ năng tư duy bậc cao, giúp học sinh hiểu được trọn vẹn các khái niệm cơ bản và hình thành được hệ thống kiến thức. Cụ thể:
+ Câu hỏi khái quát: là những câu hỏi giới thiệu khái quát, đầy đủ những ý