Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đàotạo đại học từ xa theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo đại học hệ từ xa theo phương thức trực tuyến tại viện đại học mở hà nội (Trang 36 - 40)

thức trực tuyến

1.5.1. Bối cảnh tác động đến sự phát triển của đào tạo đại học từ xa theo phương thức trực tuyến phương thức trực tuyến

Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về ĐTTXTT ở Việt Nam khơng nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu ĐTTXTT ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề ĐTTXTT và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai ĐTTXTT” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về ĐTTXTT đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai ĐTTXTT. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chính Viễn thơng,... Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng ĐTTXTT nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thơng tin ĐTTXTT trên thế giới và ở ViệtNam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hồn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển ĐTTXTT ở Việt Nam.

Tiếp thu và phát triển những kinh nghiệm, thành tựu quý báu của nhiều khóa học trực tuyến trên nhiều quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong nước và xu hướng học tập hiện đại của người học, hiện nay ở các nước phát triển, việc học tập bằng phương pháp ĐTTXTT rất phổ biến trong nhiều cấp học, bậc học, ngành học, đối tượng. Đây cũng là xu hướng và cơ hội học tập hiệu quả, hiện đại, năng động của thế kỉ XXI: người học có mơi trường thuận lợi nhất để phát huy những thế mạnh; có thể học bất cứ ngành nào, học bất kỳ nơi đâu, thời gian nào, chỉ cần máy tính kết nối với Internet.

1.5.2. Yếu tố bên ngồi

Một là:Sự phổ biến phương thức học ĐTTXTT chưa nhiều. Số lượng

người biết đến và tìm hiểu về phương thức học này nên nhu cầu học tập chưa cao và việc truyền thơng gặp nhiều khó khăn.

Hai là: Quan niệm của xã hội về chất lượng đào tạo ĐTTXTT. Hiện

nay, trong suy nghĩ chung của xã hội vẫn có sự phân biệt, đánh giá bằng cấp chính quy, từ xa. Sự phân biệt chung của xã hội mơ hình chung làm tâm lý lo ngại, suy xét người học có nhu cầu học.

Ba là: Các chính sách, quy định hỗ trợ(cho vay tiền, …)cho học viên

tham gia phương thức ĐTTXTT chưa được các cơ quan, tổ chức áp dụng. Điều này làm giảm việc hỗ trợ cho các học viên có nhu cầu học tập nhưng gặp khó khăn trong điều kiện kinh tế.

1.5.3.Yếu tố bên trong

Một là: Về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: Để soạn bài giảng có

chất lượng địi hỏi tốn nhiều cơng sức của giảng viên. Hiện nay chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ ra để soạn bài giảng, vì vậy chưa khuyến khích được giảng viên. Đời sống của giảng viên gặp nhiều khó khăn, áp lực thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… hậu quả là giảng viên khơng có thời gian đầu tư cho ĐTTXTT. Nhiều giảng viên giỏi về chuyên môn và khả năng sư phạm, sử dụng phần cơng nghệ (ghi hình, thu âm, sử dụng phần mềm) còn hạn chế nên chưa phát huy được đội ngũ này.

Hai là: Về phía người học: Học tập theo phương pháp ĐTTXTT đòi

hỏi người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng của cách học thụ động truyền thống, tâm lí học phải có thầy (khơng thầy đố mày làm nên), nội dung quá tải tại trường… dẫn đến việc tham gia học ĐTTXTT chưa trở thành động lực học tập. Nhiều sinh viên nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang bị máy vi tính kết nối Internet, nhiều thơng tin trên mạng Internet dẫn đến gia đình lo lắng khi con em mình vào mạng cũng là lí do hạn chế ĐTTXTT.

Ba là: Về cơ sở vật chất: Địi hỏi phải có hạ tầng cơng nghệ thơng tin

đủ mạnh, có đường truyền cáp quang, xây dựng Website trường học và Website hồn chỉnh chi phí cao, nếu khơng tận dụng hết khả năng của Web sẽ gây lãng phí.

Bốn là: Về nhân lực phục vụ Website: Cần có cán bộ chuyên trách

phục vụ sự hoạt động của hệ thống ĐTTXTT. Tuy nhiên, theo quy định hiện tại chưa có cơ hế hoạt động này ở các trường.

Kết luận chương 1

Như vậy có thể thấy ĐTTXTT đã và đang trở thành xu thế của xã hội. Việt Nam có thị trường sử dụng Internet tăng nhanh nhất trong khu vực và thuộc vào nhóm cao nhất trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển giáo dục từ xa, tăng cường đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin đến nhiều vùng miền. Có thể thấy, cơng nghệ thơng tin và truyền thông trong những năm qua và triển vọng những năm tới phát triển rất mạnh mẽ, tạo thuận lợi và cơ hội để phát triển đào tạo trực tuyến.

Xu hướng về giáo dục của thế giới trong thế kỷ 21 chuyển từ mơ hình tinh hoa sang mơ hình giáo dục đại chúng, phục vụ cho số đông. Tỷ lệ những người đã có một văn bằng theo học ĐTTXTT ngày càng cao chứng tỏ việc học tập ngày nay không chỉ dừng lại ở một văn bằng, và việc học tập là thường xuyên liên tục để đào tạo, đào tạo lại, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ.

Quản lý đào tạo là hoạt động trọng tâm của trường đại học. Quản lý để các thành tố cấu trúc của quá trình day-học vận động, hỗ trợ tích cực cho nhau thành một hệ tồn vẹn, việc quản lý được thơng qua các hoạt động quản lý và tự quản lý. Đào tạo đại học theo phương thức ĐTTXTT là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Muốn nâng cao hiệu quả đào tạo trước hết phải cải tiến công tác quản lý đào tạo.

Chúng tôi vận dụng những cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 để khảo sát thực trạng quản lý công tác ĐTTXTT tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC TỪ XA THEO PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo đại học hệ từ xa theo phương thức trực tuyến tại viện đại học mở hà nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)