Thực trạng về đàotạo từ xa theo phương thức trực tuyến ở Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo đại học hệ từ xa theo phương thức trực tuyến tại viện đại học mở hà nội (Trang 53 - 63)

học Mở Hà Nội

Về thống kê tình hình sinh viên

Trong số 17.553 học viên đăng ký theo học hệ từ xa theo phương thức trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội, trong đó số lượng sinh viên có độ tuổi từ 25-45 là chủ yếu (chiếm 80%). Số sinh viên trên 45 tuổi chiếm 7%.

Cịn lại là sinh viên có độ tuổi từ 18- 24. Như vậy, sinh viên theo học từ xa đa số là những người lớn tuổi, họ đã có việc làm và nhiều người giữ các vị trí quan trọng trong xã hội. Trình độ đầu vào từ THPT dến sau đại học (21% THPT, 34% Trung cấp – Cao đẳng, 38% Đại học, 7% sau đại học).

Về nhu cầu học tập: Có thể phân chia người học theo 4 nhóm:

- Nhóm 1: Thực sự cần kiến thức, kỹ năng bậc đại học để làm việc hiệu quả.

Sinh viên hệ đào tạo từ xa đa số ở nhóm này. Họ có thái độ học tập chủ động. Nhiều người có khả năng học tập tốt hơn sinh viên hệ chính quy tập trung.

- Nhóm 2: Cần văn bằng trình độ đại học để phù hợp với vị trí cơng việc. Các

sinh viên này chỉ nhằm mục đích hợp thức hóa trình độ đại học, động cơ học tập thực dụng.

- Nhóm 3: Chuẩn bị chuyển đổi ngành nghề sang vị trí mới nơi làm việc. Các

sinh viên này có ý định vừa học để lấy kiến thức, vừa để hợp lý hóa văn bằng, động cơ học tập ổn định.

- Nhóm 4: Học tập theo phong trào. Họ ít chuyên tâm học tập, động cơ học

tập thụ động, đối phó. Tuy nhiên, nhóm này chỉ cá biệt, khơng có nhiều.

Về trình độ, năng lực nhận thức, kỹ năng học tập:Có thể kể đến

những đặc điểm sau:

- Người học có sự khác biệt lớn (về nhận thức, ngơn ngữ, văn hóa xã hội, vận động, khả năng và quan điểm…).

- Hầu hết còn hạn chế về kỹ năng, phương pháp học tập bằng công nghệ ĐTTXTT

- Người học dễ tư duy và hành động theo những kinh nghiệm chủ quan. - Nhịp độ và phong cách học tập khác biệt và khó hội nhập.

Mơ hình hệ thống cơng nghệ đào tạo từ xa theo phương thức trực

tuyến

Kiến trúc trên về ĐTTXTT bao gồm các thành phần thiết yếu cần thiết để triển khai trên diện rộng. Kiến trúc bao gồm hệ thống quản lý đào tạo (LMS - Learning Management System), hệ thống quản lý nội dung đào tạo

(LCMS - Learning Content Management System) hoặc công cụ tạo bài giảng độc lập, lớp học ảo, và các công cụ truy xuất, và mạng lưới truyền tải nội dung (CDN).

LMS là một hệ thống quản lý các q trình học tập có nền tảng và liên kết gần gũi với ứng dụng quản trị nhân sự (HR). Bao gồm việc đăng ký khố học của học viên, tham gia các chương trình có sự hướng dẫn của giảng viên, tham dự các hoạt động đa dạng mang tính tương tác trên máy tính và thực hiện các bảng đánh giá. Hơn thế nữa, LMS cũng giúp các nhà quản lý và giảng viên thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của học viên và nâng cao hiệu quả giảng dạy.

LCMS là một mơi trường đa người dùng. Ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, thu thập, tái sử dụng, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập một cách linh hoạt.

Hình 2.3: Mơ hình hệ thống ĐTTXTT

Người thiết kế nội dung chương trình học có thể sử dụng LCMS để sắp xếp, chỉnh sửa và đưa nội dung vào các khoá học. LCMS sử dụng cơ chế chia

sẻ nội dung khố học trong mơi trường học tập chung, cho phép nhiều người sử dụng có thể truy cập đến các khoá học và tránh được sự trùng lặp trong việc phân bổ các khố học và tiết kiệm được khơng gian lưu trữ.

Nền tảng của hệ thống ĐTTXTT chính là việc phân phối nội dung khố học từ giảng viên đến học viên và phản hồi những ghi nhận quá trình tham gia của học viên về hệ thống. Mô tả cấu trúc tổng quát của một hệ thống ĐTTXTT:

Hình 2.4: Cấu trúc tổng quát

Các khố học (courses) là các khố học hồn thiện được dự định tổ chức học ĐTTXTT. Các khố học có thể có hai hình thức xây dựng là phát triển theo yêu cầu. hoặc mua các khoá học từ nhà sản xuất (khố học có sẵn và là sản phẩm thương mại).

Hình 2.5: Mơ hình chức năng của hệ thống ĐTTXTT

LMS và LCMS không chỉ khác biệt với nhau mà cịn bổ sung cho nhau. Khi được tích hợp chặt chẽ, thơng tin từ hai hệ thống có thể được trao đổi. LMS có thể quản lý cộng đồng người dùng, cho phép mỗi thành viên chạy đúng những đối tượng đã lưu trong được quản lý bởi LCMS. Trong việc truyền tải nội dung, LCMS cung ghi lại tiến trình người học, ghi lai kết quả kiểm tra và chuyển chúng lại cho hệ LMS với mục đich báo cáo.

Chìa khố cho sự kết hợp thành cơng giữa LMS và LCMS là tính mở, sự tương tác. Hình dưới mơ tả một mơ hình kiến trúc của hệ thống ĐTTXTT sử dụng cơng nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa LMS và LCMS cung như với các hệ thống khác.

Hình 2.6: Kiến trúc hệ thống ĐTTXTT sử dụng công nghệ Web

Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web có khả năng tối đa để thực hiện tính năng liên kết của các hệ thống ĐTTXTT bởi các lý do sau:

➢ Thông tin trao đổi giữa các hệ thống ĐTTXTT như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML.

➢ Mơ hình kiến trúc Web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ với E - learning Thông tin trao đổi giữa các hệ thống ĐTTXTT như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML

Hình 2.8: Sơ đồ hệ thống quản lý đào tạo

Mục tiêu của LMS để làm đơn giản hoá việc quản trị các chương trình học tập/đào tạo trong một tổ chức. Nó giúp nhân viên đánh giá và lên kế hoạch học tập, để liên lạc và hợp tác với những đồng nghiệp khác. Nó giúp người quản lý đặt mục tiêu, theo dõi, phân tích và báo cáo “tình trạng” học của nhân viên trong tổ chức.

Nền tảng của hệ thống đào tạo trực tuyến chính là phân phối nội dung khố học từ giảng viên đến học viên và phản hồi những ghi nhận về quá trình tham gia của học viên về hệ thống.

Quản lý người

dùng

Quản lý

học tập hệ thống Quản lý Quản lý tin tức giám sát Quản lý

Quản lý khảo thí Quản lý

đơn vị Quản lý đào tạo

Quản lý cổng thông tin

Quản lý trao

đổi thảo luận Quản lý báo cáo Quản lý hoạt động ngoại khóa Quản lý quyền Quản lý hồ sơ Quản lý hệ thống học online Quản lý thông báo Quản lý dịch vụ gia tăng Quản lý lịch Quản lý tài chính Quản lý cơng văn tài liệu

HOU Cyber School

Như vậy chúng ta cũng có thể thấy được với hệ thống đào tạo trực tuyến ĐTTXTT, không phải chỉ cần một hệ thống LMS như nhiều người vẫn nghĩ, mà chúng ta cần một hệ thống lớn, với rất nhiều các phân hệ hỗ trợ để hệ thống có thể hoạt động được đúng như định hướng đào tạo.

Sơ đồ phân rã chức năng:

Hình 2.10: Sơ đồ phân tách chức năng hệ thống ĐTTXTT Viện Đại học Mở Hà Nội

Hình 2.11: Kiến trúc tổng quan của hệ thống ĐTTXTT

Các khu vực mạng trong kiến trúc tổng quan gồm có:

- Inner Network: là khu vực khơng cho phép truy cập từ ngoài internet.

Máy trong khu vực này chỉ giao tiếp nội bộ, dùng để lưu trữ các dữ liệu quan trọng. Đảm bảo tính bảo mật luôn thiết lập ở mức cao nhất.

- LAN: là khu vực mạng cục bộ, có thể khác với Inner Network, truy

cập được vào Inner Network. Máy ở LAN có thể truy cập vào máy ở Inner Network các phần mềm quản lý quan trọng sẽ được đặt trên các máy trong LAN để đảm bảo không sử dụng các kết nối từ Internet.

- DMZ: là khu vực vùng đệm giữa vùng an tồn và vùng khơng an tồn,

cho phép truy cập từ ngoài. Máy ở khu vực DMZ có thể truy cập vào máy ở Inner Network. Khu vực này cung cấp một số dịch vụ cơ bản ra bên ngoài.

- Internet: là khu vực cơng cộng. Máy từ khu vực Internet có thể truy

cập vào máy ở DMZ.

Cyber school Cổng thông tin (Portal) Hệ thống quản lý đào tạo(EBS) Học trực tuyến (LMS) Hình 2.12: Các hệ thống con của hệ thống ĐTTXTT Trong đó:

- Hệ thống quản lý đào tạo (EBS): là hệ thống cơ sở của tồn bộ hệ thống ĐTTXTT, nó cho phép cung cấp khả năng quản lý ở mức cao nhất trên hệ thống. Người dùng bình thường khơng được phép truy cập vào hệ thống này mà phải qua các giao diện trung gian. Các thao tác xử lý nghiệp vụ của hệ thống ĐTTXTT sẽ được thực hiện ở EBS.

- Cổng thông tin (Portal): là nơi để mọi người dùng truy cập, tại đây cũng là nơi quảng bá các thông tin của nhà trường, là trang tin tức của nhà trường, từ đây, người dùng đăng nhập và sẽ được di chuyển tới trang cá nhân riêng của mình. Ở đó hiển thị tất cả những gì liên quan tới cá nhân người dùng như các thông báo, lịch học, lịch dạy,… người dùng cũng có thể truy cập tới hệ thống học tập LMS hay diễn đàn chung của hệ thống ĐTTXTT từ đây.

- Học trực tuyến (LMS): nơi học viên vào để thực hiện việc học tập trực tuyến. Các học liệu, các lớp học tín chỉ sẽ được tạo ở đây để người học truy cập, học tập, tự kiểm tra, trao đổi về nội dung môn học, giao tiếp với giảng viên, cố vấn học tập của mình,…

Hệ thống cơng nghệ phục vụ đào tạo tại phiên bản đầu tiên bao gồm các phân hệ phục vụ việc học tập, giảng dạy và quản lý, cụ thể:

- Hệ thống quản lý học tập (LMS) được phát triển trên nền tảng moodle

- Quản lý đào tạo và quản lý sinh viên (School Management System)

- Lớp học ảo (Virtual Classroom) Vclass

- Hệ thống helpdesk để hỗ trợ giải đáp sinh viên H113

Hệ thống công nghệ thường xuyên, liên tục được nâng cấp theo thời gian và phát triển thêm các chức năng cung cấp cho người học và những người sử dụng, ứng dụng tính năng cơng nghệ mới, phù hợp với sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin và truyền thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo đại học hệ từ xa theo phương thức trực tuyến tại viện đại học mở hà nội (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)