Cấu trúc của hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học định lý py ta go ở trung học cơ sở (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Hoạt động trải nghiệm

1.2.5. Cấu trúc của hoạt động trải nghiệm

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của hoạt động trải nghiệm

Theo David A.Kolb (2015), quá trình học tập là tất cả những gì con người đã trải nghiệm qua và tri thức mới có được cũng là từ trải nghiệm. Cấu trúc chung của học tập trải nghiệm bao gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 Thu thập kinh nghiệm rời rạc, cụ thể: Người học thông qua các hoạt động, hành vi, thao tác trực tiếp gắn với thực tế, hay nói cách khác, người học mò mẫm trải nghiệm các kinh nghiệm rời rạc, cụ thể bằng những hướng dẫn hướng vào chủ đề cần học. Quá trình này phát sinh dữ liệu của chu trình học tập, là nguyên liệu đầu vào quan trọng của quá trình học tập.

-Giai đoạn 2Quan sát và phản hồi tích cực (Reflective Observation): Người học tư duy về trải nghiệm trước đó. Hay nói cách khác, người học suy nghĩ trở lại các hoạt động, phân tích, đánh giá các sự kiện, kiểm tra một cách có hệ thống những kinh nghiệm đã qua. Từ đó thống nhất qua điểm, rút ra được

bài học, người học tự điều chỉnh bản thân định hướng cho quá trình học tập tiếp theo được hiệu quả hơn.

- Giai đoạn 3 Khái quát hóa (Conceptualization): Giai đoạn này, học sinh tổng hợp, phân tích và khái qt hố những gì quan sát được trước đó để hình thành tri thức mới. Đây là kết quả của sự tiếp nhận những gì cụ thể vốn có của thực tế. Đây là giai đoạn quan trọng, là thao tác tư duy của người học để kết nối các kiến thức rải rác trước đó, nâng cấp và phát triển lên một tầm cao mới, để có được sự nhận biết chính xác bản chất tường minh của đối tượng.

- Giai đoạn 4 Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation): Ở giai đoạn trước, người học đã có được những kết luận, rút ra bản chất của vấn đề từ trong thực tế. Người học áp dụng lý thuyết có được từ giai đoạn trước để ra quyết định và giải quyết vấn đề trong giai đoạn này, hay nói cách khác, đây là giai đoạn kiểm chứng, là bước cuối để người học xác nhận hoặc phủ định những kết luận trước đó. [17]

Vận dụng cấu trúc của Kobl, nhiệm vụ của người dạy là xác định những kinh nghiệm đã có của người học để thiết kế các bước phù hợp trong dạy học định lý Py-ta-go thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Hoạt động trải nghiệm có thể giúp học sinh:

- Tham gia và học tập tích cực, ít có khả năng trở nên buồn chán hoặc khơng quan tâm.

- Khi học sinh tham gia vào quá trình học, họ gắn kết hơn về mặt cảm xúc, giúp họ trải nghiệm việc học theo cách năng động, mới mẻ.

- Học trực tiếp đòi hỏi phải giải quyết vấn đề sâu sắc và tư duy phản biện. Các quy trình này thúc đẩy sự tham gia của học sinh, tăng tốc học tập và cải thiện khả năng duy trì nội dung.

Có thể so sánh tính ưu việt của hoạt động học tập truyền thống và hoạt động học tập trải nghiệm như sau:

Bảng 1.1. So sánh hoạt động học tập truyền thống và hoạt động học tập trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học định lý py ta go ở trung học cơ sở (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)