Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học định lý py ta go ở trung học cơ sở (Trang 79 - 101)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Đánh giá định tính

Sau giờ thực nghiệm sư phạm đã làm phiếu lấy ý kiến giáo viên và học sinh về tính khả thi và hiệu quả của giáo án về thực nghiệm sư phạm. Mẫu phiếu khảo sát xin xem ở phụ lục 3 và phụ lục 4.

Kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả phiếu khảo sát giáo viên tính theo phần trăm

Bảng 3.2. Kết quả phiếu khảo sát học sinh tính theo phần trăm

- Các câu hỏi được xây dựng tạo được hứng thú, lơi cuốn học sinh vào q trình tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức và tích cực hơn trong học tập.

- Đa số học sinh đều nắm được kiến thức cơ bản sau khi học xong tiết học. - Đa số các giáo viên được tham khảo ý kiến đều nhận xét phương pháp học qua trải nghiệm có tính khả thi và học sinh đều bày tỏ mong muốn thầy (cô) tiếp tục sử dụng phương pháp này trong các tiết học tiếp theo. Các thầy (cơ) cũng đều có ý kiến phương pháp này khơng chỉ được áp dụng cho các tình huống trong luận văn mà cịn có thể áp dụng trong một số vấn đề khác trong chương trình mơn Tốn.

- Phương pháp học qua trải nghiệm không phải là vạn năng. Để sử dụng hiệu quả phương pháp này còn phụ thuộc vào năng lực sư phạm của giáo viên cũng như trình độ nhận thức của học sinh. Thêm nữa, giáo viên phải nắm vững nội dung bài giảng và trọng tâm bài dạy để có thể đặt câu hỏi phù hợp với nội dung bài học.

3.3.2. Đánh giá định lượng

3.3.2.1. Đề bài kiểm tra 15 phút sau bài thực nghiệm sư phạm về định lí Pytago

Bài kiểm tra

Họ và tên:........................................... Lớp:....................................................

Câu 1: Trong các tam giác sau, tam giác nào là tam giác vuông? A.1cm,2cm,3cm.

B.6cm,8cm,10cm.

C.2cm,5cm,7cm.

D.7cm,7cm,10cm.

Câu 2: Độ dàixcủa hình 3.6 bằng: A.√69.

C.11.

D.12.

Hình 3.6. Tam giác ABC

Câu 3: Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ AH⊥BC (H∈BC) và có AB= 10cm, AH

=8cm, HC=15cm. Chu vi của tam giác ABC là:

A.48cm.

B.84cm.

C.24cm.

D.12cm.

Câu 4: Cho ba số x, 8, 15 là độ dài ba cạnh của một tam giác vng, trong đó

xlà một số tự nhiên. Độ dàixbằng: A.11.

B.13. C.17. D.20.

Câu 5: Trong một tam giác vng có độ dài cạnh huyền bằng 13 cm và một cạnh góc vng bằng12cm. Cạnh góc vng cịn lại bằng:

A.14cm.

B.15cm.

D.5cm.

Câu 6: Độ dàixtrong hình 3.7 dưới đây bằng (Làm trịn sau dấu phẩy hai chữ số) A.17, 45cm. B.15cm. C.15, 15cm. D.25, 23cm. Hình 3.7. Tứ giác ABCD

Câu 7: Độ dài một cạnh góc vng của một tam giác vng cân là 3cm. Độ

dài cạnh huyền của tam giác vng cân đó là: A.6cm.

B.√18cm.

C.4cm.

D.4, 5cm.

Câu 8: Tam giác vng cân có độ dài cạnh huyền bằng 12. Độ dài cạnh góc

vng của tam giác vng cân đó là: A.8.

B.9.

C.√72.

D.√79.

Câu 9: Một cột cờ cao6m căng hai dây. Mỗi dây được gắn vào trung điểm M của cột cờ và đến một điểm trên mặt đất, điểm đó cách điểm N chân cột cờ

8m. Hỏi phải cần tối thiểu bao nhiêu mét dây (khơng tính đầu nút)? A.8, 6m. B.10m. C.20m. D.17, 2m. Hình 3.8. Cột cờ

Câu 10: Tam giác DEF có DE=12cm; DF =5cm; EF= 13cm. Khẳng định nào

sau đây đúng?

A. Tam giác DEF vuông tại D. B. Tam giác DEF vuông tại E. C. Tam giác DEF vuông tại F. D. Tam giác DEF không vuông.

Bảng: 3.3. Đáp án bài kiểm tra định lý Py-ta-go

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

B D A C D A B C D A

Bảng 3.4. Thống kê điểm kiểm tra bài định lý Py-ta-go

Biểu đồ 3.2. Thống kê điểm kiểm tra bài định lý Py-ta-go

Đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh sau tiết dạy học thực nghiệm bằng bài kiểm tra 15 phút. Mục đích của bài kiểm tra để nắm bắt được mức độ hiểu bài tư duy vận dụng của học sinh vào bài tập áp dụng lý thuyết và bài tập vận dụng thực tế. Cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng làm cùng một đề. Kết quả thu được như bảng trên.

Kết quả kiểm tra cho thấy, số học sinh nắm được kiến thức cơ bản và giải quyết các vấn đề trong giờ dạy thực nghiệm sư phạm đạt được kết quả cao hơn. Điểm chủ yếu của lớp thực nghiệm là 9 và 10 trong khi đó điểm của lớp đối chứng rơi vào điểm 7 và 8. Thêm nữa, lớp đối chứng vẫn cịn có học sinh chưa nắm được kiến thức cơ bản, trong khi đó lớp thực nghiệm điểm 5 và 6 rất ít. Cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.3. Kết quả xếp loại bài kiểm tra định lý Py-ta-go

Bảng 3.5. Kết quả xếp loại bài kiểm tra định lý Py-ta-go

Từ biểu đồ trên, sự chênh lệch giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm tương đối lớn về mặt xếp loại. Bài kiểm tra đạt mức độ giỏi (từ 8 trở lên) của lớp thực nghiệm nhiều hơn lớp đối chứng 34 bài, số bài đạt trung bình (từ 5 đến 6,5) thấp, yếu kém (dưới 5) khơng có.

Biểu đồ 3.4. Kết quả từng câu trả lời

Đi vào phân tích từng câu ta có kết quả như sau:

Các câu 1, câu 4, câu 5, câu 10 là các câu cơ bản ở mức độ nhận biết, áp dụng vào công thức đề giải. Lớp đối chứng sai sót nhiều hơn lớp thực nghiệm. Các câu 2, câu 6, câu 9 là các câu phân loại học sinh. Đây là câu vận dụng thấp, học sinh phải có kĩ năng nhìn hình, vận dụng một số kiến thức hình học trước khi áp dụng định lý Py-ta-go để tính tốn ra kết quả. Nhìn từ biểu đồ ta thấy, kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chênh lệch rõ rệt.

Biểu đồ 3.5. Kết quả học sinh làm câu 2 của lớp thực nghiệm và đối chứng

(k) Lớp thực nghiệm (l) Lớp đối chứng

Ở câu số 2, học sinh phải nhận ra tam giác cân và sử dụng tính chất tam giác cân. Một số học sinh chưa vững thay luôn vào công thức mà chưa xem

xét tam giác vng hay chưa dẫn đến sai sót. Lớp thực nghiệm học sinh sai

19% , lớp đối chứng học sinh sai 27% nhưng trong đó các phương án phải được loại trừ vẫn có học sinh sai lầm.

Biểu đồ 3.6. Kết quả học sinh làm câu 6 của lớp thực nghiệm và đối chứng

(m) Lớp thực nghiệm (n) Lớp đối chứng

Ở câu số 6, học sinh phải sử dụng hai lần định lý Py-ta-go để ra đến kết quả nên nhiều học sinh lúng túng. Một số học sinh nhìn nhầm cạnh của tam giác cần tính là cạnh của tam giác cân ghi ln đáp án B, trong khi đáp án A đúng. Với câu 6, sự chênh lệnh tỉ lệ học sinh trả lời đúng tương đối lớn32%,

cho thấy học sinh lớp thực nghiệm nắm bài tốt hơn, vận dụng được bài toán một cách linh hoạt hơn.

Biểu đồ 3.7. Kết quả học sinh làm câu 9 của lớp thực nghiệm và đối chứng

Ở câu 9, là câu vận dụng thực tế. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng kết quả chênh lệnh rõ rệt. Trong các đáp án, đáp án A là đáp án nhiễu, cả hai lớp số học sinh khoanh vào đáp án này tương đương nhau. Tuy nhiên, đáp án B và C ở lớp thực nghiệm chỉ có6% hướng làm sai trong khi đó lớp đối chứng lên tới31%.

3.3.2.3. Đánh giá

Về phía giáo viên: Các thầy cơ đánh giá cao các tiết thực nghiệm sư phạm vì qua quá trình thực nghiệm, so với giờ học đối chứng đã phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. Học sinh được tương tác, hỗ trợ, được tự tìm tịi kiến thức, xây dựng được tính tự học, có điều kiện thể hiện quan điểm của bản thân. Khơng khí buổi học lớp thực nghiệm hào hứng, học sinh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động. Thơng thường học sinh chỉ làm các bài tốn dạng thay số của định lý Py-ta-go và rất lúng túng ở các dạng bài thực tế. Nhưng trong tiết thực nghiệm sư phạm, các thầy cơ giáo cho rằng học sinh có thể làm được trên 80%các bài tốn. Các thầy cơ đều đồng tình với giáo án thực nghiệm vì tính khả thi của nó mang lại và thấy thích thú khi dự giờ tiết học, mong muốn có sự thay đổi ở cả các tiết học khác trong chương trình.

Về phía học sinh: Hầu hết học sinh đều ngại học hình 7 do đang quen với chương trình hình lớp 6 là phần mở đầu. Đặc biệt khi dạy theo phương pháp truyền thống, định lý Py-ta-go thường ít đem lại sự hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, khi dạy học trải nghiệm học sinh rất thích thú, các em hiểu bài hơn, hiểu được cách ra đời, chứng minh và thấy được ý nghĩa của định lý Py-ta-go trong cuộc sống. Từ đó, các kiến thức hình học được học sinh đón nhận một cách dễ dàng hơn và học sinh cũng mong rằng có nhiều tiết trải nghiệm lý thú như vậy.

Thông qua, kết quả bài kiểm tra cho thấy, lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Từ đó, cho thấy phương pháp dạy học là hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại hai lớp 7 trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy: Phương pháp học tập thông qua trải nghiệm làm cho học sinh hứng thú hơn trong học tập, qua đó các em nắm được kiến thức cơ bản và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Các giáo án thực nghiệm sư phạm hướng vào phát triển năng lực học tập của học sinh rõ rệt nên có tính khả thi, tạo ra khơng khí giờ học sơi nổi.

Với hai tiết dạy thực nghiệm sư phạm, có thể đánh giá giáo án đã đạt được mục tiêu đề ra, phù hợp với thực tế dạy học ở nhà trường hiện nay. Việc tổ chức học tập đã lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập; học sinh tích cực suy nghĩ giải quyết các nhiệm vụ được giao.

Phương pháp học qua trải nghiệm tổ chức hình thức học nhóm tạo môi trường thuận lợi cho học sinh trao đổi, tranh luận và các em có thể học được cách trình bày một bài báo cáo.

Kết quả học tập của các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Qua đó cho thấy các biện pháp đã đề xuất của tính hiệu quả và chứng tỏ tính khả thi của việc thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học định lý Py-ta-go.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn về Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học định lý Py-ta-go ở trung học cơ sở có được một số kết quả chủ yếu sau:

1) Làm rõ cơ sở lí luận về tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học định lý Py-ta-go ở trung học cơ sở.

2) Phản ảnh một phần thực trạng nhận thức và vận dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học định lý Py-ta-go.

3) Đề xuất một số biện pháp thiết kế và tổ chức các hoạt động trái nghiệm trong dạy học định lý Py-ta-go ở trường trung học cơ sở như sau:

+ Khai thác và tổ chức các hoạt động trải nghiệm tiếp cận định lý Py-ta-go thông qua tiểu sử Py-ta-go hoặc lịch sử của định lý.

+ Thiết kế tình huống để học sinh phát hiện ra định lý Py-ta-go.

+ Thiết kế các hoạt động chứng minh định lý Py-ta-go: bằng ghép hình, bằng mơ hình, bằng trị chơi.

+ Thiết kế một số hoạt động ứng dụng định lý Py-ta-go: vào tính chiều cao, khoảng cách, vào giải quyết vấn đề thực tiễn. . . .

4) Thực nghiệm sư phạm với hai tiết tại một trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu đã chứng tỏ được tính khả thi và hiệu quả đạt được của đề tài, đây cũng là cơ sở cho chúng tôi mở rộng nghiên cứu áp dụng phương pháp vào một số nội dung khác góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo tinh thần đổi mới giáo dục.

2. Khuyến nghị

Tổ chức dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm mất khá nhiều thời gian, phương tiện, vật liệu, nhưng là phương pháp rất lôi cuốn người học. Để khuyến khích giáo viên thực hiện phương pháp này nhiều hơn đề nghị nhà trường tạo mọi điều kiện cho giáo viên và học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

Họ và tên: ...........................................Trình độ chun mơn: ................................ Số năm dạy ở THCS: .........................Số năm thực dạy toán 7: ............................ Để phục vụ nghiên cứu đề tài “Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học định lý Py-ta-go ở trung học cơ sở” của chúng tôi, xin q thầy cơ vui lịng cho biết ý kiến của mình qua những câu hỏi sau. Xin cảm ơn q thầy cơ.

Câu 1.Theo thầy cơ định lý Py-ta-go có hấp dẫn học sinh hay khơng? A. Rất hấp dẫn.

B. Bình thường. C. Ít hấp dẫn.

Câu 2.Theo thầy cơ định lý Py-ta-go có quan trọng hay khơng? A. Rất quan trọng.

B. Bình thường. C. Ít quan trọng.

Câu 3.Theo thầy cơ định lý Py-ta-go có dễ dạy hay khơng? A. Rất dễ dạy.

B. Bình thường. C. Khơng dễ dạy.

Câu 4.Theo thầy cơ định lý Py-ta-go có nhiều ứng dụng hay khơng? A. Nhiều ứng dụng.

B. Bình thường. C. Ít ứng dụng.

Câu 5.Trong dạy học định lý Py-ta-go thầy cơ có quan tâm tạo cơ hội cho học sinh phát hiện ra định lý hay khơng?

B. Bình thường. C. Khơng quan tâm.

Câu 6.Trong dạy học định lý Py-ta-go thầy cơ có chú ý tạo cơ hội cho học sinh kiểm nghiệm tính đúng đắn của định lý hay khơng?

A. Rất chú ý. B. Bình thường. C. Không chú ý.

Câu 7.Trong dạy học định lý Py-ta-go thầy cơ có thường xun tạo cơ hội cho học sinh ứng dụng định lý vào thực tiễn hay không?

A. Rất thường xuyên. B. Bình thường.

C. Khơng thường xuyên.

Câu 8.Trong dạy học định lý Py-ta-go thầy cơ có tạo nhiều cơ hội cho học sinh có những hoạt động trải nghiệm định lý hay khơng?

A. Rất nhiều. B. Bình thường. C. Khơng nhiều.

PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH

Để phục vụ nghiên cứu đề tài “Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học định lý py-ta-go ở trung học cơ sở” của chúng tơi, xin các em đọc kỹ và khoanh trịn vào chữ cái trước câu trả lời mà em thấy đúng.

Câu 1.Theo em định lý Py-ta-go có hấp dẫn học sinh hay khơng? A. Rất hấp dẫn.

B. Bình thường. C. Ít hấp dẫn.

Câu 2.Theo em định lý Py-ta-go có quan trọng hay khơng? A. Rất quan trọng.

B. Bình thường. C. Ít quan trọng.

Câu 3.Theo em định lý Py-ta-go có dễ học hay khơng? A. Rất dễ học.

B. Bình thường. C. Khơng dễ học.

Câu 4.Theo em định lý Py-ta-go có nhiều ứng dụng hay khơng? A. Nhiều ứng dụng.

B. Bình thường. C. Ít ứng dụng.

Câu 5.Trong dạy học định lý Py-ta-go em có quan tâm đến sự ra đời và cách chứng minh định lý hay không?

A. Rất quan tâm. B. Bình thường. C. Khơng quan tâm.

Câu 6.Trong dạy học định lý Py-ta-go thầy cơ có chú ý tạo cơ hội cho các em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học định lý py ta go ở trung học cơ sở (Trang 79 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)