Tình hình nghiên cứu các vấn đề gần gũi với đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học định lý py ta go ở trung học cơ sở (Trang 34 - 36)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

1.4.1. Tình hình nghiên cứu các vấn đề gần gũi với đề tài

1.4.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Đã có một số luận văn về định lý Py-ta-go, chẳng hạn luận văn của Vân Thị Thu Hà (2017)"Một số chứng minh định lý Pythagoras", luận văn thạc sĩ Toán

học, chuyên ngành phương pháp Toán sơ cấp, thuộc Trường Đại học khoa học - Đại học Thái nguyên. Trong luận văn này tác giả trình bày về tiểu sử hai phương pháp chứng minh cổ điển của Py-ta-go và một số phương pháp chứng minh định lý khác. Tác giả cũng trình bày sơ lược về sự ra đời của định lý này ở Ả Rập và ở Trung Quốc. Đây là luận văn giới thiệu khá đầy đủ về định lý Py-ta-go, với các tham khảo về lịch sử toán qua các website.

Chúng tơi cịn thấy luận văn của Vũ Văn Đức (2011), về"Một số định lý Hình học nổi tiếng và ứng dụng", luận văn thạc sĩ Toán học, chuyên ngành phương

pháp Toán sơ cấp, thuộc Trường Đại học khoa học - Đại học Thái nguyên. Trong luận văn tác giả giới thiệu một số định lý nổi tiếng như : Định lý Ta-lét, định lý Py-ta-go, định lý cô-sin, định lý Ptô-lê-mê, định lý Xê-va, định lý Mê- nê-la-uýt. . . . Luận văn này điểm lại những định lý hình học quan trọng, được sử dụng và ứng dụng nhiều trong giải tốn sơ cấp.

Gần đây hơn, có thể kể đến luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng, bảo vệ tháng 6 năm 2018 tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với đề tài"Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo phương pháp học qua làm."Trong đó tác giả đề xuất việc học một số nội dung mơn Tốn trung học cơ sở thơng qua hoạt động trải nghiệm.

Ngồi ra cịn có một số nghiên cứu ở dạng sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên. Chẳng hạn sáng kiến kinh nghiệm của Bùi Thị Bình, giáo viên trường trung học cơ sở Ngô Mây, tỉnh Kon Tum, về"Hướng dẫn học sinh lớp 7 vận dụng định lý Py-ta-go, với nội dung : Dạy học sinh học kỹ định lý Py-ta-go bằng phương pháp thực hành, khắc sâu định lý Py-ta-go bằng kí hiệu tốn học, thông qua các bài tập, giải bài tốn có nội dung định lý Py-ta-go bằng phương pháp phân tích đi lên."

Một sáng kiến kinh nghiệm khác của giáo viên Đào Khả Hà trường trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Hà Nội, với đề tài "Sử dụng lập trình Pascal tìm bộ 3 số nguyên Py-ta-go và vận dụng để giải nhanh một số bài tốn vật lí trung học phổ thơng."Theo tác giả, có một số bài tốn vật lý đã lấy bộ ba số Py-ta-go làm số liệu nên nếu học sinh có hiểu biết về bộ ba số này sẽ thuận lợi cho việc tìm lời giải, đặc biệt đối với những bài thi trắc nghiệm khách quan. Chẳng hạn bài tốn sau:"Trên một đoạn sơng thẳng, tốc độ dịng chảy ổn định là 4m/s. Từ điểm A bên bờ sông, một người bơi qua sơng với tốc độ so với dịng nước là 3m/s. Sau 12s thì đến điểm B ở bờ bên kia. Tìm tốc độ của người khi bơi và khoảng cách từ A đến B."

1.4.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi

Ở nước ngồi có thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu về sử dụng lịch sử định lý Py-ta-go trong dạy học mơn Tốn ở trường phổ thơng. Chẳng hạn như:

Cơng trình của Elif Seyitoglu và những người khác (2011) thuộc Trường Đại học kỹ thuật Karadeniz với tựa đề Quan điểm của học sinh về sự phát triển tích cực trong lịch sử của định lý Py-ta-go, đăng trên tạp chí Procedia Social and Behavioral Sciences số 15 năm 2011, trang 882–886. Trong nghiên cứu này, các quan điểm của sinh viên về lịch sử của định lý Py-ta-go thông qua các hoạt động đóng vai. Các em rất vui mừng thể hiện nhiều quan điểm riêng, nhiều cách nhìn vấn đề theo những khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu được thực hiện với 15 học sinh lớp 8 tại một trường tiểu học công ở Trabzon trong học kỳ mùa xuân năm học 2009 - 2010. Phương pháp nghiên cứu trường hợp đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Dữ liệu được lấy từ các ghi chú quan sát được viết bởi các nhà nghiên cứu và các cuộc phỏng vấn học sinh. Vào cuối cuộc nghiên cứu, hầu hết các học sinh nói rằng họ rất vui khi thực hành và muốn những bài học như vậy. [24]

Cơng trình nghiên cứu của Baki A. (2008) về Giáo dục tốn học thơng qua trải nghiệm [11], cơng trình của Byers V. (1982) về Vì sao cần nghiên cứu lịch

sử tốn, đăng trên tạp chí Giáo dục tốn học trong Khoa học và Kỹ thuật [13], cơng trình của Uenturk H. S. (1989) về định lý Py-ta-go [21]. . . .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học định lý py ta go ở trung học cơ sở (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)