7. Cấu trúc luận văn
1.4. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1.4.2. Khảo sát thực trạng dạy và học định lí Py-ta-go ở trường trung
sở theo hướng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh
1.4.2.1. Mục tiêu khảo sát
- Tìm hiểu ý kiến của giáo viên về thực trạng dạy và học định lý Py-ta-go ở trường Trung học cơ sở.
- Tìm hiểu những mong muốn của giáo viên để việc dạy và học định lý Py-ta-go được hiệu quả hơn.
- Tìm hiểu thái độ của học sinh trung việc học định lý Py-ta-go ở trường.
1.4.2.2. Đối tượng khảo sát
Tiến hành khảo sát 30 giáo viên toán trung học cơ sở tại bốn trường thuộc quận Ba Đình Hà Nội, gồm các trường Trung học cơ sở: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trãi, Phúc Xá, Phan Chu Trinh, về việc dạy và học định lý Py-ta-go theo hướng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh (Mẫu phiếu khảo sát phụ lục 1). Khảo sát với 200 học sinh của bốn trường nói trên (Mẫu phiếu khảo sát phụ lục 2).
1.4.2.3. Kết quả khảo sát
Theo giáo viên sự hấp dẫn của định lý Py-ta-go đối với học sinh thì hơn một nửa (16/30) cho rằng rất hấp dẫn, chỉ có duy nhất 1 giáo viên thấy ít hấp dẫn. Trong khi đó, khi khảo sát học sinh thì chỉ có (12/200) thấy rất hấp dẫn. Điều đó cho thấy rằng việc giảng dạy trên lớp định lý Py-ta-go chưa thực sự thu hút học sinh.
Hầu hết (30/30) thầy cô cho rằng định lý Py-ta-go rất quan trọng trong chương trình và có nhiều ứng dụng. Tuy nhiên việc dạy định lý này dễ hay khó thì các câu trả lời khá phân tán, (10/30) thầy cô cho rằng dễ dạy, (12/30) thầy cơ cho rằng bình thường và có (8/30) thầy cơ cho rằng khó dạy. Chúng tôi hỏi thêm về lý do, các thầy cô cho rằng dễ hay khó cịn phụ thuộc vào học sinh, vào mong đợi của thầy cơ về bài học có hay hay khơng? Ngồi ra, thời
gian tiết học trên lớp theo đúng chương trình cũng làm giáo viên rất khó khăn trong việc dạy học.
Biểu đồ 1.1. Kết quả khảo sát sự hấp dẫn của định lý Py-ta-go
Bên cạnh đó, khi được hỏi học sinh thì chỉ có (41/200) thấy rất quan trọng. Nhiều em (105/200) cho rằng đây là một định lý thuộc dạng dễ học, dễ vận dụng. Tuy nhiên, chỉ có (66/200) em biết rằng định lý Py-ta-go có nhiều ứng dụng.
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát
Mặc dù, các thầy cơ đều thừa nhận định lý Py-ta-go có nhiều ứng dụng. Song mức độ các thầy cơ có quan tâm tạo cơ hội cho học sinh phát hiện ra
định lý hoặc chú ý tạo cơ hội cho học sinh kiểm nghiệm tính đúng đắn của định lý cịn rất thấp. Nhiều thầy cơ cũng không thường xuyên tạo cơ hội cho học sinh ứng định lý vào thực tiễn hoặc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Chính vì vậy, việc học sinh thiếu đi các cơ hội nắm bắt, trải nghiệm trong định lý chưa nhiều nên việc thấy được sự hấp dẫn, cũng như nhiều học sinh chưa thấy được tầm quan trọng và tính ứng dụng của định lý trong thực tiễn.
Biểu đồ 1.2. Kết quả khảo sát việc dạy và học định lý Py-ta-go
Từ việc điều tra này cho thấy rằng, sự hứng thú của học sinh phụ thuộc vào các động từ phía giáo viên. Vậy giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy và từ đó học sinh thay đổi cách thức học để công tác giáo dục đạt đến hiệu quả tốt hơn.
Tiểu kết chương 1
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đang là xu hướng mới mà mối giáo viên cần phải chú ý để thay đổi mục tiêu giáo dục.
Để phát triển năng lực của học sinh, trong giảng dạy không chỉ chú ý truyền thụ những kiến thức cho các em, mà quan trọng hơn là tạo cơ hội để các em tham gia các hoạt động trải nghiệm.
Việc học sẽ trở nên có ý nghĩa hơn khi các em được học và hành, được vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyêt vấn đề thực tiễn.
Qua nghiên cứu những cơng trình liên quan đến đề tài, có thể thấy những cơng trình này đã tập trung khai thác định lý Py-ta-go trong dạy học mơn Tốn ở trường trung học cơ sở theo hai hướng: Một là sử dụng lịch sử của định lý và tiểu sử của Py-ta-go đưa vào nội dung dạy học. Hai là khai thác các hoạt động trải nghiệm định lý để học sinh có hứng thú hơn trong học tập và được thực hành vận dụng định lý vào thực tiễn.
Kết quả khảo sát thực tiễn về việc dạy và học định lý Py-ta-go theo hướng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh cho thấy mặc dù hầu hết các thầy cô đều nhận thấy nội dung định lý hay và quan trọng, nhưng cũng cịn khơng ít các thầy cơ chưa thực sự tạo cơ hội cho học sinh được hoạt động trải nghiệm. Đây là một nhược điểm cần được khắc phục để nâng cao hiệu quả giáo dục.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC ĐỊNH LÝ PY-TA-GO Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1. Biện pháp 1 - Khai thác và tổ chức các hoạt động trải nghiệm tiếp cận định lý Py-ta-go thông qua tiểu sử Py-ta-go, lịch sử và một số vấn đề thú vị xung quanh bộ số Py-ta-go
Tìm hiểu lịch sử giúp cho học sinh có cái nhìn về một giai đoạn trong quá trình phát triển của nhân loại, con đường và cách thức khám phá tri thức. Khi tìm hiểu cách những người khác thực hiện những khám phá mới, học sinh học được cách suy nghĩ mới từ đó giúp xây dựng ước mơ, ý tưởng thực hiện khám phá của riêng cá nhân. Nghiên cứu về lịch sử rất quan trọng bởi vì học sinh có thể học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ và học cách tránh những sai lầm đó. Khi tìm hiểu về tiểu sử Py-ta-go, học sinh tìm hiều về một con người vĩ đại, ln tìm tịi, phấn đấu, khám phá ra những tri thức mới cho nhân loại. Là những ví dụ tuyệt vời cho người học trong việc không ngừng nỗ lực học tập.
Trong thực tế dạy học, việc tiếp cận định lý Py-ta-go thông qua tiểu sử Py- ta-go, lịch sử và một số vấn đề thú vị xung quanh bộ số Py-ta-go chính là cách thức gợi động cơ hấp dẫn để khơi dậy tính tị mị, hứng thú ở học sinh, là một trong những điều kiện quan trọng để học sinh tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Bằng việc kể các câu chuyện, xem phim hay cho học sinh đóng vai làm các nhân vật lịch sử. Định lý Py-ta-go trở thành một trong những câu chuyện lơi cuốn nhất về tốn học, kích thích niềm đam mê học tập ở học sinh.