CƠ CẤU LAOĐỘNG 3 XÃ VÀ TOÀN HUYỆN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch chuyển cơ cấu lao động tại các xã ven khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh (Trang 68 - 71)

tỷ lệ:% 2009 2010 2011 Toàn huyện 3 xã Toàn huyện 3 xã Toàn huyện 3 xã NN 75,1 65,2 70,7 59,4 66,8 54,2 CN 14,6 20,5 17,8 24,3 19,6 27,3 DV 10,3 14,3 11,5 16,3 13,6 18,5

Từ những phân tích và số liệu minh chứng ở trên có thể tiếp tục khẳng định tác động của việc xây dựng, phát triển các KCN trên địa bàn có ảnh hưởng lớn đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện cũng như tại 3 xã ven khu công nghiệp. Hướng chuyển dịch lao động chủ yếu là từ nghề thuần nông sang nghề CN-TTCN&XDCB và buôn bán dịch vụ.

4.2.2.Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 3 xã.

Qua bảng 4.7 cho thấy sự chuyển dịch lao động mạnh mẽ từ nghề thuần nông sang nghề khác, số lao động nông nghiệp thời điểm hiện tại giảm 37 trên tổng số 180 lao động điều tra sang các ngành nghề khác, và tăng nhiều nhất vào ngành CN-TTCN&XDCB tới 22 lao động, tăng vào lao động dịch vụ 17 lao động. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nơng nghiệp sang ngành nghề khác tại xã có sự phát triển của KCN Quế Võ 1 (xã Phương Liễu) diễn ra mạnh mẽ hơn tại xã phụ cận KCN Quế Võ 2,3 (xã Phượng Mao, Việt Hùng). Số lao động nông nghiệp của xã Phương Liễu giảm nhanh, tại thời điểm hiện tại giảm tới 15 trong tổng số 60 lao động điều tra của xã, trước đây số lao động nông nghiệp của xã chiếm tới 60,0%, nay tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 35,0%; trong khi đó xã Phượng Mao chỉ giảm 10 lao động nơng nghiệp trong tổng số 60 lao động điêu tra của xã, trước đây lao động thuần nông của xã chiếm 65,0%, nay giảm xuống còn chiếm 48,3%; xã Việt Hùng chỉ giảm 12 lao động nông nghiệp trong tổng số 60 lao động điêu tra của xã, trước đây lao động thuần nông của xã chiếm 61,7%, nay giảm xuống còn chiếm 41,7%. Khi so sánh lao động làm việc trong các ngành nghề thì trong lĩnh vực CN-TTCN&XD tăng nhanh nhất, tăng 22 trong tổng số 37 lao động chuyển dịch, lao động thương mại-dịch vụ tăng 17 lao động. Khi đi sâu nghiên cứu sự tăng nhanh của lao động thương mại-dịch vụ cho thấy vai trò thu nhập từ nông nghiệp (tỷ lệ thu nhập từ nơng nghiệp) của lao động đang có xu hướng giảm mạnh, và tăng thu từ ngành nghề dịch vụ khác, đây cũng là một xu thế cần phát huy tốt trong quá trình nâng cao thu nhập cho lao động tại các xã ven khu công nghiệp

Từ sự chuyển dịch lao động mạnh mẽ từ lao động thuần nông sang lao động ngành nghề khác khác của 3 xã nghiên cứu, kết hợp với việc so sánh sự chuyển đổi này giữa xã có KCN phát triển và xã ven KCN, đặc biệt là số lao

động làm công nhân tại các KCN tăng nhanh và tăng khác nhau tại ba xã có thể khẳng định sự tác động của việc xây dựng các KCN đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ thuần nông sang lao động các ngành khác của lao động nông thôn của huyện Quế Võ là rất lớn, từ đó góp phần tăng thu nhập cho lao động nông thôn, cải thiện mức sống của nông hộ trên toàn huyện.

Cũng qua biểu 4.7 ta thấy, số lao động có việc làm thường xuyên của lao động điều tra tại ba xã trước đây là 158/180 lao động bằng 87,8%, tại thời điểm hiện tại lao động có việc làm thường xuyên tăng lên là 160/180 tăng 02 lao động, số lao động khơng có việc làm thường xun giảm 01 lao động, và số lao động khơng có việc làm giảm 01 lao động.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu lao động của lao động nông thôn diễn ra khác nhau tại từng lứa tuổi, giới tính, trình độ của lao động,… Vì vậy, để có đánh giá chính xác hơn và có những giải pháp thiết thực, cụ thể đề tài tiến hành nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu lao động của từng đối tượng lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch chuyển cơ cấu lao động tại các xã ven khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh (Trang 68 - 71)