SO SÁNH SỰ CHUYỂN DỊCH GIỮA CƠ CẤU LAOĐỘNG VÀ CƠ CẤU GTSX

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch chuyển cơ cấu lao động tại các xã ven khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh (Trang 74 - 78)

ĐVT: %

2009 2011 % thay đổi 2009 2011 % thay đổi Nông lâm- TS 4,32 3,54 -0,78 8,69 7,54 -1,15 CN-XDCB 63,34 64,11 0,77 64,01 72,10 8,09 Dịch vụ 32,34 32,35 0,01 27,30 20,36 -6,94 Tổng 100,0 0 100,0 0 100,0 0 100,0 0

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê huyện năm 2011 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân huyện năm 2012.

Nhìn chung, tại các xã ven khu cơng nghiệp Quế Võ sự chuyển dịch cơ cấu GTSX có biến động khơng lớn giữa hai thời điểm 2009 và 2011 nhưng tương ứng với giai đoạn này thì tốc độ chuyển dịch lao động có sự thay đổi đáng kể và tập trung tăng nhanh vào ngành CN-XDCB và dịch vụ. Bên cạnh đó ngành CN-XDCB chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tăng trong những năm qua kể từ khi hình thành khu cơng nghiệp Quế Võ, từ đó đã phát huy thế mạnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh gia tăng đáng kể, ngành dịch vụ đã bước đầu phát triển và thu hút được nhiều lao động.

4.2.4.Các thay đổi khác qua chuyển dịch cơ cấu lao động

4.2.4.1. Chênh lệch thu nhập giữa các xã ven khu công nghiệp và các xã khơng ven khu cơng nghiệp khi khu cơng nghiệp hình thành.

Một trong những động lực quan trọng và là nguyên nhân chính để người dân quyết định chuyển dịch lao động đó là vấn đề thu nhập, sự khác biệt về thu nhập giữa nông thôn và thành thị càng lớn thì việc thúc đẩy chuyển dịch lao động càng cao. Qua khảo sát GDP/người trong lĩnh vực nông nghiệp – phi nông nghiệp sẽ phần nào phản ánh sự khác biệt giữa thu nhập nông thôn và thành thị.

Bảng 16 cho thấy GDP/người của các xã ven khu công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 trong giai đoạn 2009-2011 tăng bình quân 19%/năm, từ

2.608.000 đồng (2009) lên 6.231.000 đồng (2011). Trong khi đó GDP/người trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng từ 1.822.000 đồng (2009) lên 3.462.000 đồng (2011), tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2009-2011 là 13,7%/năm. GDP/người trong lĩnh vực phi nông nghiệp, tăng từ 3.314.000 đồng (2009) lên 8.496.000 đồng (2011), tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2009- 2011là 20,7%/năm.

Bảng 16: GDP/người ở địa bàn 3 xã ven khu công nghiệp (theo giá so sánh 1994) ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 TĐ09-11 GDP/người 4.68 4 5.25 8 6.231 19%

GDP/người nông nghiệp

2.84 0

2.82

2 3.462 13,7% GDP/người phi nông nghiệp 6.343 7.333 8.496 20,7% So sánh GDP PNN/NN (lần) 2,23 2,60 2,45

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê huyện năm 2011 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân huyện năm 2012.

Nhìn chung qua số liệu trên ta thấy thu nhập bình quân trên đầu người của người dân các xã ven khu công nghiệp Quế Võ tăng rất nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng nhanh nhưng tốc độ chậm hơn so với lĩnh vực phi nơng nghiệp. Vì vậy hiện tượng phân hố giàu nghèo giữa hai lĩnh vực này đang xẩy ra và khoảng cách này ngày càng tăng trong tương lai. Cụ thể, năm 2009 thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp gấp 1,82 lần so với khu vực nông nghiệp nhưng đến năm 2011 thì gấp 2,45 lần.

Tóm lại: Đơ thị hố và cơng nghiệp hố đã thực sự thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động trong thời gian qua 2009-2011, với diện tích đất nơng nghiệp giảm đi thì vấn đề bán thất nghiệp ở nơng thơn ngày càng nhiều, cùng

với sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa,… các yếu tố này tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động, chính vì vậy cần có chính sách giúp cho người lao động nông thôn chuyển đổi ngành nghề phù hợp nhằm tăng thu nhập.

- Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động

+ chuyển dịch trình độ học vấn trong độ tuổi đi học

Trình độ học vấn của những người trong độ tuổi đi học là một trong những cơ sở để quyết định chất lượng khả năng phát triển tri thức lao động, việc làm trong tương lai. Nếu trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi học vấn càng cao sẽ giúp cho người lao động thực hiện tốt những công việc cũng như ý thức cao công việc trong cuộc sống.

Từ giai đoạn 2009-2011, số học sinh trên địa bàn 3 xã ven khu công nghiêpk đều tăng tỉ lệ huy động trong độ tuổi, đội ngũ cán bộ quản lý được tập trung đào tạo và đào tạo lại, giáo viên ở các cấp học cơ bản đã được chuẩn hoá khiến cho chất lượng giáo dục và kết quả học tập được nâng lên, giáo dục được cải thiện một cách đáng kể.

Qua bảng số liệu 4.13 ta thấy: Trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi đi học được nâng lên rõ rệt điều này được thể hiên qua tỷ lệ huy động trẻ đến trường, cụ thể tỉ lệ huy động ở cấp 1 tăng từ 83,8% (2009) lên 90% (2011), tăng khoảng 7%; cấp 2 tăng từ 64,2% (2009) lên 72% (2011), tăng khoảng 8%; cấp III tăng từ 32,7% (2009) lên 39,1% (2011) tăng khoảng 6%. Tuy nhiên tỉ lệ huy động trẻ đi học ở trình độ học vấn cấp 1 là rất cao 90% (2011), và tỷ lệ huy động này có xu hướng giảm dần khi cấp học càng cao, cụ thể năm 2011 tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở cấp 2 đạt 72% và cấp 3 thì tỷ lệ này chỉ đạt 39,1% số người trong độ tuổi đi học.

Qua đó đã phản ánh phần lớn dân số trong độ tuổi đi học ở cấp 2 & 3 đã không đến trường và trình độ học vấn của nhóm này khó có thể phát triển trong tương lai, nguyên nhân là do ở độ tuổi này thì có khả năng đi làm để

kiếm tiền bằng những công việc lao động chân tay, khơng cần trình độ học vấn cao, vì thấy cái lợi trước mắt nên nghỉ học để đi làm cho các cơng ty để có thu nhập mà ít nghĩ đến tương lai. Chính vì thế dân số trong độ tuổi đi học của các xã ven khu công nghiệp được huy động đến trường chỉ đạt tỷ lệ cao ở các lớp nhỏ khi chưa làm việc được. Đây là một trong những chỉ tiêu phản ảnh đến trình độ học vấn và trình độ chun mơn của người lao động trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch chuyển cơ cấu lao động tại các xã ven khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh (Trang 74 - 78)