MỐI QUAN HỆ GIŨA NGÀNH NGHỀ VÀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch chuyển cơ cấu lao động tại các xã ven khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh (Trang 94 - 96)

Chỉ tiêu Mù chữ % Cấp 1 % Cấp 2 % Cấp 3 %

Nông nghiệp 8 50,00 97 53,59 106 43,62 25 28,09

Cơng nhân xí nghiệp 2 12,50 39 21,55 102 41,98 38 42,70

Chạy xe ôm 0 0,00 2 1,10 4 1,65 1 1,12

Dịch vụ mua bán 2 12,50 16 8,84 8 3,29 8 8,99

Thợ may/thợ mộc/thợ điện tử 1 6,25 2 1,10 6 2,47 1 1,12

Nhân viên nhà nước 0 0,00 0 0,00 1 0,41 16 17,98

Thợ hồ 1 6,25 4 2,21 10 4,12 0 0,00

Làm thuê/mướn 2 12,50 21 11,60 6 2,47 0 0,00

Tổng 16 100,00 181 100,00 243 100,00 89 100,00

4.2.2.3 Tính chất thu nhập và thay đổi việc làm của người lao động

Tính chất thu nhập

Qua kết quả điều tra về tính chất thu nhập của lao động và hình thức việc làm cho thấy, hiện tại trên địa bàn nghiên cứu có khoảng 53% lao động làm việc tại nhà và 47% lao động làm thuê nhận tiền công, tiền lương. Kết quả điều tra cho thấy người lao động có nhiều hình thức nhận lương khác nhau như: thu nhập theo thời vụ, lương hàng tháng, lương công nhật hay lương theo sản phẩm…

Hình 4.6 cơ cấu tính chất thu nhập, có khoảng 47,83% lao động có thu nhập theo thời vụ; 25% lao động hưởng lương hàng tháng; 17% số lao động nhận lương theo sản phẩm và 11% số lao động hưởng lương công nhật (xem Phụ lục 11).

Trong tổng số lao động có thu nhập, chỉ có 25% lao động có thu nhập ổn định hàng tháng, và phần lớn là thu nhập khơng ổn định. Điều đó cũng phản ánh tính chất khơng ổn định thu nhập của vùng nghiên cứu. Với những công việc không ổn định thì trong tương lai việc thay đổi cơng việc hay nơi làm là khó tránh khỏi, thu nhập thấp và công việc không ổn định là một trong những lý do quan trọng dẫn đến thay đổi nghề nghiệp hiện tại của những lao động trong vùng.

Hình 4.8: Cơ cấu tính chất thu nhập

Thay đổi nghề nghiệp, nơi làm

Theo kết quả điều tra 608 người có khả năng làm việc (kể cả nội trợ và thất nghiệp) thì trong giai đoạn 2008-2012 có khoảng 79,1% khơng thay đổi nghề nghiệp trong thời gian qua cịn lại 20,9% là có thay đổi nghề nghiệp.

Trong 20,9% số người có thay đổi việc làm thì phần lớn tập trung vào những người khơng có trình độ chun mơn hoặc trình độ chun mơn thấp. Nhóm lao động có tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp cao hơn so với nhóm lao động có trình độ chun mơn cao. Bảng 4.31 cho thấy tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp của những lao động khơng có trình độ chun mơn chiếm khoảng 58,3% trên tổng những người đang lao động có thay đổi việc làm, trong khi đó tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp của những lao động có trình độ chun mơn bậc cao đẳng và đại học chỉ chiếm khoảng 2,36%.

Những lao động có trình độ cao đẳng và đại học trong địa bàn nghiên cứu, đa số làm việc trong lĩnh vực hành chánh sự nghiệp, cơng việc mang tính chất ổn định và phù hợp với chuyên môn, nên những lao động này ít có sự thay đổi nghề nghiệp. Đối với những lao động khơng có trình độ chun mơn hay trình độ thấp thường tìm những cơng việc lao động chân tay, hay làm việc theo hợp đồng cơng nhật, những cơng việc mang tính chất khơng ổn định nên tỷ lệ lao động có thay đổi nghề nghiệp cao hơn so với những lao động có trình độ cao hơn.

Bảng 25. Tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp đối với trình độ chun mơnChỉ tiêu Khơng thay đổi % Có thay đổi %

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch chuyển cơ cấu lao động tại các xã ven khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh (Trang 94 - 96)