MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP/NGƯỜI VÀ CƠ CẤU LAOĐỘNG THEO NGÀNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch chuyển cơ cấu lao động tại các xã ven khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh (Trang 39 - 56)

GDP/người (USD)

CCLĐ (%) 320 960 1600 2560 3200

Nông nghiệp 66 49 39 30 25

Công nghiệp – Xây dựng 9 21 26 30 33

Dịch vụ 25 30 35 40 42

Nghiên cứu này có vai trị quan trọng trong việc đánh giá tỉnh hợp lý của cơ cấu lao động theo ngành tại một thời điểm xác định dựa trên tương quan giữa mức GDP/người và hiện trạng cơ cấu lao động.

Và khơng ngừng phát triển của đất nước đã có nhiều tỉnh thành trong cả nước đã thay đổi và phát triển kinh tế nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương đi theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước như tỉnh Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương hay đặc biệt là tỉnh Vĩnh Phúc

Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp đang được coi là xu hướng tất yếu trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các địa phương. Xác định rõ vấn đề này, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp, nhằm đạt mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Để đạt được mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp, Vĩnh Phúc đặt ra mục tiêu lớn, đến năm 2015 công nghiệp - xây dựng sẽ chiếm 62,7% trong cơ cấu kinh tế, thương mại - dịch vụ chiếm 30,6%, nơng-lâm-ngư nghiệp 6,7%. Theo

đó, tỉnh ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kêu gọi vốn đầu tư vào các dự án chế biến thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng.

Đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích phát triển cơng nghiệp tiểu thủ cơng nghiệp tại các làng nghề; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ hạ tầng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - làng nghề. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là nhân lực có chất lượng để thu hút các dự án đầu tư cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn.

Điều này lý giải vì sao việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Vĩnh Phúc đang diễn ra khá mạnh. Bên cạnh đó, do trên địa bàn tỉnh đang hình thành hàng loạt các khu, cụm cơng nghiệp nên diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Khơng cịn đất sản xuất, dẫn đến lao động nông thôn thiếu việc làm, đồng thời xảy ra tình trạng dư thừa lao động và tất yếu dẫn đến yêu cầu phải chuyển đổi nghề. Tuy nhiên, cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại song song hai đặc điểm là truyền thống và hiện đại, trong đó lao động truyền thống là chủ yếu, làm việc theo kinh nghiệm, cha truyền con nối nên hiệu quả kinh tế khơng cao. Điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Theo PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc, Phó viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), việc chuyển dịch cơ cấu lao động là nhu cầu thực tế của cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Trong đó, cơ cấu lao động nông thôn được xem xét trên cả 2 mặt: cung lao động (chất lượng lao động và khả năng tham gia lao động) và cầu lao động (cơ cấu kinh tế). Cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đang được chuyển dịch trên cơ sở phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế khu vực nông thôn và nâng cao đời sống cho nơng dân.

Chính vì vây, ơng Ngọc cho rằng, để nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện theo 3 hướng chính:

Giảm và sử dụng hiệu quả lao động nơng nghiệp bằng cách chuyển từ lao động thuần nông, giản đơn cho năng suất thấp sang các công việc, ngành nghề, loại hình sản xuất có giá trị kinh tế cao như phát triển kinh tế trang trại.

Phát triển loại hình lao động phi nơng nghiệp bằng cách đẩy mạnh đầu tư khuyến khích các hộ dân chuyển sang làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới việc bảo tồn

duy trì và mở rộng các làng nghề truyền thống tại nơng thơn - đây chính là khu vực thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Đẩy mạnh nâng cao chất lượng lao động nông thôn thông qua công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho nơng dân, trang bị học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, hiểu biết thị trường cho lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt là lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Với những hướng đi trên, tin rằng đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khố X về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn, tức là lực lượng lao động nơng nghiệp, nơng thơn giảm xuống cịn 30% tổng số lực lượng lao động trong xã hội, trong đó lao động qua đào tạo đạt trên 50%./.

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Địa hình cơ bản của Quế Võ là đồng bằng, có một số đồi xót và có một diện tích nhỏ rừng trồng.Trải qua quá trình chuyển đổi địa chất và sự xâm thực bào mòn kết hợp với sự biến đổi về dịng chảy của hệ thống sơng ngịi, cấu tạo thổ nhưỡng của Quế Võ là loại phù xa tương đối điển hình cịn sót lại nhiều tàn dư của các thềm kiến trúc cao thấp khác nhau và phân chia như sau: đất phù sa được bồi tụ hàng năm phân bổ từ đê sông Đuống, tập trung khá nhiều ở Đào Viên, có màu nâu tươi; đất phù sa bồi tụ hàng năm thường chua, có nhiều ở Việt Thống, màu xám nhạt; đất phù sa không được bồi tụ hàng năm có hàng ngàn ha ở các xã Chi Lăng, Hán Quảng, Yên Giả màu nâu tươi hoặc xám nhạt; đất phù xa ngập nước quanh năm do sông Đuống bồi tụ, có hàng ngàn ha thuộc các xã Cách Bi, Đào Viên, Ngọc Xá và hơn 3000 ha do sông Cầu bồi tụ. Đất phù sa cổ chạy từ Việt Thống qua Quế Tân, Phù Lương, Phù Lãng, Châu Phong, Đức Long. Đất cát gio có gần 200 ha có ở các đồi thuộc Ngọc Xá, Nam Sơn. Đất cồn cát, bãi cát khoảng 65 ha phân bổ ở Ngọc Xá và vài nơi khác, hình thành do tác động của phù sa giữa dịng sơng Đuống, sông Cầu hoặc nước xâm thực các giải đồi thấp ven núi.

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

Sơng Đuống xưa kia mang tên là Thiên Đức, được đào nắn từ thời Lý đến thời Nguyễn để nối sông Hồng với sơng Thái Bình, có tổng lượng nước gấp 3 lần lượng nước các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam gộp lại. Do lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao vào mùa nước (1m3 nước cho 2,8 kg phù sa) nên đã tạo ra được nhiều cánh đồng mầu mỡ ven sông.

Sông Cầu bắt đầu từ vùng núi Việt Bắc chảy qua Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh vào Quế Võ tới Phả Lại, tổng chiều dài tới 288 km, đoạn qua địa phương từ xã Kim Chân đến Phả Lại, xã Đức Long dài hàng chục cây số. Tổng lượng nước hàng năm của sông Cầu là 4,2- 4,8 km3 ứng với lưu lượng bình qn 135-153m3/s, dịng chảy phân bố đều, sự giao động giữa năm nhiều nước so với năm ít nước khơng nhiều nhưng chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc không đồng thời trên các vùng khác nhau của lưu vực, nơi sớm tháng 9 nơi muộn tháng 10. Tháng 8 là tháng có lượng dịng chảy lớn nhất, chiếm 18-20% lượng dịng chảy cả năm. Mùa cạn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lưu lượng dòng chảy chiếm khoảng 30% lượng dòng chảy cả năm.

3.1.1.2. Khí hậu và thời tiết

Khí hậu của Quế Võ mang đầy đủ yếu tố của một khu vực nhiệt đới nóng ẩm, có một mùa đơng khá lạnh. Một năm địa phương có 1.750 - 1.800 giờ nắng, nhiệt độ trung bình từ 22 - 24oC, thời kỳ nhiệt độ cao hơn là 20oC kéo dài trên 9 tháng. Có tới 6 tháng trong năm có mưa cho lượng mưa mỗi tháng hơn 100 mm và cả năm là 1.580 - 2.500 mm với 10 ngày có mưa. Mùa đơng lạnh và ít mưa, chỉ có 120 mm. Các nhiễu động thời tiết- khí hậu thường xảy ra với các diễn biến về mùa hè có nhiều loại thời tiết cho lượng mưa phong phú, song phân bổ khơng đều do ảnh hưởng của địa hình, nhiều khi đang từ oi nồng bỗng chuyển sang những ngày mát dịu. Mùa đông xen kẽ những ngày giá buốt, khơ hanh giữa hai đợt gió mùa đơng bắc thường có những ngày nắng ấm hoặc nồm ẩm có nhiệt độ khá cao. Hướng gió chủ đạo trong năm ở Quế Võ được phân chia thành hai mùa: đông nam là hướng gió mùa hè, thổi từ tháng 4 đến tháng 10, tốc độ gió trung bình 2m/s, cịn đơng bắc là hướng gió mùa đơng, thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình 1,9m/s. Ngồi việc tốc độ gió có khi lên tới 28m/s, địa phương cịn có thể bị ảnh hưởng của bão tố kèm theo mưa lớn có khả năng tàn phá cây cối, gây ngập lụt đồng ruộng, phá huỷ các cơng trình kiến trúc và giao thơng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện

Quế Võ là huyện có tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa nhanh. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, đời sống của nhân dân trong huyện đã có nhiều thay đổi. Tỷ lệ hộ giàu, khá tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, cho đến nay tồn huyện khơng cịn hộ đói.

Con người Quế Võ cần cù chịu khó, khéo léo trong sản xuất. Vì thế, dưới đơi bàn tay tài hoa của người dân Quế Võ, nhiều sản phẩm truyền thống như: sành sứ và gốm mỹ nghệ Phù Lãng, mộc dân dụng đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Đây chính là nguồn sức mạnh tiềm ẩn giúp cho người dân Quế Võ đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 15,4%), cơ cấu kinh tế huyện Quế Võ nói chung, cơ cấu sản xuất nơng nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Sản xuất nơng nghiệp phát triển theo hướng tồn diện, đa dạng hố sản phẩm và từng bước gắn với nhu cầu của thị trường. Trong ngành trồng trọt, cơ cấu giống cây trồng được thay đổi mạnh mẽ. Các giống lúa cũ, thoái hoá được thay thế bằng các giống lúa có năng suất cao như: Khang Dân, Q5, LT2, các giống lúa lai. Cơ cấu trà vụ cũng được bố trí hợp lý hơn; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh được chú trọng. Nhờ thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nên sản xuất nông nghiệp của huyện liên tục phát triển. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 511,61 tỷ đồng năm 2010, đưa giá trị 1 ha canh tác từ 34,5 triệu đồng năm 2005 lên 73 triệu đồng năm 2010 (giá hiện hành). Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 đạt 2.089,68 tỷ đồng. Ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, tổng giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ năm 2010 đạt 1.142 tỷ đồng.(UBND huyện Quế Võ, 2011,

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015). 3.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Năm 2007, tổng diện tích đất tự nhiên của Quế Võ là: 170,74 km2, hiện nay chỉ còn 154,84 km2. Nguyên nhân là do chuyển 3 xã Vân Dương, Nam Sơn và Kim Chân về thành phố Bắc Ninh theo Nghị định 60/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2005-2010, tại Quế Võ đã thực hiện chuyển 624,94 ha đất sang phát triển cơng nghiệp. Chính vì diện tích đất canh tác của huyện ngày càng bị thu hẹp nên các nông hộ cần nhận thức đúng đặc điểm, vai trị và giá trị của đất để sử dụng có hiệu quả. Các ngành chức năng của huyện cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, ổn định phát triển dân số để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của huyện ổn định và bền vững.

Bảng 2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai huyện Quế Võ qua 4 năm (2007 - 2010)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%)

A.Tổng diện tích đất tự nhiên ha 17.069,63 100,00 15.484,82 100,00 15.484,82 100,00 15.484,82 100,00 90,72 100,00 100,00 96,91 I. Đất nông nghiệp ha 10.738,70 62,91 9.893,65 63,89 9.554,66 61,70 9.414,41 60,80 92,13 96,57 98,53 95,75

1. Đất canh tác ha 9.763,71 90,92 9.345,25 94,46 8.796,26 92,06 8.532,59 90,63 95,71 94,13 97,00 95,61

2. Đất cây trồng lâu năm+vườn ha 570,12 5,31 45,16 0,46 31,82 0,33 23,26 0,25 7,92 70,46 73,10 50,49

3. Đất mặt nước nuôi thuỷ sản ha 404,87 3,77 503,24 5,09 726,58 7,60 858,56 9,12 124,30 144,38 118,16 128,95

II. Đất lâm nghiệp ha 257,90 1,51 156,32 1,01 153,62 0,99 152,68 0,99 60,61 98,27 99,39 86,09

- Đất có rừng trồng ha 257,90 156,32 153,62 52,68 60,61 98,27 99,39 86,09

III. Đất chưa sử dụng và đồi trọc ha 2423,74 14,20 565,91 3,65 335,24 2,16 159,78 1,03 23,35 59,24 47,66 43,42 IV. Đất chuyên dùng ha 3.649,29 21,38 4.868,94 31,44 5.441,30 35,14 5.757,95 37,18 133,42 111,76 105,82 117,00

1. Đất nhà ở ha 774,89 21,23 1075,95 22,10 1.586,24 29,15 1.744,72 30,30 138,85 147,43 109,99 132,09

2. Đất chuyên dùng ha 2874,4 78,77 3792,99 77,90 3.855,06 70,85 4.013,23 69,70 131,96 101,64 104,10 112,57

B. Một số chỉ tiêu phân tích ha

- Đất NN/khẩu NN ha 0,076 0,072 0,073 0,073

- Đât canh tác/khẩu NN ha 0,069 0,068 0,067 0,066

- Đất NN/lao động NN ha 0,170 0,160 0,159 0,160

- Đất canh tác/lao động NN ha 0,154 0,151 0,146 0,145

(Nguồn: - Phòng Thống kê huyện Quế Võ.

3.1.2.2 Tình hình nhân khẩu và lao động

Bảng 3. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện qua 4 năm (2007 - 2010)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%)

1. Tổng số hộ của huyện hộ 33.942 100,00 34.826 100,00 35.863 100,00 33.878 100,00 102,60 102,98 94,47 100,02

- Hộ thuần nông hộ 31.074 91,55 30.770 88,35 30.412 84,80 28.151 83,10 99,02 98,837 92,57 96,808

- Buôn bán DV hộ 987 2,91 866 2,49 1.086 3,03 1.165 3,44 87,74 125,4 107,27 106,81

- Hộ NN - ngành nghề hộ 1.881 5,54 3.190 9,16 4.365 12,17 4.562 13,46 169,59 136,83 104,51 136,98

2. Tổng số khẩu Người 150.991 100,00 151.692 100,46 152.209 100,81 152.311 100,00 100,46 100,34 100,07 100,29

- Khẩu nông nghiệp Người 141.260 93,56 136.944 90,28 130.647 85,83 128.653 84,47 96,94 95,402 98,47 96,94

- Khẩu phi nông nghiệp Người 9.731 6,44 14.748 9,72 21.562 14,17 23.658 15,53 151,56 146,2 109,72 135,83

3. Tổng số lao động Người 73.856 100,00 74.595 100,00 75.341 100,00 75.758 100,00 101,00 101 100,55 100,85

- LĐ nông nghiệp Người 63.203 85,58 61.782 82,82 60.122 79,80 58.864 77,70 97,75 97,313 97,91 97,657

- LĐ - BBDV Người 1.947 2,64 2.886 3,87 3.414 4,53 3.549 4,68 148,23 118,3 103,95 123,49

- Lao động ngành nghề Người 8.706 11,79 9.927 13,31 11.805 15,67 13.345 17,62 114,02 118,92 113,05 115,33

4. Một số chỉ tiêu BQ

- BQ khẩu NN/hộ NN KNN 4,55 4,45 4,30 4,57

- B/quân LĐNN/hộ NN LĐNN 2,03 2,01 1,98 2,09

- Bình quân khẩu/hộ Khẩu 4,45 4,36 3,64 3,80

- Bình quân LĐ/hộ LĐ 2,18 2,14 2,10 2,24

3.1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng nơng thơn có vai trị rất quan trọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch chuyển cơ cấu lao động tại các xã ven khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh (Trang 39 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w