Khảo sát số lượng, sự phân bố và một số đặc điểm sinh học của vịt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 49 - 51)

Phần 3 Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Khảo sát số lượng, sự phân bố và một số đặc điểm sinh học của vịt

- Vịt Cổ Lũng có nguồn gốc từ huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa, được chọn lọc và nhân thuần đến thế hệ thứ 3 tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên;

- Vịt Cổ Lũng nuôi thịt sinh ra từ đàn hạt nhân, thế hệ thứ 3.

3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thời gian nghiên cứu 3.2.1. Thời gian nghiên cứu

Từ năm 2015 đến 2018.

3.2.2. Địa điểm nghiên cứu

- Các trang trại chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa; - Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội; - Phịng thí nghiệm Bộ mơn Nội - Chẩn - Dược - Độc chất, Khoa Thú Y; phịng thí nghiệm Trung tâm; phịng thí nghiệm Bộ mơn di truyền giống, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;

- Phịng Cơng nghệ ADN ứng dụng, viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

3.3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Khảo sát số lượng, sự phân bố và một số đặc điểm sinh học của vịt Cổ Lũng Cổ Lũng

3.3.1.1. Điều tra số lượng, sự phân bố và khảo sát đặc điểm ngoại hình

- Số lượng, sự phân bố vịt Cổ Lũng được nghiên cứu bằng phương pháp điều tra, khảo sát với bộ câu hỏi được thiết kế trước và các dữ liệu thứ cấp thu được từ Chi cục thống kê huyện Bá Thước. Tổng số 124 hộ có chăn ni vịt Cổ Lũng tại 6 xã khu vực Quốc Thành, huyện Bá Thước được chọn để thu thập thông tin về thực trạng chăn nuôi vịt Cổ Lũng bằng phiếu điều tra.

- Đàn vịt Cổ Lũng thế hệ xuất phát gồm 360 con, được chọn lọc nghiêm ngặt tại các nơng hộ thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, sau đó đưa về chăn

ni, nhân thuần tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên đến thế hệ thứ 3. Vịt được ni theo nhóm quần thể nhỏ, sau mỗi thế hệ, các cá thể trống mái trong các đàn được luân chuyển khi ghép đàn để tránh cận huyết.

Đặc điểm ngoại hình, kích thước các chiều đo và một số đặc điểm sinh học của vịt Cổ Lũng được xác định trên đàn vịt Cổ lũng hạt nhân thế hệ thứ ba, gồm 540 cá thể vịt con mới nở nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên.

+ Mô tả một số đặc trưng chủ yếu về ngoại hình của vịt Cổ Lũng bao gồm màu lông, da, mỏ, chân, cấu trúc cơ thể… bằng các phương pháp quan sát, chụp ảnh, mơ tả, ghi chép các đặc điểm ngoại hình của vịt tại một số thời điểm sinh trưởng: 1 ngày tuổi và vịt trưởng thành.

+ Đo kích thước các chiều đo của vịt Cổ Lũng tại các thời điểm 8 tuần tuổi và 38 tuần tuổi. Mỗi lần đo tối thiểu 30 cá thể vịt trống và 30 cá thể vịt mái. Các chiều đo bao gồm:

Chiều dài thân (cm): đo bằng thước dây, từ đốt xương cổ cuối cùng đến đốt xương đuôi đầu tiên;

Vòng ngực (cm): đo bằng thước dây vòng quanh ngực, sát gốc cánh phía dưới;

Chiều dài lườn (cm): đo bằng thước dây, từ điểm đầu đến điểm cuối của xương lưỡi hái;

Cao chân (cm): đo bằng thước thẳng, từ khớp khuỷu chân đến đệm bàn chân; Dài lông cánh (cm): đo bằng thước thẳng, đo lông cánh thứ tư của hàng lơng thứ nhất.

3.3.1.2. Phân tích các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu vịt

Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu được phân tích từ 60 mẫu máu được lấy từ 60 cá thể vịt Cổ Lũng ở thế hệ thứ 3 tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (gồm 30 vịt trống và 30 vịt mái) được lấy ở tĩnh mạch cánh vào lúc sáng sớm khi chưa cho ăn tại thời điểm 8 tuần tuổi để phân tích một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của vịt. Mỗi con lấy 2ml cho vào ống chứa máu chuyên dụng (có chứa sẵn 0,1 ml chất chống đông máu EDTA) để phân tích các chỉ tiêu sinh lý và 2 ml được cho vào ống tách huyết thanh (khơng có chất chống đông) dùng để tách huyết thanh cho phân tích các chỉ tiêu sinh hóa. Các mẫu máu xét nghiệm của

mỗi con đều được đánh số, bảo quản trong bình bảo ơn chun dụng ở nhiệt độ

từ 2 đến 80C sau đó vận chuyển về Phịng thí nghiệm Bộ môn Nội - Chẩn - Dược

- Độc chất, Khoa Thú Y, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam để phân tích các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu.

- Phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu, bao gồm: số lượng hồng cầu có trong

1mm3 máu (RBC); số gam hemoglobin có trong 1 dL máu (Hb); dung tích hồng

cầu (HCT); số lượng tiểu cầu (PLT); thể tích trung bình của hồng cầu (MCV); lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu (MCH); nồng độ hemoglobin trung bình (MCHC). Cơng thức bạch cầu: tổng số bạch cầu (WBC); bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophils); bạch cầu ái toan (eosinophil); bạch cầu ái kiềm (basophil); lâm ba cầu (lymphocyte); bạch cầu đơn nhân lớn (monocyte) được phân tích bằng máy huyết học 18 thông số: model Hema screen 18 của hãng Hospitex do Italy sản xuất.

- Phân tích các chỉ tiêu sinh hóa máu, bao gồm: hàm lượng protein tổng số (g/l), albumin và các tiều phần protein huyết thanh: α1 - globulin (g/l), α2 - globulin (g/l), β - globulin (g/l) và γ - globulin (g/l) được phân tích bằng phương pháp điện di protein huyết thanh trên phiến acetacellulo và đo bằng khúc xạ kế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)