Kết quả phân tích về hồng cầu và tiểu cầu của vịt Cổ Lũng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 77 - 79)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

201 5 7

4.7. Kết quả phân tích về hồng cầu và tiểu cầu của vịt Cổ Lũng

Chỉ tiêu ĐVT Trống (n=30) Mái (n=30) Chung (n=60) Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE RBC 106/mm3 2,89 ± 0,05 2,75 ± 0,05 2,82 ± 0,04 Hb g% 12,36 ± 0,21 11,98 ± 0,23 12,18 ± 0,16 HCT % 44,52 ± 1,05 44,07 ± 1,15 44,30 ± 0,77 PLT 103/mm3 24,59a ± 0,39 23,06b ± 0,23 23,85 ± 0,25 MCV fL 155,60 ± 4,87 161,80 ± 5,12 158,60 ± 3,52 MCH pg 43,03 ± 0,87 43,89 ± 0,98 43,44 ± 0,65 MCHC g/dl 28,30 ± 0,89 27,65 ± 0,80 27,98 ± 0,60

Ghi chú: RBC: số lượng hồng cầu có trong 1mm3 máu; Hb: số gam hemoglobin có trong 1 dL máu; HCT:

dung tích hồng cầu; PLT: số lượng tiểu cầu; MCV: thể tích trung bình của hồng cầu; MCH: lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu; MCHC: nồng độ hemoglobin trung bình. Các giá trị mang

Hàm lượng hemoglobin (Hb) là một yếu tố biểu hiện chức năng của hồng cầu. Hàm lượng Hb của vịt Cổ Lũng là 12,36 g% ở con trống và 11,98g% ở con mái. Tính chung trống mái, hàm lượng Hb là 12,18g%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Châu Thị Huyền Trang và cs. (2014) trên vịt Xiêm địa phương nuôi tại Vĩnh Long có hàm lượng Hb là 11,64 g%; vịt Cỏ màu cánh sẻ mới nở có hàm lượng Hb là 9,52g%, lúc 70 ngày tuổi là 11,29g% và lúc đẻ rộ là 11,60g% (Nguyễn Thị Minh, 2001), tương đương khi so sánh với vịt Đốm có hàm lượng Hb: 12,40g% (Đặng Vũ Hòa, 2015); vịt Đen tại Australia có hàm lượng Hb: 12,96g% (Mulley, 1979).

Tỷ khối huyết cầu (dung tích hồng cầu) của vịt Cổ Lũng là 44,30% cao hơn so với kết quả nghiên cứu trên vịt xiêm có tỷ khối huyết cầu là 37,26% (Châu Thị Huyền Trang và cs., 2014); vịt địa phương tại Indonesia từ 34,63 - 41,80%

(Ismoyowati et al., 2012). Khi so sánh với vịt Đốm, vịt PT và TP có tỷ khối

huyết cầu lần lượt là 42,00; 44,33 và 47,67% (Đặng Vũ Hòa, 2015); vịt địa phương tại Australia có tỷ khối huyết cầu từ 40,24 - 45,54% (Mulley, 1979; 1980) thì kết quả trong nghiên cứu này tương đương. Tuy nhiên thấp hơn khi so sánh với vịt địa phương tại Nigeria có tỷ khối huyết cầu 45% ở mùa khô và 50,25% ở mùa mưa ẩm (Olayemi and Arowolo, 2009). Theo Okeudo et al. (2003), tỷ khối huyết cầu của vịt bản địa Nigieria là 46,00% đối với con trống và 41,17% đối với con mái, trung bình trống mái, tỷ khối huyết cầu của vịt là 43,59%.

Các chỉ số wintrobe: MCV (fL), MCH (pg) và MCHC (g/dL) của vịt Cổ Lũng lần lượt là: 158,60; 43,44 và 27,98. So với kết quả nghiên cứu của Châu Thị Huyền Trang và cs. (2014) trên vịt Xiêm tại Vĩnh Long các chỉ số trên lần lượt là: 148,30; 44,58 và 34,41 thì kết quả trong nghiên cứu này có sự dao động khơng đáng kể. Các chỉ số này ở vịt Đen Australia lần lượt là: 144,68; 46,60 và 32,23 (Mulley, 1979). Ở vịt bản địa Nigieria, các chỉ số này lần lượt là: 13,90%; 4,73% và 34,07% đối với con trống, 13,15%; 4,53% và 34,42% đối với con mái (Okeudo et al., 2003).

Số lượng tiểu cầu của vịt trống là 24,59 nghìn/mm3 cao hơn so với vịt mái

có số lượng tiểu cầu là 23,06 nghìn/mm3

(P<0,05). Tính trung bình trống mái, vịt

kết quả nghiên cứu trên vịt Đốm của Đặng Vũ Hịa (2015) có số lượng tiểu cầu là

22,56 nghìn/mm3.

Số lượng và cơng thức bạch cầu của vịt Cổ Lũng được thể hiện ở Bảng

4.8. Kết quả cho thấy số lượng bạch cầu của vịt mái (40,98 nghìn/mm3) cao hơn

so với vịt trống (38,55 nghìn/mm3) với P<0,05; trung bình trống mái là 39,72

nghìn/mm3. Kết quả này thấp hơn khi so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ

Hòa (2015) trên Đốm, vịt PT và vịt TP có số lượng bạch cầu tương ứng là 43,12;

42,91 và 39,24 nghìn/mm3 và cao hơn vịt Xiêm tại Vĩnh Long có số lượng bạch

cầu 28,07 nghìn/mm3 (Châu Thị Huyền Trang và cs., 2014); con lai ngan vịt có

số lượng bạch cầu dao động từ 30,6 - 32,5 nghìn/mm3

(Lương Thị Thủy và cs.

(2008); vịt Cỏ màu cánh sẻ có số lượng bạch cầu từ 20,00 - 30,00 nghìn/mm3

(Nguyễn Thị Minh, 2001). Số lượng bạch cầu thường ít ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể. Số lượng bạch cầu thường tăng sau khi ăn, khi đang vận động, khi con vật có thai...Theo dõi kết quả nghiên cứu ở một số giống vịt địa phương trên thế giới cho thấy: vịt địa phương ở Nigeria con trống có số

lượng bạch cầu là 23,81 nghìn/mm3

, con mái là 25,24 nghìn/mm3 (Okeudo et al.,

2003), cũng nghiên cứu trên vịt địa phương ở Nigieria, Olayemi and Arowolo

(2009) cho biết số lượng bạch cầu của vịt dao động từ 24,53 - 32,8 nghìn/mm3.

Vịt địa phương tại Australia có số lượng bạch cầu 19,70 - 23,58 nghìn/mm3

(Mulley, 1979; 1980) đều thấp hơn kết quả trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)