Tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng qua các giai đoạn từ mới nở đến

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 88)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

201 5 7

4.13. Tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng qua các giai đoạn từ mới nở đến

22 tuần tuổi Đvt: %, n=3 Giai đoạn TT TLNS (%) Mean ± SE 0 - 4 98,33 ± 0,33 4 - 8 99,66 ± 0,34 8 - 12 98,97 ± 0,59 12 - 16 99,32 ± 0,34 16 - 22 99,30 ± 0,35 0 - 8 98,00 ± 0,58 8 - 22 97,61 ± 0,35 0 - 22 95,67 ± 0,88

Theo Hồ Khắc Oánh và cs. (2011), tỷ lệ nuôi sống của vịt Bầu Bến ni tại Hịa Bình giai đoạn 0 - 22 tuần tuổi là 98%. Khi nuôi tại trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xun, vịt Bầu Bến có tỷ lệ ni sống giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi đạt 92,56 - 93,80%, giai đoạn hậu bị 9 - 20 tuần tuổi đạt 92,25 - 100% (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Nghiên cứu nuôi giữ, bảo tồn vịt Bầu Bến tại trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011a) cho biết: vịt Bầu Bến giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi có tỷ lệ ni sống là 96%, tính cả giai đoạn từ 0 - 25 tuần tuổi có tỷ lệ ni sống đạt 80%. Theo Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012), vịt Bầu Bến nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xun có tỷ lệ ni sống giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi đạt 97,93%, giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi đạt 91,72%, giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi đạt 100%, tính cả giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi vịt Bầu Bến có tỷ lệ ni sống trung bình đạt 91,72%.

Vịt Đốm trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011a) có tỷ lệ ni sống giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi là 96%, giai đoạn 0 - 25 tuần tuổi đạt 84,09%. Theo Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012), vịt Đốm có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi là 96,67%, giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi đạt 94,67%, giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi đạt 92%. Vịt Kỳ Lừa giai đoạn 0 - 22 tuần tuổi có tỷ lệ ni sống là 92,30% (Trần Huê Viên và cs., 2002). Khi nuôi tại Viện chăn nuôi giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 97,6%, giai đoạn 0 - 8 tuần đạt 97,2% (Nguyễn Thị Minh Tâm và cs., 2006a).

Nghiên cứu trên vịt Biển 15 - Đại Xuyên, Nguyễn Văn Duy và cs. (2015) cho biết: giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi có tỷ lệ ni sống đạt từ 98,40 - 98,41%, giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi tỷ lệ ni sống đạt 98,11 - 99,30%. Vịt Sín Chéng sinh sản nuôi tại Lào Cai giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi có tỷ lệ ni sống đạt 98,11%, giai đoạn

0 - 8 tuần tuổi có tỷ lệ ni sống đạt 97,45% và giai đoạn 0 - 25 tuần tuổi đạt 96,38% (Bui Huu Doan et al., 2017b). Vịt Hịa Lan ni tại Tiền Giang có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi đạt trung bình 96,00 - 97,7% (Hồng Tuấn Thành và Dương Xuân Tuyển, 2016). Như vậy, có thể thấy tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng tương đương với tỷ lệ nuôi nuôi sống của các giống vịt bản địa của Việt Nam. Sự khác nhau về tỷ lệ nuôi sống, chủ yếu do yếu tố khách quan như điều kiện chăm sóc ni dưỡng, điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết...

4.3.2. Khối lƣợng vịt Cổ Lũng nuôi để sinh sản qua các giai đoạn

Khối lượng cơ thể vịt Cổ Lũng nuôi để sinh sản được thể hiện trong Bảng 4.14 và mơ tả trên Hình 4.8. Khối lượng vịt trống mới nở là 45,26g/con; vịt mái là 45,11g/con. Lúc 8 tuần tuổi, khối lượng vịt trống là 1293,23g/con; vịt mái 1226,97g/con. Đến 12 tuần tuổi, vịt trống nặng 1476,23g/con; vịt mái nặng 1440,31g/con. Kết thúc giai đoạn nuôi hậu bị (22 tuần tuổi), khối lượng vịt trống là 1934,77g/con; vịt mái 1789,34g/con.

Bảng 4.14. Khối lƣợng vịt Cổ Lũng từ một ngày tuổi đến 22 tuần tuổi

(Đvt: g/con) Tuần tuổi Vịt trống (n=108) Vịt mái (n = 432)

Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) 1nt 45,26 ± 0,34 4,18 45,11 ± 0,47 5,73 1 113,80 ± 1,79 8,62 110,03 ± 1,15 5,76 2 274,32 ± 4,38 9,07 264,91 ± 3,70 7,65 3 511,93 ± 7,65 8,18 423,52 ± 6,83 8,83 4 640,63 ± 9,12 7,79 587,16 ± 6,86 6,29 5 871,30 ± 14,39 9,04 816,96 ± 11,94 8,00 6 1093,53 ± 18,42 9,22 1052,77 ± 16,87 8,77 7 1148,50 ± 21,60 10,30 1107,42 ± 15,55 7,69 8 1293,23 ± 21,80 9,23 1226,87 ± 22,11 9,87 10 1388,33 ± 14,89 5,87 1329,15 ± 19,69 8,11 12 1476,23 ± 19,32 7,16 1440,31 ± 20,61 7,84 14 1570,23 ± 25,18 8,78 1560,89 ± 21,87 7,67 16 1654,83 ± 18,51 6,12 1606,70 ± 20,80 7,09 18 1746,47 ± 15,90 5,00 1696,06 ± 20,15 6,50 20 1838,87 ± 22,62 9,75 1724,08 ± 17,34 5,38 22* 1934,77 ± 19,48 8,67 1789,34 ± 18,02 5,58

Kết quả nghiên cứu bảo tồn quỹ gen vịt Bầu Bến tại Hịa Bình của Hồ Khắc Oánh và cs. (2011) cho biết: khối lượng vịt Bầu Bến mới nở nặng 41g/con, lúc 8 tuần tuổi nặng 1125g/con thấp hơn khối lượng của vịt Cổ Lũng, tuy nhiên đến 12 tuần tuổi khối lượng của vịt Bầu Bến nặng trung bình 1950g/con thì cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu này. Khi nuôi bảo tồn tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên vịt Bầu Bến lúc mới nở có khối lượng là: 39,0g (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 41,0 - 42,0g/con (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012); 39,0 - 44,0g/con (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Lúc 8 tuần tuổi vịt có khối lượng là: 1212,0g/con (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 1207,2 - 1220,1g/con (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012); 1238,1 - 1336,4g/con (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Kết thúc giai đoạn hậu bị, chuyển vào đẻ vịt Bầu Bến nặng: 2008,0g/con (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 1790,0g/con (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012); 1790,0 - 1857,3g/con (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Như vậy, khối lượng vịt Cổ Lũng lúc mới nở cao hơn so với vịt Bầu Bến, tuy nhiên, khi kết thúc giai đoạn hậu bị thì khối lượng của hai giống vịt này có sự khác nhau khơng nhiều.

Hình 4.8. Khối lƣợng vịt Cổ Lũng từ một ngày tuổi đến 22 tuần tuổi

Nghiên cứu nuôi giữ, bảo tồn vịt Đốm tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011a) cho biết: khối lượng vịt Đốm lúc mới nở nặng 41,0g/con; 8 tuần tuổi nặng 1238,0g/con, đến lúc vào đẻ (25 tuần tuổi) nặng 2125g/con. Theo Doãn Văn Xuân và cs. (2011a), khối lượng của vịt Đốm (PL2) qua 4 thế hệ lúc mới nở nặng từ 41,97 - 42,0g/con, lúc 8 tuần tuổi nặng từ

1125,0 - 1265,0g/con. Kết thúc giai đoạn hậu bị, chuyển vào đẻ vịt mái có khối lượng từ 1725,0 - 1790,0g/con. Khi tiến hành chọn lọc vịt Đốm kiêm dụng qua 3 thế hệ, khối lượng vịt mới nở dao động trong khoảng 41 - 44g/con, lúc 8 tuần tuổi vịt mái có khối lượng từ 1242,1 - 1335,3g/con, đến 22 tuần tuổi khối lượng của vịt dao động trong khoảng 1781,6 - 1856,3g/con (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011e). Theo Đặng Vũ Hòa (2015), vịt Đốm mới nở có khối lượng từ 41,28 - 42,06g/con, lúc 8 tuần tuổi khối lượng từ 1281,69 - 1347,83g/con, kết thúc giai đoạn hậu bị khối lượng vịt mái dao động trong khoảng 1682,41 - 1778,57g/con.

Vịt Hịa Lan ni tại Tiền Giang lúc mới nở có khối lượng 39,2 -

42,7g/con; 4 tuần tuổi vịt mái nặng 599,3g/con; 8 tuần tuổi nặng 1295,7g/con; 12 tuần tuổi nặng 1523,3g/con và 16 tuần tuổi nặng 1692,7g/con (Hoàng Tuấn Thành và Dương Xuân Tuyển, 2016). Vịt Kỳ Lừa nuôi thâm canh tại Viện Chăn ni có khối lượng lúc mới nở là 40,75g/con (Nguyễn Thị Minh Tâm và cs., 2006a).

Như vậy, khối lượng cơ thể của vịt Cổ Lũng tương tự như một số giống vịt Bầu khác của nước ta như vịt Đốm, vịt Bầu Bến, vịt bầu Sín Chéng.

4.3.3. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sức sinh sản của đàn vịt. Các chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào giống, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc ni dưỡng... Để đánh giá chính xác nhất về tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của vịt cần so sánh qua một số thế hệ. Số lượng vịt mái đầu các chu kỳ đẻ của thế hệ 1, thế hệ 2 và thế hệ 3 tương ứng là: 250, 300 và 432 con. Số lượng vịt còn lại cuối các chu kỳ đẻ tương ứng của các thế hệ là: 232, 278 và 403 con. Tỷ lệ hao hụt sau 52 tuần đẻ tương ứng là: 7,2; 7,33 và 6,71%. Các nguyên nhân hao hụt gồm: mắc bệnh nội, ngoại khoa, chết bệnh, quá gầy yếu... Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ đẻ của vịt Cổ Lũng ở thế hệ thứ 3 và so sánh với thứ hệ 1 và thế hệ 2 được thể hiện trong Bảng 4.15 và biểu diễn ở Hình 4.9. Các số liệu cho thấy: ở tuần đẻ đầu tiên vịt Cổ Lũng đạt tỷ lệ đẻ từ 4,85 - 5,12% sau đó tăng dần và đạt đỉnh 71,08% lúc 15 tuần đẻ ở thế hệ 1; 71,79% lúc 13 tuần đẻ ở thế hệ thứ 2 và 70,84% lúc 13 tuần đẻ ở thế hệ thứ 3. Sau khi đạt đỉnh, tỷ lệ đẻ của vịt giảm xuống và dao động không ổn định cho đến tuần đẻ thứ 52. Trong giai đoạn này, tỷ lệ đẻ của vịt đạt đỉnh lần 2 mặc dù không cao hơn so với lần đạt đỉnh lần 1 lúc 25 tuần đẻ. Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh lần 2 ở các thế hệ lần lượt là: 66,37; 64,90 và 67,84%. Tỷ đẻ giảm thấp nhất còn 37,17% lúc 52 tuần đẻ ở thế hệ 1; 31,31% lúc 51 tuần đẻ ở thế hệ 2 và 35,66% lúc 51 tuần đẻ ở thế hệ 3. Từ Hình 4.9, có thể nhận thấy, tỷ lệ đẻ có

xu hướng dần ổn định hơn qua các thế hệ. Nguyên nhân của sự tăng giảm không đồng đều về tỷ lệ đẻ ở thế hệ 1 và thế hệ 2 là do vịt mái đưa vào đẻ có tỷ lệ chọn lọc thấp, đến thế hệ thứ 2 và 3 thì tỷ lệ chọn lọc cao hơn do vịt mái có sự đồng đều hơn về sản lượng trứng.

Như vậy, quy luật chung về diễn biến tỷ lệ đẻ của vịt Cổ Lũng là: tỷ lệ đẻ của vịt tăng nhanh sau khi bắt đầu đẻ (tỷ lệ đẻ đạt 5%) và đạt đỉnh đẻ ở tuần đẻ thứ 13 - 15, sau đó tỷ lệ đẻ có xu hướng giảm dần rồi lại tăng lên tương đối nhanh để đạt đỉnh đẻ lần thứ hai, mặc dù đỉnh đẻ này không cao bằng đỉnh đẻ thứ nhất. Sau đó, tỷ lệ đẻ giảm cho tới hết chu kỳ đẻ trứng. Diễn biến về tỷ lệ đẻ này cũng được xác nhận trong nghiên cứu về vịt Cỏ của Nguyễn Thị Minh và cs. (2011b), vịt Đốm của Đặng Vũ Hòa (2015).

Bảng 4.15. Tỷ lệ đẻ của vịt Cổ Lũng (%)

Tuần đẻ Thế hệ 1 (n= 250) Thế hệ 2 (n=300) Thế hệ 3 (n =432)

Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE

1 5,12 ± 0,33 5,07 ± 0,28 4,85 ± 0,28 2 8,92 ± 0,58 9,14 ± 0,14 9,47 ± 0,09 3 9,87 ± 0,42 13,82 ± 0,26 21,56 ± 0,94 4 12,29 ± 0,67 22,68 ± 0,26 29,06 ± 3,34 5 21,45 ± 0,65 32,85 ± 0,42 49,21 ± 2,53 6 22,26 ± 1,01 45,88 ± 1,91 51,88 ± 2,53 7 23,57 ± 0,58 52,04 ± 4,23 59,58 ± 4,99 8 27,11 ± 0,53 56,43 ± 4,05 58,44 ± 1,06 9 27,40 ± 0,39 58,48 ± 3,88 59,80 ± 1,31 10 30,12 ± 0,73 61,71 ± 4,15 64,33 ± 2,07 11 34,84 ± 0,45 65,39 ± 2,46 65,71 ± 1,41 12 37,74 ± 0,16 68,69 ± 1,75 69,86 ± 1,79 13 56,95 ± 1,23 71,79 ± 1,47 70,84 ± 1,93 14 69,64 ± 0,34 69,18 ± 2,04 65,45 ± 2,61 15 71,08 ± 0,90 65,13 ± 1,19 58,75 ± 3,83 16 68,18 ± 1,58 61,79 ± 1,92 57,89 ± 2,12 17 48,25 ± 2,94 58,54 ± 2,69 52,81 ± 2,95 18 48,70 ± 0,79 56,25 ± 3,97 48,46 ± 1,65 19 48,71 ± 1,22 54,28 ± 2,08 45,65 ± 1,75 20 49,83 ± 2,55 51,34 ± 0,54 50,65 ± 2,06

Tuần đẻ Thế hệ 1 (n= 250) Thế hệ 2 (n=300) Thế hệ 3 (n =432) 21 50,04 ± 0,64 50,01 ± 1,25 51,95 ± 3,39 22 48,94 ± 2,21 53,33 ± 1,73 50,32 ± 1,80 23 55,08 ± 2,80 56,70 ± 4,00 54,69 ± 2,97 24 65,07 ± 1,80 64,00 ± 0,93 59,91 ± 1,66 25 66,37 ± 0,85 64,90 ± 1,48 67,84 ± 1,70 26 61,78 ± 1,61 55,22 ± 2,38 56,83 ± 1,25 27 62,02 ± 1,72 53,52 ± 1,90 51,92 ± 1,93 28 52,27 ± 1,93 50,18 ± 5,46 48,15 ± 3,06 29 53,08 ± 2,35 53,19 ± 2,69 47,09 ± 1,84 30 54,52 ± 4,08 43,91 ± 2,40 41,67 ± 1,76 31 53,38 ± 1,36 49,54 ± 4,68 52,13 ± 0,67 32 53,38 ± 3,44 51,21 ± 0,11 48,03 ± 1,50 33 48,00 ± 1,34 45,16 ± 5,76 47,01 ± 0,82 34 50,33 ± 1,99 46,33 ± 2,40 46,28 ± 4,11 35 51,99 ± 1,10 42,74 ± 4,42 49,46 ± 3,46 36 49,55 ± 1,69 44,81 ± 4,74 50,61 ± 5,08 37 47,40 ± 1,90 40,35 ± 2,89 43,96 ± 5,26 38 51,84 ± 1,11 44,26 ± 0,87 46,91 ± 1,80 39 48,54 ± 0,72 46,26 ± 0,57 44,42 ± 2,72 40 46,49 ± 1,31 44,64 ± 5,10 46,32 ± 3,52 41 46,53 ± 2,54 42,84 ± 2,20 45,91 ± 1,83 42 49,80 ± 1,11 39,30 ± 2,28 44,39 ± 1,32 43 49,49 ± 0,85 42,39 ± 0,62 50,19 ± 2,44 44 51,11 ± 3,11 39,39 ± 0,79 45,13 ± 2,26 45 44,57 ± 3,56 41,98 ± 2,11 43,52 ± 1,11 46 47,51 ± 2,12 40,03 ± 2,79 47,27 ± 3,23 47 49,23 ± 1,45 39,51 ± 2,73 38,77 ± 1,90 48 48,50 ± 2,65 38,49 ± 2,66 36,94 ± 2,82 49 41,92 ± 3,70 33,39 ± 3,03 36,65 ± 0,45 50 41,92 ± 3,55 33,05 ± 2,74 38,74 ± 1,26 51 37,52 ± 2,73 31,31 ± 0,86 35,66 ± 0,69 52 37,17 ± 2,38 33,57 ± 2,10 38,01 ± 2,65 TB 45,02 ± 0,42 46,85 ± 0,11 48,09 ± 0,16

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do tập tính đẻ trứng theo mùa vụ của các giống vịt nội đã hình thành từ lâu đời theo tập quán canh tác của nông dân miền Bắc là trồng lúa một năm 2 vụ và kết hợp với nuôi vịt chăn thả. Một năm có 2 vụ: vụ chiêm và vụ mùa. Người chăn ni thường tính tốn gột vịt để đến mùa gặt cũng là lúc cho vịt thả đồng. Nhờ tận dụng thêm nguồn thóc rơi vãi mà vịt đẻ rộ, thời kỳ này tương ứng với chu kỳ đẻ thứ nhất của vịt. Sau đó, tỷ lệ đẻ của đàn giảm nhanh do vịt thay lông, nghỉ đẻ trong khoảng 2 tháng. Vịt lại được dựng đẻ để bước vào đẻ rộ trong vụ gặt lúa mùa, thời kỳ này tương ứng với chu kỳ đẻ lần thứ hai. Ngày nay, khi chăn nuôi quy mô công nghiệp dần thay thế chăn ni chăn thả thì tập tính này cũng dần thay đổi và chỉ giữ lại một phần nhỏ ở các giống vịt nội. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 Tuần đẻ Tỷ lệ đẻ ( % ) Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Hình 4.9. Tỷ lệ đẻ của vịt Cổ Lũng qua 3 thế hệ

Theo dõi một số nghiên cứu về tỷ lệ đẻ của các giống vịt nội khác cho thấy: vịt Bầu Bến ni tại Hịa Bình có tỷ lệ đẻ trung bình/52 tuần đẻ là 47,67% (Hồ Khắc Oánh và cs., 2011). Khi nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên vịt Bầu Bến có tỷ lệ đẻ bình qn/52 tuần đẻ là: 46,79% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 48,11% (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012) và từ 44,16 - 46,4% (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Vịt Đốm có tỷ lệ đẻ trung bình/52 tuần đẻ là: 45,16% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 46,58% (Doãn Văn Xuân và cs.,

2011a). Khi chọn lọc qua 3 thế hệ, vịt Đốm có tỷ lệ đẻ trung bình từ 45,16 - 48,4% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011e). Theo Đặng Vũ Hòa (2015), tỷ lệ đẻ của vịt Đốm qua các năm 2010 - 2011; 2011 - 2012 và 2012 - 2013 lần lượt là: 39,13; 44,06 và 46,94%. Theo Nguyễn Thị Minh và cs. (2011d), vịt Cỏ ni theo phương thức ni nhốt có tỷ lệ đẻ bình qn/52 tuần đẻ là 61,5%. Tỷ lệ đẻ bình qn/52 tuần đẻ của vịt Sín Chéng ni tại Lào Cai là 47,52% (Bui Huu Doan et

al., 2017b). Vịt Biển 15 - Đại Xuyên có tỷ lệ đẻ bình qn/52 tuần đẻ từ 68,01 –

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)