Số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Bá Thước từ năm 201 5 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 65)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

4.1. Số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Bá Thước từ năm 201 5 2017

Tên ĐVT Số lượng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Gia súc Trâu Con 20 275 20 312 21 947 Bò Con 9 462 13 651 12 403 Lợn Con 30 276 24 301 27 124 Dê Con 9 015 10 162 12 292 Thỏ Con 1 067 1 438 1 003 Ngựa Con 3 2 2 Chó Con 19 781 17 191 17 257

Hươu, nai Con 10 22 29

2. Gia cầm

Gà 1000 con 389,40 447,70 453,96

Vịt 1000 con 65,40 61,90 74,84

Ngan 1000 con 14,20 13,40 20,49

Ngỗng 1000 con 0,80 0,90 0,95

Tuy nhiên, Bá Thước là một huyện miền núi, điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn nên chăn ni chủ yếu vẫn là mơ hình chăn ni nơng hộ, manh mún, nhỏ lẻ. Các giống gia súc, gia cầm chủ yếu là giống địa phương, giống có năng suất cao chưa nhiều, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn ni cịn rất hạn chế. Năng suất của ngành chăn nuôi chưa cao so với tiềm năng và lợi thế. Chăn ni trâu, bị, dê, thỏ vẫn là lĩnh vực mũi nhọn do tận dụng lợi thế về nguồn thức ăn xanh sẳn có. Các lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi vịt Cổ Lũng chưa được quan tâm nhiều. Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Bá Thước năm 2017, trong cơ cấu chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gà vẫn chiếm tỷ lệ lớn, hơn 80%; chăn nuôi vịt chiếm từ 12 - 14%; chăn nuôi ngan, ngỗng và một số giống gia cầm khác chiếm tỷ lệ thấp. Các khu vực có ngành chăn ni gà phát triển mạnh là Điền Hạ, Điền Quang, Điền Trung, Ái Thượng, Điền Lư, Ban Công và Văn Nho. Chăn nuôi vịt phát triển mạnh ở 6 xã khu vực Quốc Thành (gồm Ban Công, Lũng Niêm, Lũng Cao, Cổ Lũng, Thành Sơn, Thành Lâm) và một số xã như Điền Quang, Điền Trung, Ái Thượng, Kỳ Tân, Văn Nho và Thiết Ống (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Số lƣợng và diễn biến phân bố đàn gia cầm của huyện Bá Thƣớc từ năm 2015 - 2017

Đvt: 1000 con Khu vực

Số lượng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Gà Vịt ngỗng Ngan, Gà Vịt ngỗng Ngan, Gà Vịt ngỗng Ngan, TT Cành Nàng 3,4 0,0 0,2 3,9 0,0 0,0 2,9 0,0 0,1 Điền Thượng 15,3 0,8 0,1 17,0 1,2 0,6 20,5 1,7 0,9 Điền Hạ 33,3 1,6 0,8 34,8 2,2 0,8 29,2 4,3 0,9 Điền Quang 27,1 3,0 1,0 25,2 6,5 0,7 32,1 5,3 1,2 Điền Trung 27,0 6,4 2,2 28,0 6,5 1,9 32,2 7,7 3,4 Thành Sơn 9,8 3,1 0,0 13,6 1,1 0,6 9,1 1,4 0,0 Lương Ngoại 13,1 0,9 0,6 12,7 1,8 0,4 12,8 1,2 0,7 Ái Thượng 20,5 2,0 1,0 21,4 3,6 1,0 22,0 3,7 0,8 Lương Nội 13,9 0,3 0,3 14,2 0,5 0,3 13,3 0,8 0,4 Điền Lư 31,1 2,7 0,9 34,2 1,2 0,3 33,3 1,4 1,8 Lương Trung 12,5 0,8 0,9 13,5 1,6 1,1 21,6 1,1 0,7 Lũng Niêm 7,9 5,5 0,1 9,0 5,9 0,2 16,4 4,2 0,7 Lũng Cao 12,9 10,5 0,3 19,9 4,5 0,4 18,7 8,8 1,2 Hạ Trung 14,5 1,5 1,8 21,1 0,8 0,8 16,8 0,9 0,9 Cổ Lũng 17,8 8,7 0,4 24,4 4,2 0,2 18,4 7,5 0,6 Thành Tâm 20,9 0,7 0,1 24,3 0,5 0,3 18,0 2,2 0,0 Ban Công 27,4 3,3 0,4 27,0 5,1 0,2 25,7 5,9 1,3 Kỳ Tân 9,5 4,3 1,0 13,3 6,1 1,4 15,7 7,8 1,6 Văn Nho 35,6 3,9 0,1 39,2 4,8 0,1 31,4 3,1 0,1 Thiết Ống 4,5 3,5 1,3 14,2 1,6 1,1 22,1 3,2 1,8 Lâm Xa 16,1 1,1 0,7 18,4 1,6 0,8 18,5 1,9 1,1 Thiết Kế 4,6 0,4 0,2 5,7 0,6 0,6 9,9 0,6 0,6 Tân Lập 10,7 0,3 0,5 12,7 0,2 0,3 13,6 0,1 0,7

4.1.1.2. Số lượng và phân bố của đàn vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thước

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Bá Thước năm 2017, tổng số lượng vịt Cổ Lũng trong 3 năm từ 2015 - 2017 tại huyện Bá Thước lần lượt là: 35,8; 24,1 và 32,8 nghìn con. Sự tăng giảm số lượng của đàn vịt do ảnh hưởng của khủng hoảng giá chăn nuôi từ cuối năm 2016 đầu năm 2017. Mặc dù là giống vịt bản địa, nhưng số lượng và khu vực phân bố của vịt Cổ Lũng trên địa bàn huyện Bá Thước không giống nhau. Vịt Cổ Lũng được nuôi chủ yếu ở 6 xã khu vực Quốc Thành (gồm Ban Công, Lũng Niêm, Lũng Cao, Cổ Lũng, Thành Sơn và Thành Lâm) với số lượng từ 2.000 - 10.000 con, các khu vực khác phân bố với số lượng rất ít (Bảng 4.3 và Hình 4.1). Một số khu vực như thị trấn Cành Nàng, xã Lương Ngoại đàn vịt Cổ Lũng phân bố rất ít với số lượng dưới 100 con. Các khu vực có chăn ni gia cầm phát triển mạnh như Điền Quang, Điền Trung,

Văn Nho, Thiết Ống, Kỳ Tân nhưng chủ yếu là chăn nuôi gà và một số giống vịt khác như vịt Cỏ, vịt Super M, vịt Bầu…

Bảng 4.3. Số lƣợng và phân bố của vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thƣớc từ năm 2015 - 2017

Đvt: 1000 con

Khu vực Số lượng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

TT Cành Nàng 0,0 0,0 0,0 Điền Thượng 0,1 0,1 0,2 Điền Hạ 0,1 0,1 0,3 Điền Quang 0,5 0,4 0,4 Điền Trung 0,8 0,9 0,9 Thành Sơn 2,9 0,9 1,1 Lương Ngoại 0,0 0,0 0,0 Ái Thượng 0,1 0,2 0,1 Lương Nội 0,1 0,2 0,1 Điền Lư 0,0 0,1 0,1 Lương Trung 0,0 0,2 0,1 Lũng Niêm 5,4 5,7 4,1 Lũng Cao 10,1 4,5 8,6 Hạ Trung 0,7 0,2 0,0 Cổ Lũng 8,5 4,0 7,3 Thành Lâm 1,6 0,3 2,1 Ban Công 3,2 4,9 5,7 Kỳ Tân 0,7 0,8 0,7 Văn Nho 0,2 0,1 0,2 Thiết Ống 0,5 0,4 0,6 Lâm Xa 0,1 0,1 0,2 Thiết Kế 0,1 0,0 0,0 Tân Lập 0,1 0,0 0,0 Tổng 35,8 24,1 32,8

Cũng như các đối tượng gia súc, gia cầm khác, do ảnh hưởng của khủng hoảng giá lợn nên số lượng đàn vịt Cổ Lũng giảm mạnh trong năm 2016. Năm 2017, đàn vịt Cổ Lũng đã bắt đầu phục hồi và tăng nhanh. Tuy nhiên, số lượng đàn vịt Cổ Lũng tăng nhanh chủ yếu ở một số xã khu vực Quốc Thành, các khu vực khác hầu như khơng tái đàn hoặc nếu có thì chỉ ni với số lượng rất ít từ 10 - 20 con/hộ gia đình.

Với mục tiêu bảo tồn, khai thác và phát triển giống vịt Cổ Lũng bản địa thuần chủng, hiện nay khu vực Quốc Thành đã được quy hoạch tổng thể để xây dựng và phát triển thương hiệu vịt Cổ Lũng. Do đó, hơn 90% số lượng vịt ni ở khu vực này là vịt Cổ Lũng, các giống vịt khác được hạn chế nuôi ở đây. Các

hợp tác xã (HTX) chăn nuôi, sản xuất vịt Cổ Lũng được thành lập để khuyến khích nhân dân tăng đàn vịt Cổ Lũng.

Hiện nay, do thương hiệu vịt Cổ Lũng ngày càng được mở rộng, với chất lượng thịt, trứng phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng và giá bán tương đối cao nên vịt Cổ Lũng cũng được nuôi nhiều ở một số khu vực khác trong tỉnh như huyện Thạch Thành, thành phố Thanh Hóa…

Hình 4.1. Khu vực phân bố của vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thƣớc

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bá Thước (2017)

4.1.4.3. Hiện trạng tình hình chăn ni vịt Cổ Lũng

Tiến hành điều tra 124 hộ gia đình có chăn ni vịt Cổ Lũng tại 6 xã vùng Quốc Thành (xã Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Niêm, Lũng Cao và Cổ Lũng) của huyện Bá Thước vào thời điểm năm 2015. Kết quả thu được thể hiện trong Bảng 4.4. Căn cứ theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì những hộ gia đình, cơ sở chăn ni đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên được xem là quy mơ trang trại, dưới mức này thì thuộc quy mơ chăn ni nông hộ.

Bảng 4.4. Hiện trạng chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại Bá Thƣớc năm 2015

Hạng mục ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)

Loại hình cơ sở chăn ni

- Trang trại Hộ 0 0

- Nông hộ Hộ 124 100

- Cơ sở sản xuất giống Hộ 0 0

Cơ cấu đàn vịt

- Tổng số lượng vịt Con 3427 100

- Tổng số vịt Cổ Lũng Con 3359 98,01

- Vịt nuôi thịt Con 2718 80,92

- Vịt đẻ Con 35 1,04

- Vịt nuôi kiêm dụng Con 606 18,04

Phương thức nuôi - Nuôi nhốt Hộ 19 15,3 - Bán chăn thả Hộ 71 57,3 - Chăn thả Hộ 34 27,4 Thức ăn - Công nghiệp Hộ 0 0 - Tự phối trộn, tận dụng Hộ 124 100

Theo quy định trên của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn thì ở Bá Thước khơng có cơ sở chăn nuôi vịt Cổ Lũng theo quy mô trang trại mà chỉ có các nơng hộ nhỏ, ni vịt Cổ Lũng từ vài chục con đến vài trăm con/hộ gia đình. Quy mơ cơ sở chăn ni: 124/124 hộ gia đình chăn ni vịt Cổ Lũng theo quy mơ hộ gia đình chiếm 100%. Khơng có các mơ hình chăn ni trang trại, chưa có cơ sở sản xuất giống. Hiện nay, do được khuyến khích đầu tư phát triển giống vịt Cổ Lũng bằng nguồn vốn vay chính sách, sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên và một số đề tài, dự án người chăn nuôi đã thành lập được các HTX chăn nuôi vịt Cổ Lũng, mạnh dạn đầu tư các lò ấp hiện đại, đáp ứng được nhu cầu con giống tại địa phương.

- Quy mô đàn và cơ cấu giống

+ Số lượng vịt đang nuôi trong 124 hộ là 3427 con, trong đó, số lượng vịt Cổ Lũng đang nuôi là 3359 con chiếm 98% tổng số vịt.

+ Mục đích ni vịt Cổ Lũng: ni thịt 2718 con, chiếm 80,92%; nuôi sinh sản 35 con, chiếm 1,04%; nuôi kiêm dụng vừa sinh sản vừa bán thịt 606 con, chiếm 18,04%.

Như vậy, trong cơ cấu giống của đàn vịt đang nuôi tại 124 hộ điều tra thuộc 6 xã vùng Quốc Thành, huyện Bá Thước thì đa số là giống vịt Cổ Lũng (chiếm 98%). Các giống vịt khác chiếm tỉ lệ rất thấp. Đại đa số các hộ gia đình ni với quy mô nhỏ với mục tiêu ni lấy thịt là chính, một số ni kiêm dụng, số hộ ni chun sinh sản rất ít.

- Phương thức ni và nguồn thức ăn sử dụng

Cả 3 phương thức: nuôi nhốt, nuôi bán chăn thả và nuôi thả tự do đều được sử dụng. Trong đó số hộ ni bán chăn thả là 71 hộ, chiếm 57,3%; số hộ nuôi thả tự do là 34 hộ, chiếm 27,4% và số hộ nuôi nhốt là 19 hộ, chiếm 15,3%. Như vậy đa số các hộ dân nuôi vịt Cổ Lũng theo phương thức chăn thả và bán chăn thả. Điều này được lý giải là do người dân tận dụng các con suối, kênh mương, đồng ruộng để chăn nuôi vịt Cổ Lũng. Do đó, nguồn thức ăn sử dụng trong chăn ni vịt là các loại thức ăn tự phối trộn và các loại thức ăn tận dụng từ sản xuất nông nghiệp của địa phương.

4.1.2. Một số đặc điểm ngoại hình

Mỗi dịng, giống vật ni đều có những đặc trưng về ngoại hình, thể hiện qua màu sắc của lơng và da, tầm vóc và hình dáng cấu trúc cơ thể. Kết quả các đặc trưng chủ yếu về ngoại hình của vịt Cổ Lũng được thể hiện trong Bảng 4.5.

Màu lông: khi mới nở vịt Cổ Lũng phủ tồn thân một bộ lơng tơ màu xám

đen xen kẽ có khoang màu vàng nhạt. Lơng ở bụng và ngực có màu vàng nhạt, có phớt đen ở đầu và đi. Có một vệt xám đen chạy ngang mắt (Hình 4.2). Phân biệt với một số giống vịt khác cho thấy: vịt Đốm khi mới nở bộ lơng có màu trắng nhạt hoặc vàng phớt xám, có phớt đen ở đầu và đuôi (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Dỗn Văn Xn và cs., 2011a; Đặng Vũ Hịa, 2015). Vịt Bầu Bến khi mới nở toàn thân cũng phủ một bộ lơng tơ màu xám đen, xen kẽ có khoang vàng, đầu xám (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012; Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Tuy nhiên, tỷ lệ lông màu vàng của vịt Bầu Bến nhiều hơn và màu vàng đậm hơn so với vịt Cổ Lũng.

Bảng 4.5. Một số đặc điểm về ngoại hình của vịt Cổ Lũng Chỉ tiêu Giai Chỉ tiêu Giai đoạn Đặc điểm Vịt trống Vịt mái Hình dáng Chân thấp, thân hình ngắn, hình chữ nhật, mình bè.

Chân thấp, thân hình trung gian giữa vịt chuyên thịt và chuyên trứng. Thân ngắn, hình chữ nhật, mình bè

Đầu cổ Đầu to, cổ ngắn, rụt, ngực sâu

Màu lông

Mới nở

Chủ yếu là xám đen có khoang vàng. Bụng và ngực có màu vàng nhạt. Có phớt đen ở đầu và đi. Có một vệt xám đen ngang mắt

Trưởng thành

Lông đầu màu xanh, xung quanh mắt màu trắng có một vệt xám ngang mắt. Phần cổ và lưng lông màu nâu đỏ xen lẫn trắng. Cổ có một vịng trịn màu trắng. Phần đi có lơng màu xanh đen, có lơng móc cong ở đi.

Lơng màu cánh sẻ đậm, xung quanh mắt có vệt xám ngang mắt, cổ có một vịng trịn lơng màu trắng hơi thắt lại.

Màu mỏ, chân

Mới nở Có màu vàng nhạt, hơi xám Trưởng thành Màu vàng. Mỏ có màu vàng nhạt hơi xám. Màu vàng thỉnh thoảng có chấm đen. Mỏ có màu vàng nhạt. Hình 4.2. Vịt Cổ Lũng 1 ngày tuổi và vịt Cổ Lũng trƣởng thành

Hình 4.3. Vịt mái và vịt trống nuôi thịt giai đoạn 12 tuần tuổi

Vịt Biển 15 - Đại Xuyên mới nở lơng có màu vàng nhạt, có phớt đen ở đầu và đi chiếm 89,9%, lông màu đen chiếm 1,6% và lông màu vàng nhạt chiếm 8,5% (Nguyễn Văn Duy và cs., 2015). Quan sát trên vịt Triết Giang và con lai giữa vịt Triết Giang với vịt Cỏ màu cánh sẻ mới nở cho thấy vịt có lơng màu vàng nhạt, có phớt đen ở đầu và đuôi (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011h).

Khi trưởng thành, vịt Cổ Lũng trống có lơng đầu màu xanh. Phần cổ, ngực và lưng lông màu nâu đỏ xen lẫn trắng. Cổ có một vịng trịn màu trắng. Phần đi và đi cánh có lơng màu xanh đen, có 2-3 lơng móc cong ở đi. Con mái lơng màu cánh sẻ đậm, có vệt xám ngang mắt, cổ có một vịng trịn lơng màu trắng hơi thắt lại, đi cánh có màu xanh đen (Hình 4.2 và Hình 4.3).

Phân biệt với một số giống vịt khác cho thấy: vịt Đốm trưởng thành, con trống có lơng màu xanh đen ở đầu và cổ. Dọc lưng màu lông sẫm như màu lông cị lửa, đi có 2 - 3 lơng móc rất cong; con mái lơng có màu hoa mơ nhạt, có hàng lơng đen ở cánh (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Doãn Văn Xuân và cs., 2011a; Đặng Vũ Hòa, 2015). Vịt Bầu Bến trưởng thành có lơng màu cánh sẻ đậm, con trống có đầu xám và có lơng móc cong ở đuôi (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012; Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Vịt Biển 15 - Đại Xuyên trưởng thành có lơng màu cánh sẻ, có khoang đốm trắng, lơng cánh màu xanh đen, ngực màu trắng tuyền. Đầu và cổ có lơng xanh đen, đi có móc cong (Nguyễn Văn Duy và cs., 2015). Quan sát trên vịt Triết Giang trưởng thành, con mái có màu cánh sẻ nhạt, có 1 - 2% lơng màu trắng tuyền, con trống có lơng đầu

màu xanh đen, cổ có khoang trắng, phần thân màu nâu đỏ xen lẫn các khoang trắng, lông đuôi màu xanh đen, có 2 - 3 lơng móc cong (Bùi Hữu Đoàn, 2010; Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011g), khi lai với vịt Cỏ màu cánh sẻ thì con lai có lơng màu cánh sẻ nhạt hơn so với bố mẹ (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011h).

Màu mỏ, chân: khi mới nở mỏ và chân của vịt Cổ Lũng có màu vàng nhạt,

hơi xám. Lúc trưởng thành chân màu vàng. Mỏ có màu vàng nhạt hơi xám thỉnh thoảng có chấm đen (Hình 4.4).

Vịt Đốm, khi mới nở, mỏ và chân có màu vàng nhạt, có con hơi xám hoặc xám vàng. Khi trưởng thành chân và mỏ vịt mái có màu vàng hoặc vàng nhạt, có con hơi xám. Con trống có mỏ màu xám xanh hoặc màu vàng, chân có màu vàng hoặc xám (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Doãn Văn Xuân và cs., 2011a; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012; Đặng Vũ Hịa, 2015).

Hình 4.4. Màu mỏ và chân của vịt Cổ Lũng khi trƣởng thành

Phân biệt với vịt Bầu Bến, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012) cho biết: vịt Bầu Bến khi mới nở mỏ và chân có màu xám, điểm vàng. Khi trưởng thành có màu vàng nhạt hơi xám. Vịt Kỳ Lừa trưởng thành mỏ có màu xám

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)