Kết quả phân tích bạch cầu và cơng thức bạch cầu của vịt Cổ Lũng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 79 - 81)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

201 5 7

4.8. Kết quả phân tích bạch cầu và cơng thức bạch cầu của vịt Cổ Lũng

Chỉ tiêu Trống (n=30) Mái (n=30) Chung (n=60)

Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Số lượng bạch cầu (103 /mm3) 38,55b ± 0,98 40,98a ± 0,73 39,72 ± 0,63 Công thức bạch cầu (%) BC trung tính 23,96 ± 0,86 24,93 ± 0,66 24,43 ± 0,54 BC ái toan 7,29 ± 0,43 6,82 ± 0,37 7,06 ± 0,28 BC ái kiềm 2,58b ± 0,22 3,58a ± 0,25 3,06 ± 0,18 Lâm ba cầu 53,96 ± 1,20 52,68 ± 0,77 53,35 ± 0,72 BC đơn nhân lớn 12,19 ± 0,73 11,96 ± 0,56 12,08 ± 0,46

Các giá trị mang chữ cái khác nhau trên cùng một hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Khơng có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về cơng thức bạch cầu giữa vịt trống và vịt mái, ngoài trừ bạch cầu ái kiềm (P<0,05). Tỷ lệ tỷ lệ bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu lần lượt là: 7,06; 3,06; 24,43; 12,08 và 53,35%.

Kết quả này phù hợp với công bố của Gladbach et al. (2010) cho biết, ở gia cầm lympho bào và heterophils (Bạch cầu đa nhân trung tính) chiếm phần lớn trong các tế bào của bạch cầu. Theo Đặng Vũ Hịa (2015) vịt Đốm có tỷ lệ bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu lần lượt là 2,17; 0,17; 53,00; 1,50 và 43,00. Vịt TP có tỷ lệ lần lượt là 3,67; 0,17; 49,67; 1,50 và 45,00%. Vịt PT: 1,33; 0,00; 43,00; 2,00 và 53,67%. Kết quả nghiên cứu của Okeudo et al. (2003) tại Nigeria cho thấy tỷ lệ bạch cầu trung tính: 13,67%, bạch cầu ái kiềm: 6,25% và lâm ba cầu: 80,6%. Vịt địa phương tại Australia có tỷ lệ bạch cầu cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu lần lượt là: 1,11; 0,81; 24,67; 7,41 và 66,14% (Mulley, 1979). Tỷ lệ này ở vịt địa phương Indonesia lần lượt là: 11,40; 0; 39,90; 8,70 và 42,30% (Ismoyowati et al., 2012). Như vậy, có sự khác nhau về cơng thức bạch cầu giữa các giống vịt trong đó tỷ lệ bạch cầu trung tính và lâm ba cầu là cao nhất, điều này thể hiện sự kháng bệnh và chống chịu của vịt đối với các tác nhân bên ngồi qua q trình thực bào (Bounous and Stedman, 2000).

4.1.4.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa máu

Albumin là loại protein tham gia cấu tạo nên các mơ bào trong cơ thể vì vậy hàm lượng albumin trong máu biểu thị khả năng sinh trưởng và phát triển của động vật. Trong khi globulin có vai trị giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và vơ hiệu hóa các tác nhân lạ như các vi khuẩn hoặc virus. Kết quả phân tích (Bảng 4.9) cho thấy: vịt trống có hàm lượng albumin là 17,26g/L, vịt mái là 17,99g/L, tính chung trống mái hàm lượng albumin của vịt Cổ Lũng là 17,61g/L. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Hòa (2015) trên vịt Đốm và con lai PT, TP có hàm lượng albumin lần lượt là 18,30; 18,12 và 17,60 g/L nhưng cao hơn so với kết nghiên cứu của Châu Thị Huyền Trang và cs. (2014) trên vịt Xiêm có hàm lượng albumin đạt 17,08g/L. Như vậy, kết quả về hàm lượng albumin trong vịt Cổ Lũng nằm trong khoảng giới hạn của các giống vịt của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)