Tiêu tốn thức ăn của vịt Cổ Lũng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 100)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

201 5 7

4.10. Tiêu tốn thức ăn của vịt Cổ Lũng

Có thể thấy, mặc dù là giống vịt kiêm dụng nhưng khả năng sản xuất trứng của vịt Cổ Lũng khá cao. Số liệu qua 3 thế hệ cho thấy, tính bình qn 52 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ của đạt từ 45,02 - 48,09%, năng suất trứng từ 163,91 - 175,06 quả/mái/năm và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng từ 4,17 - 4,69kg. Đây chính là cơ sở để tiến hành các nghiên cứu chọn lọc nhằm nâng cao năng suất trứng của vịt.

4.3.4. Chất lƣợng trứng và các chỉ tiêu ấp nở

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt Cổ Lũng được thể hiện trong Bảng 4.18.

Khối lượng trứng của vịt Cổ Lũng tại thời điểm khảo sát lúc 13 tuần đẻ là 71,36g/quả. So sánh với khối lượng trứng của một số giống vịt nội khác cho thấy: vịt Bầu Bến nuôi khảo sát tại Hịa Bình có khối lượng trứng dao động từ 65 - 74g/quả (Hồ Khắc Oánh và cs., 2011). Diễn biến khối lượng trứng của vịt Bầu Bến và vịt Đốm theo dõi từ 4 - 52 tuần đẻ của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011a) tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên cho thấy khối lượng trứng của vịt Bầu Bến dao động trong khoảng 51 - 72g/quả, trung bình đạt 66,30g/quả; khối lượng trứng của vịt Đốm dao động trong khoảng 53 - 76g/quả, trung bình đạt 69,30g/quả. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012) cho thấy vịt Bầu Bến và vịt Đốm có khối lượng trứng trung bình đạt lần lượt là 70,34g/quả và 72,65g/quả. Theo Vũ Đình Trọng và cs. (2015), khối lượng trứng của vịt Bầu Bến qua 3 thế hệ lần lượt là 70,34; 70,95 và 71,23g/quả. Vịt Đốm trong nghiên cứu của Đặng Vũ Hòa (2015) có khối lượng 68,04g/quả. Vịt Sín Chéng ni tại Lào Cai có khối lượng trứng trung bình đạt 70,52g/quả (Bui Huu

Doan et al., 2017b). Vịt Cỏ màu cánh sẻ có khối lượng trứng 64,27 - 64,51g/quả

(Nguyễn Thị Minh và cs., 2011a). Kết quả nghiên cứu của Hoàng Tuấn Thành và Dương Xuân Tuyển (2016) trên vịt Hịa Lan ni tại Tiền Giang có khối lượng trứng trung bình đạt 71,9g/quả. Vịt Triết Giang có khối lượng trứng từ 59,93 - 62,46g/quả (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011g); khi nuôi tại Hưng Yên có khối lượng trứng từ 69,13 - 69,29g/quả (Bùi Hữu Đồn, 2016). Vịt Khaki campell có khối lượng trứng từ 69,7 - 71,1g/quả (Nguyễn Hồng Vĩ và cs., 2011). Như vậy, có thể thấy khối lượng trứng của vịt Cổ Lũng trong nghiên cứu này tương đương với khối lượng trứng của một số giống vịt kiêm dụng và cao hơn khối lượng trứng của các giống vịt siêu trứng đang nuôi phổ biến ở Việt Nam.

Khối lượng lòng đỏ, khối lượng lòng trắng và khối lượng vỏ lần lượt là 22,71; 40,55 và 8,10g tương ứng với tỷ lệ 31,82; 56,82 và 11,36% so với khối lượng trứng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011a) cho biết: tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ lòng trắng và tỷ lệ vỏ của vịt Bầu Bến lần lượt là: 34,7; 52,0 và 11,5%, các chỉ tiêu này trên vịt Đốm lần lượt là: 35,3; 51,7 và 11,7%. Theo Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012), tỷ lệ lòng đỏ và tỷ lệ lòng trắng của vịt Bầu Bến lần lượt là: 35,2 và 52,0%, đối với vịt Đốm các tỷ lệ này lần lượt là: 35,3 và 51,7%. Khi khảo sát chất lượng trứng của vịt Bầu Bến qua 3 thế hệ, tỷ lệ lòng đỏ lần lượt là: 36,15; 36,93 và 37,25%, tỷ lệ lòng trắng lần lượt là: 52,0; 50,56 và 51,46% (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Theo Đặng Vũ Hòa (2015), khối lượng lòng đỏ, khối lượng lòng trắng và khối lượng vỏ của vịt Đốm lần lượt là: 21,36; 35,56 và 11,12g, tương ứng với tỷ lệ: 31,50; 52,07 và 16,43%. Vịt Sín Chéng ni tại Lào Cai có tỷ lệ lịng đỏ và tỷ lệ vỏ lần lượt là: 33,15 và 10,88% (Bui Huu Doan et al., 2017b). Như vậy, so với vịt Bầu Bến, vịt Đốm và vịt Sín Chéng trong các nghiên cứu trên thì tỷ lệ lịng đỏ của vịt Cổ Lũng thấp hơn trong khi tỷ lệ lòng trắng lại cao hơn và tỷ lệ vỏ tương đương. Tuy nhiên, sự khác biệt về các chỉ tiêu này giữa các giống vịt là không nhiều.

Chỉ số hình thái của trứng các giống gia cầm khác nhau thì khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm di truyền. Chỉ số hình thái của trứng vịt Cổ Lũng là 1,40. Chỉ số hình thái của trứng vịt Bầu Bến dao động trong khoảng: 1,40 - 1,41 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012; Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Chỉ số hình thái của vịt Đốm khi đánh giá chất lượng trứng tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên là 1,38 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012). Kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Hịa (2015) cho thấy: chỉ số hình thái của trứng vịt Đốm là 1,49. Chỉ số hình thái của trứng vịt Cỏ dao động từ 1,39 - 1,43 (Nguyễn Thị Minh và cs., 2011a,b).

Theo Bui Huu Doan et al. (2017b), chỉ số hình thái của trứng vịt Sín Chéng là

1,40. Khi so sánh với một số giống vịt nhập nội khác cho thấy: chỉ số hình thái của vịt CV layer 2000 từ 1,37 - 1,38, trong khi chỉ số này ở vịt CV - Super M từ 1,39 - 1,40 (Dương Xuân Tuyển và cs., 1998).

Chỉ số hình thái trứng là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan đến tỷ lệ ấp nở, những trứng quá dài hoặc q trịn so với kích thước trung bình của giống đều cho tỷ lệ ấp nở thấp. Như vậy, chỉ số hình thái của trứng vịt Cổ Lũng nằm trong khoảng giới hạn phù hợp. Hình dạng của trứng vịt Cổ Lũng tương đương khi so với vịt Bầu Bến, vịt Sín Chéng, vịt Cỏ và dài hơn khi so với vịt Đốm.

Bảng 4.18. Chất lƣợng trứng của vịt Cổ Lũng lúc 38 tuần tuổi (n = 30) Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Mean ± SE Cv (%) Khối lượng trứng g 71,36 ± 0,61 4,98 Khối lượng lòng đỏ g 22,71 ± 0,23 5,86 Tỷ lệ lòng đỏ % 31,82 ± 0,31 5,72 Khối lượng lòng trắng g 40,55 ± 0,49 6,92 Tỷ lệ lòng trắng % 56,82 ± 0,33 3,40 Khối lượng vỏ g 8,10 ± 0,10 7,49 Tỷ lệ vỏ % 11,36 ± 0,10 5,33 Chỉ số hình thái - 1,40 ± 0,00 2,97 Chỉ số lòng đỏ - 0,41 ± 0,00 6,07 Chỉ số lòng trắng đặc - 0,15 ± 0,00 7,84 Đơn vị Haugh - 89,65 ± 0,63 4,07 Màu lòng đỏ Độ Roche 13,06 ± 0,15 6,61 Độ dày vỏ mm 0,37 ± 0,00 11,68 Đường kính lịng trắng đặc mm 102,10 ± 0,87 4,87 Đường kính lịng đỏ mm 48,23 ± 0,31 3,73 Chiều cao lòng trắng mm 8,58 ± 0,11 7,38 Chiều cao lòng đỏ mm 20,01 ± 0,17 5,10

Chỉ số lòng đỏ của trứng vịt Cổ Lũng là 0,41 cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Bui Huu Doan et al. (2017b) trên vịt Sín Chéng ni ở Lào Cai có chỉ số lịng đỏ là 0,40 và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Hòa (2015) trên vịt Đốm có chỉ số lịng đỏ là 0,44. Theo Dỗn Văn Xn và cs. (2011b), chỉ số lịng đỏ của vịt CV 2000 layer nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên từ 0,39 - 0,40. Vịt Cỏ chọn lọc qua 4 thế hệ có chỉ số lòng đỏ từ 0,40 - 0,50 (Nguyễn Thị Minh và cs., 2011a). Chỉ số lòng đỏ biểu hiện trạng thái và chất lượng của lòng đỏ, chỉ số này càng cao thì càng tốt. Như vậy, chỉ số lịng đỏ của trứng vịt Cổ Lũng nằm trong khoảng giới hạn chất lượng trứng tốt.

Chỉ số lòng trắng đặc của trứng vịt Cổ Lũng là 0,15 cao hơn so với kết quả nghiên cứu trên vịt Đốm của Đặng Vũ Hịa (2015) có chỉ số lịng trắng là 0,107. Theo Nguyễn Thị Minh và cs. (2011a), vịt Cỏ dòng C1 chọn lọc qua 4 thế hệ để nâng cao năng suất trứng có chỉ số lịng trắng đặc từ 0,072 - 0,120 thấp hơn so với kết quả trong nghiên cứu này.

Đơn vị Haugh là một đại lượng biểu thị mối quan hệ giữa khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc. Chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng trứng càng tốt. Kết quả khảo sát chất lượng trứng của vịt Cổ Lũng có đơn vị Haugh là 89,65. Chỉ tiêu này ở vịt Bầu Bến là: 83,9 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a); 84,8 (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012) và từ 89,96 - 91,27 (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Vịt Đốm có đơn vị Haugh là: 84,6 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a, 2011e; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012); 79,84 (Đặng Vũ Hòa, 2015). Kết quả nghiên cứu chất lượng trứng của vịt Sín Chéng ni tại Lào Cai có đơn vị Haugh là: 91,16 (Bui Huu Doan et al., 2017). Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất trứng tạo dòng vịt Cỏ C1 có đơn vị Haugh dao động qua 4 thế hệ từ 82,8 - 94,0 (Nguyễn Thị Minh và cs., 2011a). Như vậy, khơng có sự khác biệt nhiều về đơn vị Haugh ở các giống vịt nói trên.

Màu lòng đỏ của trứng vịt Cổ Lũng là 13,06 cao hơn so với trứng vịt Sín Chéng ni tại Lào Cai trong nghiên cứu của Bui Huu Doan et al. (2017b) có màu lòng đỏ là 10,21. Vịt Biển 15 - Đại Xun có màu lịng đỏ từ 12,34 - 12,54 (Nguyễn Văn Duy và cs., 2015).

Độ dày vỏ trứng có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và kỹ thuật. Nó có quan hệ đến tỷ lệ dập vỡ trong quá trình thao tác đóng gói, ấp trứng, vận chuyển và ảnh hưởng đến tỷ lệ nở. Độ dày vỏ trứng của vịt Cổ Lũng đo được ở 3 phần: đầu to, xích đạo và đầu nhỏ và có độ dày trung bình là 0,37mm. Kết quả này thấp

hơn với cơng bố của Bui Huu Doan et al. (2017b) trên vịt Sín Chéng có độ dày

vỏ trứng là 0,39mm và cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Hòa (2015) trên vịt Đốm có độ dày vỏ trứng đo được ở 3 phần: đầu to, xích đạo và đầu nhỏ có các số đo lần lượt là 0,34; 0,35 và 0,34 mm. Theo Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012), độ dày vỏ trứng của vịt Bầu Bến và vịt Đốm khi nuôi bảo tồn tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên có độ dày vỏ trứng lần lượt là 0,332 và 0,348mm. Cũng nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, Vũ Đình Trọng và cs. (2015) cho biết: độ dày vỏ trứng của vịt Bầu Bến qua 3 thế hệ lần lượt là 0,332; 0,337 và 0,335mm. Nghiên cứu chọn lọc ổn định năng suất trứng của dòng vịt cỏ C1 qua 3 thế hệ liên tiếp, Nguyễn Thị Minh và cs. (2011a) cho biết độ dày vỏ trứng ở đầu to lần lượt là 0,324; 0,260 và 0,329mm, độ dày trứng ở xích đạo lần lượt là 0,341; 0,287 và 0,350, độ dày vỏ trứng ở đầu nhỏ lần lượt là 0,361; 0,322 và 0,365mm. Như vậy, độ dày vỏ trứng của vịt Cổ Lũng thấp hơn vịt Sín Chéng và cao hơn khi so với vịt Bầu Bến, vịt Đốm và vịt Cỏ.

Đường kính lịng trắng, đường kính lịng đỏ của vịt Cổ Lũng lần lượt là 102,10 và 48,23mm. Chiều cao lòng trắng, chiều cao lòng đỏ lần lượt là 8,58 và 20,01mm. Kết quả này không khác biệt nhiều so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Hòa (2015) trên vịt Đốm có đường kính lịng đỏ là 45,90mm, chiều cao

lòng đỏ là 20,30mm, chiều cao lòng trắng là 8,07mm. Theo Adamski et al.

(2005), đường kính lòng đỏ của vịt Bắc Kinh là 49,9mm và chiều cao lòng đỏ là

20,6mm. Kết quả nghiên cứu của Kokoszyski et al. (2007), vịt Bắc Kinh có

đường kính lịng đỏ đạt 47,2mm, chiều cao lịng đỏ đạt 19,0mm.

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu ấp nở của vịt Cổ Lũng được thể hiện trong Bảng 4.19. Kết quả cho thấy, sau 7 đợt ấp các chỉ tiêu ấp nở của vịt Cổ Lũng đạt khá cao: tỷ lệ trứng có phơi đạt 95,19%; tỷ lệ nở/trứng có phơi đạt 87,71%; tỷ lệ nở/số trứng ấp đạt 83,50% và tỷ lệ vịt loại I/số vịt nở ra đạt 94,57%.

Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011a), tỷ lệ trứng có phơi của vịt Đốm và vịt Bầu Bến khi nuôi bảo tồn nguồn gen tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên lần lượt là 95,2 và 96,1%; tỷ lệ nở/trứng có phơi đạt tương ứng là 86,7 và 87,2%. Cũng nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012) cho biết: vịt Đốm và vịt Bầu Bến có tỷ lệ trứng có phơi đạt lần lượt là 95,22 và 95,06%, tỷ lệ nở/số trứng có phơi đạt 86,93 và 87,13% tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp đạt lần lượt là 82,78 và 82,82%, tỷ lệ con loại I/số con nở ra đạt lần lượt 94,50 và 93,24%. Kết quả chọn lọc vịt Đốm kiêm dụng PL2 của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011e), cho biết: tỷ lệ trứng có phơi là 95,06%, tỷ lệ nở/số trứng có phơi đạt 87,13%, tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp đạt 82,82%, tỷ lệ vịt con loại 1/số con nở ra đạt 93,24%.

Bảng 4.19. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu ấp nở của vịt Cổ Lũng

(n = 7 đợt ấp)

Chỉ tiêu Giá trị

Mean ± SE Cv (%)

Số trứng trung bình đưa vào ấp (quả) 384,71 ± 18,54 12,75

Tỷ lệ trứng có phơi (%) 95,19 ± 0,54 1,52

Tỷ lệ nở/trứng có phơi (%) 87,71 ± 0,49 1,48

Tỷ lệ nở/trứng ấp (%) 83,50 ± 0,68 2,16

Tỷ lệ vịt loại I/số vịt nở (%) 94,57 ± 0,63 1,76

Theo Đặng Vũ Hòa (2015), Tỷ lệ trứng có phơi của vịt Đốm là 93,57%, tỷ lệ nở/trứng có phơi là 83,43%, tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp là 78,07% và tỷ lệ vịt loại I/số vịt nở là 95,94%. Theo dõi qua 3 thế hệ, Vũ Đình Trọng và cs. (2015)

cho biết: vịt Bầu Bến nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên có tỷ lệ trứng có phơi đạt từ 92,06 - 95,06%, tỷ lệ nở/số trứng có phơi đạt từ 85,14 - 87,13%, tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp đạt từ 80,35 - 82,78%, tỷ lệ vịt con loại I/số con nở ra đạt từ 89,58 - 94,50%. Tỷ lệ trứng có phơi của Vịt Hịa Lan ni tại Tiền Giang đạt 90,3%, tỷ lệ nở/số trứng có phơi đạt 88,7%, tỷ lệ nở/số trứng ấp đạt 80,1% (Hoàng Tuấn Thành và Dương Xuân Tuyển, 2016). Nghiên cứu trên vịt Sín Chéng ni tại Lào Cai, tỷ lệ trứng có phơi đạt 95,95%, tỷ lệ nở/số trứng có phơi

đạt 88,1% và tỷ lệ vịt con loại I/số con nở đạt 79,17% (Bui Huu Doan et al.,

2017b). Như vậy, khơng có sự khác biệt nhiều về các chỉ tiêu ấp nở của vịt Cổ Lũng khi so sánh với một số giống vịt bản địa khác của Việt Nam. Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tỷ lệ trống, ảnh hưởng của thời tiết. mùa vụ, thao tác, vận chuyển, thời gian bảo quản, chế độ ấp...

4.4. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ CHẤT LƢỢNG THỊT CỦA VỊT CỔ LŨNG NI THỊT

4.4.1. Tỷ lệ ni sống

Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng nuôi thịt (được thể hiện trong Bảng 4.20) cho thấy, vịt Cổ Lũng nuôi thịt có tỷ lệ ni sống cao, ni đến 12 tuần tuổi vịt đạt tỷ lệ 95,33%, trong đó tỷ lệ ni sống của vịt trống là 96,67% cao hơn so với vịt mái có tỷ lệ ni sống là 94%.

Bảng 4.20. Tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng nuôi thịt từ mới nở đến 12 tuần tuổi

Giai đoạn (TT)

Vịt trống (n=3) Vịt mái (n=3) Tính chung (n=6) Mean ± SE Cv Mean ± SE Cv Mean ± SE Cv 0 - 4 98,67 ± 0,67 1,71 96,67 ± 1,33 2,38 97,66 ± 0,33 0,59 4 - 8 98,67 ± 1,33 2,34 97,93 ± 0,03 0,05 98,29 ± 0,69 1,21 8 - 12 99,32 ± 0,68 1,18 99,27 ± 0,72 1,26 99,30 ± 0,35 0,60 Cả kỳ 96,67 ± 0,67 1,20 94,00 ± 2,00 3,68 95,33 ± 1,20 2,18

Theo dõi trên các giống vịt bản địa cho thấy, vịt Kỳ Lừa nuôi tại cơ sở sản xuất giai đoạn từ 1 - 70 ngày tuổi có tỷ lệ ni sống trung bình đạt 93,36% (Trần Huê Viên và cs., 2002), nuôi tại Viện chăn nuôi giai đoạn từ 0 - 10 tuần tuổi có tỷ lệ ni sống đạt 96,8% (Nguyễn Thị Minh Tâm và cs., 2006a). Vịt Bầu Bến và vịt Đốm giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi có tỷ lệ ni sống đạt 91,72% và 94,67% (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012). Vịt Bầu Bến nuôi khảo sát qua 3 thế hệ tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xun có tỷ lệ ni sống từ 92,56 - 93,80%

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 100)