Vịt mái và vịt trống nuôi thịt giai đoạn 12 tuần tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 72)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

201 5 7

4.3. Vịt mái và vịt trống nuôi thịt giai đoạn 12 tuần tuổi

Vịt Biển 15 - Đại Xuyên mới nở lơng có màu vàng nhạt, có phớt đen ở đầu và đi chiếm 89,9%, lông màu đen chiếm 1,6% và lông màu vàng nhạt chiếm 8,5% (Nguyễn Văn Duy và cs., 2015). Quan sát trên vịt Triết Giang và con lai giữa vịt Triết Giang với vịt Cỏ màu cánh sẻ mới nở cho thấy vịt có lơng màu vàng nhạt, có phớt đen ở đầu và đuôi (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011h).

Khi trưởng thành, vịt Cổ Lũng trống có lơng đầu màu xanh. Phần cổ, ngực và lưng lông màu nâu đỏ xen lẫn trắng. Cổ có một vịng trịn màu trắng. Phần đi và đi cánh có lơng màu xanh đen, có 2-3 lơng móc cong ở đi. Con mái lơng màu cánh sẻ đậm, có vệt xám ngang mắt, cổ có một vịng trịn lơng màu trắng hơi thắt lại, đi cánh có màu xanh đen (Hình 4.2 và Hình 4.3).

Phân biệt với một số giống vịt khác cho thấy: vịt Đốm trưởng thành, con trống có lơng màu xanh đen ở đầu và cổ. Dọc lưng màu lông sẫm như màu lông cị lửa, đi có 2 - 3 lơng móc rất cong; con mái lơng có màu hoa mơ nhạt, có hàng lơng đen ở cánh (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Doãn Văn Xuân và cs., 2011a; Đặng Vũ Hòa, 2015). Vịt Bầu Bến trưởng thành có lơng màu cánh sẻ đậm, con trống có đầu xám và có lơng móc cong ở đuôi (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012; Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Vịt Biển 15 - Đại Xuyên trưởng thành có lơng màu cánh sẻ, có khoang đốm trắng, lơng cánh màu xanh đen, ngực màu trắng tuyền. Đầu và cổ có lơng xanh đen, đi có móc cong (Nguyễn Văn Duy và cs., 2015). Quan sát trên vịt Triết Giang trưởng thành, con mái có màu cánh sẻ nhạt, có 1 - 2% lơng màu trắng tuyền, con trống có lơng đầu

màu xanh đen, cổ có khoang trắng, phần thân màu nâu đỏ xen lẫn các khoang trắng, lông đuôi màu xanh đen, có 2 - 3 lơng móc cong (Bùi Hữu Đoàn, 2010; Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011g), khi lai với vịt Cỏ màu cánh sẻ thì con lai có lơng màu cánh sẻ nhạt hơn so với bố mẹ (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011h).

Màu mỏ, chân: khi mới nở mỏ và chân của vịt Cổ Lũng có màu vàng nhạt,

hơi xám. Lúc trưởng thành chân màu vàng. Mỏ có màu vàng nhạt hơi xám thỉnh thoảng có chấm đen (Hình 4.4).

Vịt Đốm, khi mới nở, mỏ và chân có màu vàng nhạt, có con hơi xám hoặc xám vàng. Khi trưởng thành chân và mỏ vịt mái có màu vàng hoặc vàng nhạt, có con hơi xám. Con trống có mỏ màu xám xanh hoặc màu vàng, chân có màu vàng hoặc xám (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Doãn Văn Xuân và cs., 2011a; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012; Đặng Vũ Hịa, 2015).

Hình 4.4. Màu mỏ và chân của vịt Cổ Lũng khi trƣởng thành

Phân biệt với vịt Bầu Bến, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012) cho biết: vịt Bầu Bến khi mới nở mỏ và chân có màu xám, điểm vàng. Khi trưởng thành có màu vàng nhạt hơi xám. Vịt Kỳ Lừa trưởng thành mỏ có màu xám đen (68,91%) hoặc xám xanh (31,09%). Chân chủ yếu có màu xám (Trần Huê Viên và cs., 2002).

Hình dáng: vịt Cổ Lũng là giống vịt kiêm dụng trứng - thịt nên có thân hình

trung gian giữa giống vịt chuyên thịt và giống vịt chuyên trứng. Vịt Cổ Lũng trưởng thành cơ thể khá vững chắc, mình ngắn, bè, hình chữ nhật. Đầu to, cổ ngắn, rụt, ngực sâu, giữa vịt trống và vịt mái khơng có sự khác biệt rõ về ngoại hình.

Phân biệt với một số giống vịt kiêm dụng khác cho thấy: vịt Kỳ Lừa có thân hình khối chữ nhật, đầu to, cổ vừa phải, mắt đen sáng (Trần Huê Viên và cs.,

2002). Vịt Đốm cũng có thân hình chữ nhật dài, vững chắc, ngực sâu, hình dạng trung gian giữa vịt chuyên thịt và chuyên trứng. Đầu to vừa phải, cổ dài, có màu trắng hoặc đốm xám đen (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a; Doãn Văn Xuân và cs., 2011a; Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2012; Đặng Vũ Hịa, 2015). Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình của vịt Bầu Bến, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2012), Vũ Đình Trọng và cs. (2015), cho biết: vịt Bầu Bến trưởng thành có thân hình vững chắc, ngực sâu, thân thấp và ngắn. Đầu xám xanh. Như vậy, vịt Cổ Lũng có hình dáng tương tự với một số giống vịt kiêm dụng phổ biến của nước ta. Tuy nhiên, điểm nổi bật của vịt Cổ Lũng là đầu to, cổ ngắn, chân ngắn, thấp, mình bè.

4.1.3. Kích thƣớc các chiều đo cơ thể

Kích thước các chiều đo là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tốc độ sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Kích thước các chiều đo của vịt Cổ Lũng tại 8 và 38 tuần tuổi được thể hiện trong Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kích thƣớc một số chiều đo cơ thể vịt Cổ Lũng

Đvt: cm; n = 30 Chỉ tiêu

8 tuần tuổi 38 tuần tuổi

Trống Mái Trống Mái

Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Dài thân 22,63 ± 0,30 22,18 ± 0,36 24,72 ± 0,33 24,82 ± 0,33 Vòng ngực 27,13 ± 0,37 26,59 ± 0,42 30,06 ± 0,31 29,80 ± 0,38 VN/DT 1,20 ± 0,02 1,20 ± 0,02 1,22 ± 0,01 1,20 ± 0,02 Dài lườn 9,61a ± 0,14 9,07b ± 0,13 11,53 ± 0,12 11,69 ± 0,20 Cao chân 4,63 ± 0,08 4,46 ± 0,08 7,58a ± 0,06 7,35b ± 0,05 Dài lông cánh 11,85a ± 0,19 11,11b ± 0,20 16,36 ± 0,18 16,23 ± 0,19

Các giá trị mang chữ cái khác nhau trên cùng một hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa trống và mái (P<0,05).

Tại 8 tuần tuổi, chiều đo dài thân của vịt Cổ Lũng là 22,63cm ở con trống và 22,18cm ở con mái, kích thước này tăng dần đến 38 tuần tuổi, con trống dài 24,72cm và con mái dài 24,82cm. Kích thước này tương đương khi so với kích thước dài thân của vịt Bầu Bến trưởng thành khảo sát tại Hịa Bình của Hồ Khắc Oánh và cs. (2011) có chiều đo dài thân là 24,8cm ở vịt trống và 22,6cm ở vịt mái. Khi nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, ở 8 tuần tuổi qua 3 thế hệ, vịt Bầu Bến có chiều đo dài thân từ 25,03 - 25,40cm đối với con trống và từ 23,70 - 24,00cm đối với con mái (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Kết quả nghiên cứu nuôi giữ, bảo tồn vịt Bầu Bến và vịt Đốm của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011a) tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên khi ở 8 tuần tuổi có chiều do dài thân lần lượt là 28,2cm và 29,08cm. Vịt Biển 15 - Đại Xuyên ở 8

tuần tuổi có chiều dài thân 23,40 - 23,51cm đối với con trống và từ 23,01 - 23,21cm đối với con mái (Nguyễn Văn Duy và cs., 2015). Vịt Đốm khi 8 tuần tuổi có chiều dài thân là 23,09cm đối với con trống và 22,54cm đối với con mái (Đặng Vũ Hịa, 2015).

Kích thước vịng ngực của vịt Cổ Lũng tại 8 tuần tuổi, con trống là 27,13cm, con mái là 26,59cm, kích thước này tăng dần đến 38 tuần tuổi, con trống có kích thước là 30,06cm và con mái là 29,80cm. Tỷ lệ vòng ngực và dài thân ở 8 tuần tuổi là 1,20, tỷ lệ này có sự thay đổi khơng nhiều đến 38 tuần tuổi, con trống là 1,22 và con mái là 1,20. Tỷ lệ này đều lớn hơn 1 chứng tỏ vịt Cổ Lũng thiên về hướng sản xuất thịt hơn so với hướng sản xuất trứng. Theo dõi một số nghiên cứu trên các giống vịt kiêm dụng cho thấy: vịt Bầu Bến trưởng thành ni tại Hịa Bình có kích thước vịng ngực là 33,6cm đối với con trống và 32,5cm đối với con mái (Hồ Khắc Oánh và cs., 2011), khi khảo sát tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại xuyên lúc 8 tuần tuổi có kích thước vịng ngực là 27,6cm (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a). Vịt Đốm lúc 8 tuần tuổi có kích thước vịng ngực là 27,69cm đối với con trống và 27,17cm đối với con mái (Đặng Vũ Hòa, 2015), khi khảo sát tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xun có kích thước vịng ngực là 29,14cm (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011a). Vịt Biển 15 - Đại Xuyên lúc 8 tuần tuổi có kích thước vịng ngực từ 29,88 - 29,98cm với tỷ lệ vòng ngực và dài thân là 1,28 đối với con trống và 27,23 - 27,76cm với tỷ lệ vòng ngực và dài thân từ 1,18 - 1,20 đối với con mái (Nguyễn Văn Duy và cs., 2015). Như vậy, vịt Cổ Lũng có kích thước vịng ngực tương đương với một số giống vịt kiêm dụng bản địa ở nước ta.

Chiều dài lườn của vịt trống (9,61cm) dài hơn so với vịt mái (9,07cm) ở 8 tuần tuổi (P<0,05). Tuy nhiên, đến 38 tuần tuổi, dài lườn của con mái (11,69cm) dài hơn so với con trống (11,53cm), sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê. Độ dài lơng cánh của vịt Cổ Lũng ở 8 tuần tuổi, con trống là 11,85cm dài hơn so với con mái có chiều dài lơng cánh là 11,11cm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05), đến 38 tuần tuổi độ dài lông cánh tăng lên 16,36cm đối với con trống và 16,23cm đối với con mái. Kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Trọng và cs. (2015) trên vịt Bầu Bến qua 3 thế hệ tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên cho thấy: lúc 8 tuần tuổi vịt Bầu Bến có kích thước dài lườn dài hơn so với vịt Cổ Lũng, nhưng độ dài lông cánh ngắn hơn, vịt trống có chiều dài lườn từ 10,50 - 10,80cm, độ dài lông cánh 10,00 - 10,40cm; vịt mái có chiều dài lườn từ 9,63 - 10,40cm,

độ dài lông cánh từ 10,30 - 10,47cm. Theo Đặng Vũ Hòa (2015), vịt Đốm khi khảo sát tại 8 tuần tuổi có chiều dài lườn là 11,42cm đối với con trống và 11,50cm đối với con mái, trong khi độ dài lông cánh của con trống và con mái lần lượt là 12,06 và 12,67cm. Kết quả nghiên cứu trên vịt Biển 15 - Đại Xuyên qua 2 thế hệ lúc 8 tuần tuổi của Nguyễn Văn Duy và cs. (2015) cho thấy: chiều dài lườn của con trống từ 13,42 - 13,45cm, con mái từ 13,02 -13,26cm; trong khi độ dài lông cánh của con trống từ 11,52 - 11,68cm và của con mái là 12,43 - 12,96cm.

Khơng có sự khác biệt nhiều về chiều đo cao chân giữa con trống và con mái ở 8 tuần tuổi, lúc 8 tuần tuổi chiều đo cao chân của con trống là 4,63cm và con mái là 4,46cm. Đến 38 tuần tuổi chiều đo cao chân của con trống là 7,58cm và con mái là 7,35cm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). So sánh với một số nghiên cứu khác cho thấy: vịt Bầu Bến trưởng thành khi khảo sát tại Hịa Bình có chiều đo cao chân là 11,6 cm đối với con trống và 10,07cm đối với con mái (Hồ Khắc Oánh và cs., 2011). Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Bầu Bến tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên qua 3 thế hệ lúc 8 tuần tuổi chiều đo cao chân của vịt trống 5,77 - 6,00cm và của vịt mái từ 4,93 - 5,27cm (Vũ Đình Trọng và cs., 2015). Vịt Đốm lúc 8 tuần tuổi có kích thước chiều đo cao chân là 7,86cm và 7,64cm (Đặng Vũ Hòa, 2015). Vịt Biển 15 - Đại Xuyên ở 8 tuần tuổi có chiều đo cao chân từ 8,56 - 8,65cm đối với con trống và từ 8,32 - 8,52cm đối với con mái (Nguyễn Văn Duy và cs., 2015). Như vậy, chiều đo cao chân của vịt Cổ Lũng thấp hơn so với vịt Bầu Bến, vịt Đốm và vịt Biển 15 - Đại Xuyên.

4.1.4. Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu của vịt Cổ Lũng

4.1.4.1. Một số chỉ tiêu sinh lý máu

Chức năng chủ yếu của hồng cầu là vận chuyển oxy, cacbonic và các chất dinh dưỡng theo máu để đi nuôi cơ thể. Số lượng hồng cầu thay đổi theo loài, giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng và đặc biệt là trạng thái sinh lý của cơ thể. Kết quả phân tích thành phần hệ hồng cầu, hemoglobin và tiểu cầu trong máu được thể hiện trong Bảng 4.7.

Khơng có sự khác nhau về các chỉ số huyết học giữa vịt trống và vịt mái, ngoại trừ số lượng tiểu cầu (P<0,05). Số lượng hồng cầu của vịt Cổ Lũng là 2,89

Lũng có số lượng hồng cầu là 2,82 triệu/mm3. Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996), số lượng hồng cầu của gia cầm dao động trong khoảng 2,5 - 3,23

triệu/mm3, điều này chứng tỏ vịt Cổ Lũng thí nghiệm có sức khỏe bình thường.

Theo dõi một số nghiên cứu khác cho thấy: số lượng hồng cầu của vịt Cỏ trắng ở

60 ngày tuổi là 2,94 triệu/mm3 (Nguyễn Văn Ban, 2000), vịt Cỏ cánh sẻ tại thời

điểm 70 ngày tuổi là 2,77 triệu/mm3 (Nguyễn Thị Minh, 2001). Vịt Đốm, vịt lai

TP và PT có số lượng hồng cầu lần lượt là 2,56; 2,60 và 2,11 triệu/mm3 (Đặng

Vũ Hòa, 2015). Theo Châu Thị Huyền Trang và cs. (2014), vịt Xiêm địa phương

nuôi tại Vĩnh Long có số lượng hồng cầu là 3,18 triệu/mm3. Kết quả nghiên cứu

trên con lai ngan vịt của Lương Thị Thủy và cs. (2008) có số lượng hồng cầu từ

2,88 - 3,07 triệu/mm3. Vịt bản địa tại Indonesia có số lượng hồng cầu mùa khơ:

2,08 - 2,31 triệu/mm3, mùa mưa: 3,01 - 3,14 triệu/mm3 (Ismoyowati et al., 2012).

Vịt bản địa tại Nigieria mùa khơ có số lượng hồng cầu là 2,02 triệu/mm3

và mùa

mưa là 2,46 triệu/mm3 (Olayemi and Arowolo, 2009). Tại Australia, vịt Đen địa

phương có số lượng hồng cầu là 2,79 triệu/mm3 đối với con trống và 2,77 triệu

đối với con mái (Mulley, 1979); vịt Rừng có số lượng hồng cầu 2,88 triệu/mm3

đối với con trống và 2,59 triệu/mm3 đối với con mái (Mulley, 1980). Như vậy, số

lượng hồng cầu của vịt Cổ Lũng tương đương với số lượng hồng cầu của một số giống vịt bản địa khác của Việt Nam và một số giống vịt bản địa địa ở vùng nhiệt ẩm, trong khi cao hơn khi so sánh với vịt địa phương tại Nigieria.

Bảng 4.7. Kết quả phân tích về hồng cầu và tiểu cầu của vịt Cổ Lũng

Chỉ tiêu ĐVT Trống (n=30) Mái (n=30) Chung (n=60) Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE RBC 106/mm3 2,89 ± 0,05 2,75 ± 0,05 2,82 ± 0,04 Hb g% 12,36 ± 0,21 11,98 ± 0,23 12,18 ± 0,16 HCT % 44,52 ± 1,05 44,07 ± 1,15 44,30 ± 0,77 PLT 103/mm3 24,59a ± 0,39 23,06b ± 0,23 23,85 ± 0,25 MCV fL 155,60 ± 4,87 161,80 ± 5,12 158,60 ± 3,52 MCH pg 43,03 ± 0,87 43,89 ± 0,98 43,44 ± 0,65 MCHC g/dl 28,30 ± 0,89 27,65 ± 0,80 27,98 ± 0,60

Ghi chú: RBC: số lượng hồng cầu có trong 1mm3 máu; Hb: số gam hemoglobin có trong 1 dL máu; HCT:

dung tích hồng cầu; PLT: số lượng tiểu cầu; MCV: thể tích trung bình của hồng cầu; MCH: lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu; MCHC: nồng độ hemoglobin trung bình. Các giá trị mang

Hàm lượng hemoglobin (Hb) là một yếu tố biểu hiện chức năng của hồng cầu. Hàm lượng Hb của vịt Cổ Lũng là 12,36 g% ở con trống và 11,98g% ở con mái. Tính chung trống mái, hàm lượng Hb là 12,18g%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Châu Thị Huyền Trang và cs. (2014) trên vịt Xiêm địa phương nuôi tại Vĩnh Long có hàm lượng Hb là 11,64 g%; vịt Cỏ màu cánh sẻ mới nở có hàm lượng Hb là 9,52g%, lúc 70 ngày tuổi là 11,29g% và lúc đẻ rộ là 11,60g% (Nguyễn Thị Minh, 2001), tương đương khi so sánh với vịt Đốm có hàm lượng Hb: 12,40g% (Đặng Vũ Hòa, 2015); vịt Đen tại Australia có hàm lượng Hb: 12,96g% (Mulley, 1979).

Tỷ khối huyết cầu (dung tích hồng cầu) của vịt Cổ Lũng là 44,30% cao hơn so với kết quả nghiên cứu trên vịt xiêm có tỷ khối huyết cầu là 37,26% (Châu Thị Huyền Trang và cs., 2014); vịt địa phương tại Indonesia từ 34,63 - 41,80%

(Ismoyowati et al., 2012). Khi so sánh với vịt Đốm, vịt PT và TP có tỷ khối

huyết cầu lần lượt là 42,00; 44,33 và 47,67% (Đặng Vũ Hòa, 2015); vịt địa phương tại Australia có tỷ khối huyết cầu từ 40,24 - 45,54% (Mulley, 1979; 1980) thì kết quả trong nghiên cứu này tương đương. Tuy nhiên thấp hơn khi so sánh với vịt địa phương tại Nigeria có tỷ khối huyết cầu 45% ở mùa khô và 50,25% ở mùa mưa ẩm (Olayemi and Arowolo, 2009). Theo Okeudo et al. (2003), tỷ khối huyết cầu của vịt bản địa Nigieria là 46,00% đối với con trống và 41,17% đối với con mái, trung bình trống mái, tỷ khối huyết cầu của vịt là 43,59%.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)