Kết quả phân tích số chỉ tiêu sinh hóa máu vịt Cổ Lũng (g/L)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 81 - 82)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

201 5 7

4.9. Kết quả phân tích số chỉ tiêu sinh hóa máu vịt Cổ Lũng (g/L)

Chỉ tiêu Trống (n=30) Mái (n=30) Chung (n=60)

Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Albumin 17,26 ± 0,33 17,99 ± 0,24 17,61 ± 0,21 α1 - Globulin 3,10 ± 0,09 2,90 ± 0,15 3,01 ± 0,09 α2 - Globulin 7,26b ± 0,14 7,71a ± 0,16 7,47 ± 0,11 β - Globulin 4,01 ± 0,07 4,03 ± 0,07 4,02 ± 0,05 γ - Globulin 1,00 ± 0,01 1,01 ± 0.03 1,00 ± 0,01 Protein tổng số 34,02 ± 0,33 34,24 ± 0,57 34,12 ± 0,32

Các giá trị mang chữ cái khác nhau trên cùng một hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05

Hàm lương α2 - globulin của vịt trống (7,26g/L) thấp hơn so với vịt mái

(7,71g/L) với P<0,05; tính chung trống mái hàm lượng α2 - globulin của vịt là

7,47g/L. Các chỉ tiêu α1 - globulin, β - globulin và γ - globulin có sự khác nhau

giữa vịt trống và vịt mái không đáng kể và có hàm lượng lần lượt là 3,01; 4,02 và 1,00g/L (P>0,05). Kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Hòa (2015) trên vịt Đốm cho

thấy: hàm lượng α1, α2, β và γ - globulin lần lượt là: 2,93; 7,78; 3,93 và 0,97g/L

tương đương so với kết quả trong nghiên cứu này. Đối với con lai PT và TP hàm lượng lần lượt từ 2,52 - 2,90; 7,43 - 7,58; 3,97 - 3,98; và 0,97 - 0,98g/L thì thấp hơn không đáng kể so với kết quả trong nghiên cứu này.

Hàm lượng protein tổng số của vịt mái là 34,24g/L, vịt trống là 34,02g/L, tính chung trống mái hàm lượng protein tổng số 34,12g/L. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Hòa (2015) trên vịt Đốm và con lai PT, TP có hàm lượng protein tổng số lần lượt là 33,92; 33,55 và 32,50g/L.

4.2. NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN GIỮA VỊT CỔ LŨNG VỚI MỘT SỐ GIỐNG VỊT NỘI CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ GIỐNG VỊT NỘI CỦA VIỆT NAM

4.2.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số

DNA sau khi bảo quản sẽ được rã đông và tiến hành tách chiết DNA tổng số theo bộ kit của TIAamp Genomic DNA kit. Độ tinh sạch DNA và hàm lượng DNA được thể hiện dưới Bảng 4.10.

Kết quả tách chiết DNA cho thấy mật độ quang của tất cả các mẫu đều nằm trong khoảng 1,80 đến 2,00. Điều này cho thấy DNA được tách chiết có độ tinh sạch cao và đạt yêu cầu để chạy PCR-SSR. Nồng độ DNA tương đối cao đạt khoảng 117 đến 360 ng/µl, DNA này sẽ được pha lỗng đến nồng độ 50 ng/µl để thực hiện phản ứng PCR.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)