Tên, trình tự và kiểu lặp lại của các mồi sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 53)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

3.2. Tên, trình tự và kiểu lặp lại của các mồi sử dụng

Stt Tên mồi Trình tự Ta (0C) Kiểu lặp lại

1 CAUD035 GTGCCTAACCCTGATGGATG CTTATCAGATGGGGCTCGGA 63 (CA)n 2 CAUD025 AGTTCATCCCGATTTGTAGC AAATGCAGTGAGGTAAACCC 63 (CA)4A3(CA)10 3 CAUD027 AGAAGGCAGGCAAAATCAGAG TCCACTCATAAAAACACCCACA 66 (CA)11 4 CAUD026 TCCACTCATAAAAACACCCACA CTTTGCCTCTGGTGAGGTTC 60 (AC)17 5 CAUD031 AGCATCTGGACTTTTTCTGGA CACCCCAGGCTCTGAGATAA 51 (TTTC)9(TC)25

Stt Tên mồi Trình tự Ta (0C) Kiểu lặp lại 6 CAUD033 ACCCAGAAGAGTCAAGAATAG GAGTATTCCTGGTCTGTGCT 58 (AC)10…. T9 7 CAUD015 ACAACCCACTTCCAGAACTG GCATGTCAGAGATGCGTGC 68 (CA)3(CG)2(CA)25… A9 8 CAUD011 TGCTATCCACCCAATAAGTG CAAAGTTAGCTGGTATCTGC 50 (CA)13 9 CAUD012 ATTGCCTTTCAGTGGAGTTTC CGGCTCTAAACACATGAATG 63 (CA)2CG(CA)7 10 CAUD021 TGCAGGTTCCATGTGTTAGA TGACAACAAATGAGAAATGAGT 60 (CA)9 11 CAUD019 CTTAGCCCAGTGAAGCATG GCAGCATTTTACTTATGACTC 68 (TTTC)23 12 CAUD017 AGAAATACACTTACAGCACT TGTCATAAAATGGTTAATTGC 58 (TC)4(TTTC)2CTTC (TTTC)2 CTTC(TTTC)9(TC)20 Nguồn: Huang et al. (2005)

+ Điện di trên gel polyacrylamid

Chuẩn bị gel chạy điện di:

Gel điện di bao gồm 80ml polyacrylamide 6%, bổ sung thêm 80l TEMED, và 400l APS 10%. Bảng 3.3. Thành phần gel polyacrylamide 6% Tên Nồng độ gốc Nồng độ sử dụng Thể tích lấy Polyacrylamid 30% 6% 100ml Ure 420g/l 420g/l 210g TAE 50X 1X 10ml Dẫn H20 lên thể tích 500ml

Chuẩn bị dung dịch nhuộm:

Dung dịch cố định (1 lít), bao gồm 100ml CH3COOH, thêm nước cất cho

đủ một lít, dung dịch này dùng được 2 lần.

Dung dịch hiện (1 lít), bao gồm 30 gam sodium cacbonat, thêm vào 1,5ml

HCHO, 0,4ml Na2S2O3 và thêm nước cất cho đủ 1 lít. Đưa vào tủ lạnh, dung dịch

hiện chỉ dùng được một lần và chỉ phát huy tác dụng khi được giữ lạnh.

Dung dịch nhuộm (1 lít), bao gồm 1gam AgNO3, 1,5ml HCHO, thêm nước

cất vừa đủ 1 lít, dung dịch dùng được 2 lần.

Tiến hành nhuộm bản gel:

Gel sau khi được điện di ở công suất 30W trong 1 - 2 giờ, được đưa vào dung dịch cố định đặt lên máy lắc trong 30 phút cho đến khi khơng cịn thấy các vạch nhuộm màu.

Rửa bản gel 2 lần bằng nước cất, mỗi lần 3 phút.

Nhuộm gel bằng dung dịch nhuộm ít nhất trong 30 phút trên máy lắc.

Rửa bản gel đã nhuộm thật nhanh bằng nước cất, rửa trong không quá 10 giây.

Cho bản gel đã rửa vào dung dịch hiện đã được làm lạnh ở 10oC. Đặt lên

máy lắc từ 5 - 10 phút, cho đến khi thấy nổi rõ các băng điện di.

Cố định gel bằng dung dịch cố định trong 3 - 5 phút, kết thúc phản ứng nhuộm. Rửa lại bản gel bằng nước cất và để khơ ở nhiệt độ phịng.

+ Phân tích kết quả

Xử lý kết quả phân tích SSR theo Nei (1987).

Dựa vào ảnh điện di sản phẩm PCR và sự xuất hiện các băng SSR của các giống vịt đối với các mồi để làm cơ sở cho việc phân tích số liệu.

Phân tích số liệu theo quy ước: - Số 1 - xuất hiện băng SSR;

- Số 0 - không xuất hiện băng SSR.

Các số liệu này được nhập vào phần mềm Excel theo từng mồi.

Hệ số đa dạng di truyền H cho mỗi chỉ thị phân tử được tính theo cơng thức:

H = 1 - ∑ Pi2

Lập cây phân loại:

Số liệu được đưa vào phần mềm chuyên dụng NTSYS pc version 2.0 để tìm ra sự sai khác giữa các giống vịt thông qua biểu đồ cây ở hệ số tương đồng Jaccard. Phân tích và đánh giá hệ số tương quan kiểu hình theo phương pháp phân nhóm UPGMA.

Sau đó sử dụng phần mềm NTYSYS version 2.1 để lập biểu đồ phân nhóm 2 chiều dựa trên phân tích PCA (principal Coordinate analysis) qua đó sẽ lập thêm phân nhóm dựa trên khoảng cách di truyền giữa các giống vịt nghiên cứu.

3.3.3. Xác định khả năng sinh sản của vịt Cổ Lũng

Để đánh giá khả năng sinh sản của vịt Cổ Lũng, một thí nghiệm được thực hiện ở thế hệ thứ 3 gồm 540 con mới nở, chia thành 3 lơ, mỗi lơ gồm 180 con có tỷ lệ trống mái là 1/5 (36 trống và 144 mái). Vịt được đeo số cánh từ 1 ngày tuổi,

nuôi chung trong mỗi ơ chuồng có diện tích 25m2, nuôi 60 con/ô chuồng. Quy

trình chăm sóc, ni dưỡng, quy trình vệ sinh thú y, phịng bệnh theo quy trình của Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên. Chế độ dinh dưỡng và tiêu chuẩn cho ăn được thể hiện như Bảng 3.4 và Bảng 3.5.

Bảng 3.4. Thành phần dinh dƣỡng trong thức ăn sử dụng cho vịt Cổ Lũng theo các giai đoạn

Giai đoạn Protein tổng số (%) Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

1nt - 8 tuần tuổi 20 - 21 2850 - 2900

9 - 22 tuần tuổi 13,5 - 14,5 2850 - 2900

Sinh sản 16,5 - 17,5 2650 - 2700

Giai đoạn vịt con: (0-8 tuần tuổi) chọn vịt giống loại 1, cho vịt ăn hạn chế theo định mức khẩu phần thức ăn, cứ 1 tuần cân khối lượng 1 lần, cân từng con và cân vào 1 giờ, 1 ngày cố định trước khi cho vịt ăn bằng cân điện tử có độ chính xác 0,05g.

+ Giai đoạn vịt hậu bị: 9 tuần tuổi đền khi vịt đẻ, cho ăn hạn chế theo định mức khẩu phần, cân khối lượng vịt 2 tuần/lần, cân bằng cân đồng hồ 5kg có độ chính xác ± 30g.

+ Giai đoạn vịt đẻ: được tính từ khi tỷ lệ đẻ của đàn đạt 5%, vịt được sử dụng cám đẻ 2 tuần trước khi vào đẻ, và ăn theo chế độ dựng đẻ.

Bảng 3.5. Tiêu chuẩn ăn của vịt Cổ Lũng (g/con/ngày)

Ngày tuổi g/con/ngày Ngày tuổi g/con/ngày Ngày tuổi g/con/ngày

1 4 12 48 23 92 2 8 13 52 24 96 3 12 14 56 25 100 4 16 15 60 26 104 5 20 16 64 27 108 6 24 17 68 28 - 56 112 7 28 18 72 57 - 98 135 8 32 19 76 99 - 112 140 9 36 20 80 113 - 126 150 10 40 21 84 127 - 140 160 11 44 22 88

- Số lượng vịt mái được chọn để đưa vào đẻ lúc 22 tuần tuổi là 240 con, vịt trống là 48 con, chia làm 3 lô với tỷ lệ trống mái là 1/5 (80 mái, 16 trống).

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi như sau:

- Theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn vịt con và vịt hậu bị.

Hàng ngày theo dõi số lượng vịt cịn sống, vịt chết, để tính tỷ lệ ni sống. + Tỷ lệ nuôi sống (%): là tỷ lệ phần trăm giữa số con còn sống đến cuối kỳ so với tổng số con đầu kỳ.

Tỷ lệ ni sống (%) = Số con cịn sống đến cuối kỳ (con) x 100

Số con đầu kỳ (con) - Theo dõi khối lượng của vịt mái qua các giai đoạn

Hàng tuần cân khối lượng vịt vào lúc sáng sớm khi chưa cho ăn bằng cân điện tử, độ chính xác ± 0,05g để theo dõi khối lượng cơ thể vịt qua các giai đoạn.

- Đánh giá năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng.

Hàng ngày thu trứng, đếm số lượng để tính tỷ lệ đẻ và năng suất trứng, cân tổng lượng thức ăn sử dụng để tính tiêu tốn thức ăn.

với tổng số mái bình qn có mặt trong kỳ (con).

Tỷ lệ đẻ (%) = Số trứng đẻ ra trong kỳ (quả)

x 100 Số mái đẻ bình qn có mặt kỳ (con)

+ Năng suất trứng (quả/mái): là số trứng của một vịt mái đẻ ra trong khoảng thời gian nhất định.

+ Năng suất trứng (quả/mái/kỳ) = Số trứng đẻ ra trong kỳ (quả)

Số mái đẻ bình qn có mặt trong kỳ (con) + Năng suất trứng tích lũy

hàng tuần (quả/mái) = tuần trước (quả/mái) Năng suất trứng + tuần kế tiếp (quả/mái) Năng suất trứng của

- Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng trứng

Chất lượng trứng vịt được khảo sát ở tuần tuổi thứ 38. Ba mươi quả trứng có khối lượng và hình dạng trung bình của trứng được chọn để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng trứng. Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm: cân khối lượng trứng (g), khối lượng lòng đỏ (g), khối lượng lòng trắng (g), khối lượng vỏ (g), đường kính lớn (mm), đường kính nhỏ (mm), đường kính lịng đỏ (mm), chiều cao lịng đỏ (mm), chiều cao lòng trắng đặc (mm), đường kính lịng trắng đặc (mm); độ dày vỏ ở đầu to, đầu nhỏ và xích đạo (mm), đơn vị Haugh. Trên cơ sở các chỉ tiêu khảo sát được, tính các tỷ lệ lịng đỏ, lịng trắng và vỏ so với khối lượng trứng, chỉ số hình thái (đường kính lớn (D)/đường kính nhỏ (d)).

- Một số chỉ tiêu ấp nở

Đối với từng đợt ấp: theo dõi số lượng trứng đưa vào ấp, số lượng trứng có phơi, số phơi chết, tổng số vịt nở, tổng số vịt nở loại 1. Trên cơ sở đó tính tỷ lệ trứng có phơi, tỷ lệ nở (theo tổng số trứng và số trứng có phơi), tỷ lệ vịt loại 1 (theo tổng số vịt nở).

+ Tỷ lệ trứng giống (%) = Số trứng đạt tiêu chuẩn, được chọn ấp (quả) x 100

Số trứng đẻ ra thu nhặt được (quả)

+ Tỷ lệ trứng có phơi (%) = Số trứng có phơi (quả) x 100

+ Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (%) = Số vịt nở ra còn sống (con) x 100 Số trứng đưa vào ấp (quả)

+ Tỷ lệ nở loại I (%) = Số vịt nở loại I (con) x 100

Số vịt nở ra còn sống (con)

+ TTTĂ/10 quả trứng = Tổng thức ăn tiêu tốn (kg) x 10

Tổng số trứng đẻ ra thu nhặt được (quả)

3.3.4. Xác định khả năng sản xuất thịt và chất lƣợng thịt của vịt Cổ Lũng

Để xác định các chỉ tiêu về khả năng sản xuất của vịt Cổ Lũng ni thịt, bố trí thí nghiệm với 300 vịt Cổ Lũng ni tại trang trại vịt xã Hồng Thịnh, thành phố Thanh Hóa được đeo số cánh từ 1 ngày tuổi theo phương thức ni nhốt có

ao tắm đến 12 tuần tuổi, mật độ nuôi từ 4-5 con/m2 chuồng nền và 2-3 con/m2 ao

tắm. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần 100 con (50 trống, 50 mái) áp dụng quy trình chăn ni vịt thịt kiêm dụng của Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên. Vịt được cho ăn tự do bằng thức ăn cơng nghiệp có thành phần dinh dưỡng như sau:

Bảng 3.6. Thành phần dinh dƣỡng của vịt thí nghiệm

Chỉ tiêu Giai đoạn (tuần tuổi)

0- 4 > 4 Protein thô (%) 21 18 ME (kcal/kg TĂ) 2800 - 2900 3000-3200 Canxi (%) 1,05 0,90 Phot pho (%) 0,55 0,51 Lysine (%) 1,15 0,84 Methionine (%) 0,81 0,65 Xơ thô (%) 3,5 4,5

Các chỉ tiêu nghiên cứu dựa theo hướng dẫn của Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011).

+ Tỷ lệ nuôi sống (%): là tỷ lệ phần trăm giữa số con còn sống đến cuối kỳ so với tổng số con đầu kỳ.

Tỷ lệ ni sống (%) = Số con cịn sống đến cuối kỳ (con) Số con đầu kỳ (con) x 100 Hàng tuần cân khối lượng vịt vào lúc sáng sớm khi chưa cho ăn bằng cân điện tử, độ chính xác ± 0,05g.

+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát.

A (g/con/ngày) = P2 - P1

T2 - T1

Trong đó: A: là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày);

P1: là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g);

P2: là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g);

T1: là thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi);

T2: là thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi).

+ Sinh trưởng tương đối (%): là khối lượng vịt tăng lên tương đối của lần cân sau so với lần cân trước.

R (%) = P2 - P1 x 100

(P2 + P1)/2

Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%);

P1: là khối lượng cơ thể ở lần cân trước (g);

P2: là khối lượng cơ thể ở lần cân sau (g).

- Hiệu quả sử dụng thức ăn

+ Lượng thức ăn tiêu tốn (g/con/ngày): hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa của ngày hôm trước vào một thời điểm nhất định trong ngày.

Lượng thức ăn tiêu tốn (g/con/ngày) = L TĂ cho ăn (g) – L TĂ thừa (g)

Số đầu vịt Hiệu quả sử dụng thức ăn

(kg TĂ/kg tăng KL) =

Lượng TĂ tiêu tốn (kg) Khối lượng cơ thể tăng lên (kg)

+ Chỉ số sản xuất (Production Number - PN):

PN = Khối lượng sống (g) x Tỷ lệ nuôi sống (%)

10[Hiệu quả sử dụng TĂ (kg) x Thời gian nuôi (ngày)] + Chỉ số kinh tế (Economic Number - EN):

EN = Chỉ số sản xuất

x 100 Chi phí TĂ/kg tăng khối lượng

- Sử dụng hàm sinh trưởng để khảo sát khối lượng của vịt

Khảo sát khối lượng của vịt từ 1 ngày tuổi tới 12 tuần tuổi bằng hàm sinh trưởng Richards. Công thức diễn giải của các hàm như sau:

a*(1-b*exp(-k*t))^(-1/n) Trong đó:

+ a, b, k và n: các tham số đặc trưng cho các hàm số biểu thị cho đường cong sinh trưởng;

+ exp: hàm số mũ của số tự nhiên e; + t: thời gian tính theo tuần tuổi.

Sử dụng các cơng thức tính thời gian của điểm uốn và khối lượng tại điểm uốn. Cụ thể như sau:

Thời gian của điểm uốn (t) Khối lượng của điểm uốn (g)

(1/k)*ln(b*(-1/n)) (((-1/n)-1))/(-1/n))^n*a

- Khảo sát chất lượng thịt vào các thời điểm 9, 10 và 11 tuần tuổi

Chọn 3 trống và 3 mái có khối lượng trung bình của đàn để mổ khảo sát, đánh giá các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt của vịt theo phương pháp Auaas and Wilke (1978) dẫn theo Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011).

+ Khối lượng sống: là khối lượng vịt để đói 12 giờ trước khi cân (chỉ cho

uống nước).

+ Khối lượng thân thịt: là khối lượng vịt sau khi cắt tiết, vặt lông, bỏ đầu ở

khớp xương chẩm và xương atlast, bỏ chân ở khớp khuỷu và bàn chân, bỏ nội tạng, phần còn lại là thân thịt.

Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng thân thịt (g) x 100

+ Tỷ lệ thịt đùi (%): tách đùi và cẳng ra khỏi thân thịt, bỏ da. Rạch dọc theo

đùi và cẳng để bỏ xương chày, xương mác cùng xương bánh chè và sụn ra.

Tỷ lệ thịt đùi (%) = Khối lượng thịt đùi (g) x 100

Khối lượng thân thịt (g)

+ Tỷ lệ thịt lườn: rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực,

cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông và cơ ngực sâu bên trái, bỏ xương.

Tỷ lệ thịt lườn (%) = Khối lượng thịt lườn (g) x 100

Khối lượng thân thịt (g)

+ Tỷ lệ mỡ bụng (%): là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ nội tạng so với khối lượng sống hoặc là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và khối lượng thân thịt.

Tỷ lệ mỡ bụng (%) = Khối lượng mỡ bụng (g) x 100

Khối lượng thân thịt(g)

Chất lượng thịt: đồng thời với xác định chất lượng thân thịt, các mẫu thịt lườn và đùi của 6 cá thể được đo độ pH sau giết mổ 15 phút (pH15) bằng máy đo pH Testo 230 (cộng hịa liên bang Đức), sau đó mẫu được cho vào túi nilon dán kín, bảo quản trong hộp xốp có đá để giữ mát và vận chuyển ngay về phịng thí nghiệm Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông

nghiệp Việt Nam. Mẫu được bảo quản trong tủ lạnh ở 40C và được phân tích với

các chỉ tiêu: độ pH sau khi bảo quản sau 24giờ (pH24) được đo bằng máy đo pH Testo 230 (cộng hòa liên bang Đức). Màu sắc thịt gồm: độ sáng L* (brightness), màu đỏ a* (redness) và màu vàng b*(yellowness) được đo bằng máy đo màu sắc thịt (Minota CR-410, Japan). Độ dai của thịt được đo bằng máy cắt cơ Warner - Bratzler 2000 (Mỹ), độ mất nước sau chế biến được đo bằng phương pháp cân

chênh lệch khối lượng thịt trước và sau khi hấp trong Waterbath ở nhiệt độ 750

C trong 60 phút.

Thành phần hóa học của thịt: đồng thời với việc xác định chất lượng thịt, lấy 6 mẫu thịt lườn của 6 cá thể vịt tại mỗi thời điểm 9, 10 và 11 tuần tuổi để xác định thành phần hóa học của thịt tại Phịng thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các chỉ tiêu đánh giá gồm: hàm lượng vật chất khô (%) theo TCVN - 4329 - 86; hàm lượng protein thô (%) - theo TCVN - 4328 - 86; hàm lượng mỡ thô (%) - theo TCVN - 4331 - 86; hàm lượng

khoáng tổng số (%) - theo TCVN - 4328 - 86; hàm lượng các axit amin được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC (High - Pressure Liquid Chromatography) theo Aronal et al. (2012).

3.3.5. Xử lý số liệu

Các số liệu theo dõi được xử lý theo các phương pháp tính sau:

- Đối với tất cả các chỉ tiêu theo dõi được, tính các tham số thống kê (dung lượng mẫu, giá trị trung bình, sai số tiêu chuẩn, hệ số biến động) bằng phần mềm Excel 2007 hoặc SAS phiên bản 9.1. So sánh giá trị trung bình theo Duncan bằng phần mềm SAS phiên bản 9.1.

- Xác định các hàm sinh trưởng bằng phần mềm Statgraphics. Centerion XV version 15.1.02

- Dữ liệu microsatellite được xử lý bởi:

l. Các phần mềm FSTAT version 2.9.3, Genetix version 4.03, Microsatellite Analyser (MSA) version 4.05.

2. Chương trình neighbor và consensus thuộc gói phần mềm Phylip version 3.69 phần mềm Treeview version 1.6.6, gói phần mềm ggplot2 và phần mềm R.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. SỐ LƢỢNG, SỰ PHÂN BỐ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VỊT CỔ LŨNG

4.1.1. Điều tra, đánh giá hiện trạng về tình hình chăn ni vịt Cổ Lũng

4.1.1.1. Cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện Bá Thước

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Bá Thước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Theo số liệu của Chi cục thống kê huyện Bá Thước năm 2017, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng về giá lợn cuối năm 2016 đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt cổ lũng, thanh hóa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)