CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
1.3. Hiệu quả đầu tư phát triển
1.3.2. Hiệu quả kinh tế – xã hội
Hiệu quả kinh tế – xã hội là lợi ích kinh tế – xã hội được xét theo góc độ vĩ mơ của tồn bộ nền kinh tế quốc dân và tồn bộ xã hội. Lợi ích kinh tế – xã hội thu được là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Hiệu quả kinh tế – xã hội phức tạp hơn hiệu quả tài chính khơng những về chủng loại lợi ích mà cịn về tính thay đổi của lợi ích theo thời gian và theo từng quốc gia.
Phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội được xem xét trên tầm vĩ mơ và xuất phát từ quyền lợi của tồn bộ xã hội nhằm tối đa hóa phúc lợi xã hội.
Hiệu quả kinh tế – xã hội được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Gia tăng lao động có việc làm, thu hút lao động nhiều ngành nghề, giảm thất nghiệp trong xã hội. Nâng cao mức sống dân cư, thúc đẩy phân phối lại thu nhập: nâng cao, cải thiện đời sống tầng lớp lao động nghèo, phát triển các vùng kinh tế kém phát triển. Đóng góp vào ngân sách nhà nước. Nâng cao dân trí, đào tạo tay nghè mới, mở rộng doanh mục ngành nghề, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới. Thúc đẩy hồn thiện cơ ở hạ tầng: điện, nước, thơng tin liên lạc, hệ thống giao thơng, những cơng trình lợi ích mang tính xã hội, góp phần điều phối dân cư và phân phối lao động cộng đồng, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu trong việc lưu thơng hàng hóa trên thị trường quốc tế và khu vực.
Khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu chủ yếu các chỉ tiêu sau: chỉ tiêu lao động có việc làm, mức đóng góp vào ngân sách nhà nước, mức thu nhập.