Giới thiệu chung về Tập đoàn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại tập đoàn xăng dầu việt nam đến năm 2030 (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

2.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (tên viết tắt là Petrolimex) hiện nay được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng Cơng ty Xăng dầu Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc – hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với hơn 40 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và hơn 300 thương nhân phân phối xăng dầu, Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Petrolimex có 43 đơn vị thành viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngồi, Petrolimex có Cơng ty TNHH một thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH một thành viên Petrolimex tại Lào.

Cả nước có mạng lưới bán lẻ với hơn 16.000 cửa hàng xăng dầu thuộc tất cả các thành phần kinh tế, trong đó Petrolimex có hệ thống mạng lưới gồm khoảng 5.500 cửa hàng (bao gồm trên 2.700 cửa hàng do Petrolimex sở hữu và hơn 2.800 cửa hàng xăng dầu là đại lý, tổng đại lý, thương nhân nhượng quyền) hiện diện trên khắp cả nước tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp. Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa, thị phần thực tế của Petrolimex khoảng 50%. Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex cịn có các hàng hóa, dịch vụ khác như dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng, do các đơn vị thành viên Petrolimex sản xuất, cung cấp. Petrolimex luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn đồng thời đảm bảo cơng tác an tồn, an ninh năng lượng, quản lý và kinh doanh có hiệu quả.

Ngành hàng kinh doanh chính

Xăng dầu, hóa dầu, gas, vận tải thủy, vận tải bộ, bảo hiểm, ngân hàng, xây lắp cơ khí thiết bị, thương mại và dịch vụ.

20

Ngành nghề kinh doanh

Kinh doanh xăng dầu: sản xuất xăng dầu, kinh doanh phân phối xăng dầu, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh phù hợp với thông lệ quốc tế để giao dịch, mua bán xăng dầu; bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Chi tiết: bán bn xăng dầu, sản phẩm hóa dầu và các sản phẩm liên quan; xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng khác. Chi tiết: dịch vụ xây lắp, tu sửa, bảo quản các cơng trình xăng dầu, sản phẩm hóa dầu và cơng trình dân dụng; hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi tiết: thuê và cho thuê tàu vận tải xăng dầu; bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Chi tiết: máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ ngành xăng dầu và các ngành khác; kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu; kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại tập đoàn xăng dầu việt nam đến năm 2030 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)