Tình hình tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại tập đoàn xăng dầu việt nam đến năm 2030 (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

2.4. Hiệu quả đầu tư phát triển của Tập đoàn

2.4.1.1. Tình hình tài chính

Tình hình tài sản

Quy mơ tài sản hợp nhất: Tổng tài sản hợp nhất tại thời điểm 31/12/2020 của tập đoàn là: 61.106 tỷ đồng, giảm 1,06% so với cuối kỳ năm 2019, tương ứng giảm 656 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm 2,47%, tài sản dài hạn tăng 1,3%.

Tổng tài sản hợp nhất tại thời điểm 31/12/2021 của tập đoàn là: 64.791 tỷ đồng, tăng 6,03% so với cuối kỳ năm 2020, tương ứng tăng 3.685 tỷ đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 9,28%, tài sản dài hạn tăng 0,77%. Chi tiết được thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây. 5.648 1.410 3.789 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

37

Bảng 2.2. Tình hình tài sản của Tập đồn giai đoạn 2019 – 2021

(Đơn vị: Tỷ đồng) Tình hình tài sản Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 % 2020/ 2019 % 2021/ 2020 Tài sản ngắn hạn 38.753 37.797 41.304 -2,47% 9,28% Tiền và các khoản tương đương tiền

11.275 10.612 6.192 -5,88% -41,65%

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

5.397 8.559 11.832 58,59% 38,24%

Các khoản phải thu ngắn hạn 8.344 7.216 7.600 -13,52% 5,32%

Hàng tồn kho 11.773 9.400 13.163 -20,16% 40,03%

Tài sản ngắn hạn khác 1.964 2.011 2.517 2,39% 25,16%

Tài sản dài hạn 23.010 23.309 23.488 1,3% 0,77%

Tài sản cố định 15.406 15.578 14.779 1,12% -5,13%

Bất động sản đầu tư 190 209 128 10% -38,76%

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

3.887 4.093 5.290 5,3% 29,25%

Tổng cộng tài sản 61.762 61.106 64.791 -1,06% 6,03%

(Nguồn: Tác giả tính tốn theo Báo cáo tài chính của Tập đồn)

Biến động tỷ trọng tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021 được thể hiện qua hình 2.10 dưới đây.

Hình 2.10. Cơ cấu tài sản của Tập đồn giai đoạn 2019 – 2021

(Nguồn: Tác giả tính tốn theo Báo cáo tài chính của Tập đồn)

37,26% 62,74% Năm 2019 Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn 38,15% 61,85% Năm 2020 Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn 36,25% 63,75% Năm 2021 Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

38

- Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn tại ngày 31/12/2020 chiếm tỷ trọng 38,15%, tăng 299 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,3% so với năm 2019. Trong tổng tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm tỷ lệ chủ yếu là 67%, đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ lệ 17%, tài sản dài hạn khác chiếm 11%, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn chiếm 4%.

Tài sản dài hạn tại ngày 31/12/2021 chiếm tỷ trọng 36,25%, tăng 179 tỷ đồng, tương ứng tăng 0,77% so với năm 2020. Trong tổng tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm tỷ lệ chủ yếu là 63%, đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ lệ 23%, tài sản dài hạn khác chiếm 11%, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn chiếm 3%. Biến động tài sản dài hạn tập trung chủ yếu tại các khoản mục: tài sản cố định giảm 800 tỷ đồng, đầu tư tài chính dài hạn tăng 1.197 tỷ đồng (trong đó đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng 1.000 tỷ đồng), tài sản dài hạn khác tăng 10 tỷ đồng; tài sản dở dang dài hạn giảm 144 tỷ đồng. Trong năm 2021, tập đoàn đã mua trái phiếu của Ngân hàng BIDV để tối ưu hóa hiệu quả của dịng tiền nên khoản mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có sự tăng trưởng mạnh.

- Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn tại ngày 31/12/2020 chiếm tỷ trọng 61,85%, giảm 956 tỷ đồng tương ứng với giảm 2,47% so với năm 2019. Quy mô tài sản ngắn hạn giảm chủ yếu do sản lượng xuất bán các mặt hàng xăng dầu của toàn tập đoàn sụt giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid –19 (sản lượng xuất bán hợp nhất năm 2020 giảm 10% so với năm 2019).

Tài sản ngắn hạn tại ngày 31/12/2021 chiếm tỷ trọng 63,75%, tăng 3.507 tỷ đồng tương ứng với tăng 9,28% so với năm 2020. Quy mô tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do giá các mặt hàng xăng dầu năm 2021 tăng so với năm 2020 nên trị giá hàng tốn kho tăng. Trong tổng tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất là 32%, sau đó là đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng 29%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 18%, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 15%, các tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng 6%.

Tình hình nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn về cơ bản khơng có biến động lớn, cụ thể được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây.

39

Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn của Tập đoàn giai đoạn 2019 – 2021

(Đơn vị: Tỷ đồng) Tình hình nguồn vốn Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 % 2020/ 2019 % 2021/ 2020 Nợ phải trả 35.839 36.980 36.531 3,18% -1,21% Nợ ngắn hạn 34.173 35.400 35.207 3,59% -0,55% Nợ dài hạn 1.666 1.580 1.324 -5,16% -16,2% Vốn chủ sở hữu 25.923 24.126 28.260 -6,93% 17,14%

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 12.939 12.939 12.939 0% 0%

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

4.852 2.761 3.474 -43,1% 25,82%

Tổng cộng nguồn vốn 61.762 61.106 64.791 -1,06% 6,03%

(Nguồn: Tác giả tính tốn theo Báo cáo tài chính của Tập đồn)

Hình 2.11. Cơ cấu nguồn vốn của Tập đồn giai đoạn 2019 – 2021

(Nguồn: Tác giả tính tốn theo Báo cáo tài chính của Tập đồn)

Năm 2020, Nguồn vốn giảm 656 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu giảm 1.797 tỷ đồng do lợi nhuận sụt giảm, nợ ngắn hạn tăng 1.227 tỷ đồng, nợ dài hạn giảm 86 tỷ đồng.

Năm 2021, Nguồn vốn tăng 3.685 tỷ đồng, trong đó: vốn chủ sở hữu tăng 4.134 tỷ đồng so với năm 2020. Chủ yếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận năm 2021 có sự tăng trưởng so với năm 2020. Nợ ngắn hạn giảm 193 tỷ đồng, nợ dài hạn giảm còn 256 tỷ đồng. Nợ phải trả 2,70% 55,33% 41,97% Năm 2019 Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn Vốn chủ sở hữu 2,59% 57,93% 39,48% Năm 2020 Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn Vốn chủ sở hữu 2,04% 54,34% 43,62% Năm 2021 Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn Vốn chủ sở hữu

40

Tổng nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2020 là 36.980 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2020 là 1,53 (thấp hơn nhiều so với mức cho phép tối đa là 3) và tăng 0,15 lần so với 31/12/2019

Tổng nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2021 là 36.531 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2021 là 1,29 lần (thấp hơn nhiều so với mức cho phép tối đa là 3) và giảm 0,24 lần so với 31/12/2020.

Nợ phải trả giảm cả ở nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Cụ thể: Về nợ ngắn hạn: Phải trả người bán ngắn hạn 15.883 tỷ đồng, tăng 3.973 tỷ đồng so với năm 2020. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là 2.838 tỷ đồng, tăng 104 tỷ đồng so với năm 2020. Vay ngắn hạn 14.225 tỷ đồng, giảm 496 tỷ đồng so với năm 2020. Các khoản vay ngắn hạn đều trong thời hạn thanh tốn, được thực hiện dưới hình thức tín chấp nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động và mở các tín dụng thư (L/C) nhập khẩu xăng dầu.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại ngày 31/12/2021 âm 185 tỷ đồng, giảm 3.846 tỷ đồng so với 31/12/2020 (tại ngày 31/12/2020 quỹ bình ổn giá là dương (+) 3.661 tỷ đồng. Quỹ bình ổn giá (BOG) được trích lập và sử dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT–BCT–BTC ngày 29/10/2014 do liên Bộ Cơng Thương – Tài chính ban hành.

Các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác 2.445 tỷ đồng, bao gồm người mua trả tiền trước, phải trả người lao động về tiền lương, quỹ khen thưởng, phúc lợi, chi phí phải trả ngắn hạn và các khoản khác.

Về nợ dài hạn tại ngày 31/12/2021 là 1.324 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2020 là 24.126 tỷ đồng, giảm 1.797 tỷ đồng so với đầu kỳ, trong đó chủ yếu là do lợi nhuận năm 2020 thấp hơn 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh và sự biến động di biệt của giá dầu.

Tại thời điểm 31/12/2021 là 28.260 tỷ đồng, tăng 4.134 tỷ đồng so với đầu kỳ, trong đó chủ yếu là từ nguồn thặng dư vốn cổ phần do bán cổ phiếu quỹ và lợi nhuận năm 2021 có sự tăng trưởng so với năm 2020.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại tập đoàn xăng dầu việt nam đến năm 2030 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)