CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
3.1. Bối cảnh thị trường xăng dầu
Kinh tế thế giới tiếp tục phải đối mặt với 4 rủi ro, thách thức chính: (i) Dịch Covid –19 diễn biến phức tạp, khó lường, ln tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo; (ii) Căng thẳng thương mại giữa các nước lớn; (iii) Rủi ro địa chính trị tại các nước, khu vực (Trung Quốc – Đài Loan, Trung Quốc – Úc, căng thẳng tiếp tục leo thang giữa Nga – Ukraine,…); (iv) Rủi ro bất ổn tài chính tồn cầu. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tác động chung này bởi hiện nay nền kinh tế đã hội nhập sâu và có độ mở lớn.
Nửa đầu năm 2022, Thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động do xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraine, nguồn cung khan hiếm, giá xăng dầu liên tục tăng cao do sự phục hồi kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới làm tăng tổng nhu cầu đối với mặt hàng xăng dầu. Giá dầu thô trên thị trường thế giới hiện vẫn vượt ngưỡng 100 USD/thùng, giá ngày 10/06/2022 ở mức dầu WTI là 121,33 USD/thùng, dầu Brent là 122,89 USD/thùng và tiếp tục diễn biến phức tạp.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), châu Âu là điểm đến cho gần một nửa lượng dầu thô và sản phẩm dầu xuất khẩu của Nga trước khi căng thẳng địa chính trị nổ ra. Arab Saudi và các đồng minh trong OPEC+ khó có thể bù đắp lượng dầu thơ mà thị trường thế giới mất đi vì Nga. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Arab Saudi, và là nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai sau Arab Saudi.
Trên toàn thế giới, nhiều nhà máy lọc dầu đã đóng cửa các cơ sở, và cơng suất cũng bị hạn chế do hoạt động giảm ở Nga, nước xuất khẩu dầu thô và nhiên liệu lớn nhất thế giới sau cuộc tấn công Ukraine.
Nhu cầu xăng cao điểm vào mùa hè tại Mỹ tiếp tục thúc đẩy giá dầu thô. Mỹ và các quốc gia khác đã tham gia vào một loạt các đợt phát hành dầu từ kho dự trữ chiến lược, nhưng nó chỉ có tác động hạn chế vì nguồn cung tồn cầu tăng rất chậm. Các nhà tinh chế đã không thể bắt kịp tốc độ tăng trưởng nhu cầu. Mỹ đang ghi nhận công suất chế biến ở gần mức cao nhất, trong khi hoạt động của các nhà máy lọc dầu hoạt động tại Trung Quốc bị tạm dừng do các hạn chế liên quan đến COVID. Giá dầu tăng, do nhu cầu xăng của Mỹ tăng thêm bất chấp giá xăng cao kỷ lục, trong khi triển vọng nhu cầu dầu tăng của Trung Quốc vấp lo ngại về nguồn cung tại nhiều quốc gia, trong đó có Iran.
59
Iran cho biết họ đang dỡ bỏ hai camera giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tại một cơ sở làm giàu uranium, sau khi ban giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc thơng qua nghị quyết chỉ trích Iran khơng giải thích đầy đủ về dấu vết uranium tại các địa điểm không được khai báo. Động thái này làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và các quốc gia khác đang đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân của nước này, đồng thời có khả năng sẽ giữ nguyên các lệnh trừng phạt và chặn dòng chảy dầu của Iran ngoài thị trường toàn cầu lâu hơn. Nguồn xăng dầu từ nhập khẩu gặp khó khăn do giá tăng mạnh, nguồn cung cấp bị gián đoạn do những biến động của thị trường thế giới.
Ở trong nước, nguồn cung và giá cả cũng khơng năm ngồi xu hướng chung của thị trường xăng dầu thế giới. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, nguồn cung xăng dầu trong nước còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (đơn vị chiếm 35 – 40% tổng cung) đã giảm mạnh công suất sản xuất, gián đoạn nguồn cung do những khó khăn về tài chính của nhà má, có thời gian gặp sự cố kỹ thuật nên phải ngừng sản xuất. Do vậy đã không bảo đảm việc cung cấp xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo các hợp đồng đã ký, nên ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước.
Việc Chính phủ các nước triển khai các biện pháp phong tỏa và triển khai tiêm chủng vaccine ngừa Covid – 19 theo từng giai đoạn vẫn sẽ làm hạn chế nhu cầu trong năm 2022, hoặc thậm chí trong thời gian dài hơn. Mặc dù giá dầu thế giới trong 3 tháng đầu năm 2022 có xu hướng tăng do ảnh hưởng địa chính trị từ giao tranh giữa Nga – Ukraina, tuy nhiên trong tương lai vẫn sẽ có nhiều diễn biến khó lường và ảnh hưởng tới giá đầu vào của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đặt ra thách thức lớn cho Ban Tổng Giám đốc trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của tập đoàn trong thời gian tới. Những quyết định đúng đắn từ Ban Tổng Giám đốc sẽ là chìa khóa cho sự ổn định và là tiền đề cho sự tăng trưởng trong tương lai của tập đoàn.
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tiếp tục tăng trưởng cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6 – 7%/năm trong năm những năm tới. Đây là yếu tố cho thấy sự tăng trưởng ổn định của ngành kinh doanh xăng dầu.
Theo các số liệu báo cáo chính thức thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thị trường Việt Nam cịn rất lớn, xuất phát từ việc thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh trong khi mức tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu người còn thấp so với khu vực (Nguồn: World
60
Bank). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng nhanh về số lượng sở hữu phương tiện giao thông vận tải lưu hành. Tốc độ tăng trưởng trung bình CAGR của dịng xe ô tô du lịch dự kiến đạt mức 22,6% cho giai đoạn 2020 – 2025 và tiếp tục đạt mức 18,5% cho giai đoạn 2025 – 2035. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, các lĩnh vực du lịch, dịch vụ cũng tăng trưởng tốt, góp phần thúc đẩy nhu cầu logistics, vận chuyển, di chuyển tăng lên, kéo theo đó là nhu cầu về xăng dầu ngày càng tăng. Như vậy, tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh xăng dầu vẫn còn lớn trong thời gian tới, là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong đó có Tập đồn Xăng dầu Việt Nam gia tăng thị phần.