Bảng 3.16 cho thấy chuột bình thường sau khi tiêm STZ liều 50 mg/kg sau 15 ngày có đường huyết tăng đạt ý nghĩa thống kê so với trước thử nghiệm và so với lô chứng bình thường.
Mặt khác, ở lô chứng giảm năng sinh dục, đường huyết sau thử nghiệm tăng không đáng kể so với trước thử nghiệm và không khác biệt so với lô chứng bình thường. Lô giảm năng sinh dục-tiêm STZ liều 50 mg/kg-uống nước cất có đường huyết sau thử nghiệm tăng đạt ý nghĩa thống kê so với trước thử nghiệm (P<0,001)
và so với lô chuột bình thường, lô bình thường-tiêm STZ (P<0,05) và lô chứng giảm năng sinh dục (P<0,001).
Bảng 3.16: Đường huyết trước và sau thử nghiệm ở các lô chứng
Nhóm Lô N
Đường huyết trước thử nghiệm (mg/dL)
Đường huyết sau thử nghiệm (mg/dL) Chuột bình thường Bình thường-Nước cất 10 88,80 ± 4,91 87,40 ± 3,81 Bình thường-tiêm STZ-Nước cất 12 92,92 ± 5,54 a 109,67 ± 3,01 # Chuột giảm năng sinh dục
Giảm năng sinh dục
(GNSD)-Nước cất 9 84,70 ± 4,76 91,00 ± 3,49 GNSD-tiêm STZ-
Nước cất 12 87,58 ± 4,68 128,83 ± 2,28 #abc
#: P<0,05 so với trước thử nghiệm
a: P<0,05 so với lô chuột bình thường-Nước cất
b: P<0,05 so với lô chuột bình thường-tiêm STZ-Nước cất c: P<0,05 so với lô chuột giảm năng sinh dục-Nước cất
Bảng 3.17: Đường huyết trước và sau thử nghiệm ở các lô GNSD-tiêm STZ
Nhóm Lô (mg/kg)Liều N Đường huyếttrước thử nghiệm (mg/dL)
Đường huyết sau thử nghiệm
(mg/dL)
Chứng Nước cất - 12 87,58 ± 4,68 128,83 ± 2,28 #
Dầu olive - 12 81,83 ± 4,09 95,08 ± 2,36 #*
Cát lồi Cao tổng Cát lồi 740 12 95,33 ± 4,55 94,33 ± 4,82 * Saponin Cát lồi 100 12 91,75 ± 4,52 86,50 ± 3,38 * Đối chiếu Progynova® 0,1 10 96,00 ± 6,69 101,50 ± 6,19 * Diosgenin 100 12 92,00 ± 3,74 96,92 ± 3,98 * Gliclazide 40 12 92,75 ± 4,29 105,25 ± 1,83 #*
#: P<0,05 so với trước thử nghiệm *: P<0,05 so với lô chứng uống nước cất
Bảng 3.17 cho thấy lô chứng giảm năng sinh dục (GNSD)-tiêm STZ uống olive và các lô được điều trị (nhóm Cát lồi và nhóm đối chiếu) đều có đường huyết
giảm đạt ý nghĩa thống kê so với chứng giảm năng sinh dục-tiêm STZ uống nước cất.
Mặc dù lô chứng GNSD-tiêm STZ uống olive và lô GNSD-tiêm STZ uống gliclazide đều có đường huyết tăng sau thời gian thử nghiệm, tuy nhiên giá trị này vẫn thấp hơn đạt ý nghĩa thống kê so với chứng giảm năng sinh dục-tiêm STZ uống nước cất. Trong khi đó, các lô uống cao tổng Cát lồi liều 740 mg/kg và saponin Cát lồi liều 100 mg/kg đều có đường huyết trước và sau thử nghiệm không thay đổi.
Bàn luận
Streptozotocin (STZ), tổng hợp bởi Streptomycetes achromogenes, là hợp chất được sử dụng trong các mô hình đái tháo đường thực nghiệm bao gồm cả phụ thuộc lẫn không phụ thuộc insulin nhờ tác động gây tổn thương chọn lọc trên tế bào β của tiểu đảo tuyến tụy, nơi sản xuất ra insulin. STZ được hấp thụ vào tế bào β thông qua kênh vận chuyển glucose GLUT2, loại kênh có biểu hiện cao ở tế bào β, và gây độc tế bào bằng tác động alkyl hóa, từ đó dẫn đến hoại tử tế bào này [33].
Streptozotocin gây bệnh cảnh đái tháo đường thực nghiệm trên chuột ở các mức độ nhẹ (bệnh lý đái tháo đường type 2, không phụ thuộc insulin) đến nặng (bệnh lý đái tháo đường type 1, phụ thuộc insulin) tùy theo chủng chuột, liều thử nghiệm và thời gian khảo sát [27]. Nghiên cứu cho thấy STZ ở liều 50 mg/kg có thể gây tăng đường huyết đạt ý nghĩa thống kê so với chứng [34], vì vậy chúng tôi chọn liều này để tiến hành thực nghiệm.
Kết quả trên lô giảm năng sinh dục (GNSD) cho thấy đường huyết không thay đổi nhiều, nhưng khi xử lý với STZ (50mg/kg, ip.) lại có đường huyết tăng cao và thậm chí cao hơn so với lô chuột bình thường tiêm STZ. Điều này gợi ý rằng cơ địa chuột thiếu hụt estrogen có thể làm trầm trọng thêm tác dụng của STZ.
Ngoài dự kiến, kết quả khảo sát cho thấy dầu olive cũng có tác dụng giảm đường huyết. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Jamal và Ibrahim (2011) cho thấy những bệnh nhân đái tháo đường type 2 sử dụng dầu olive tinh khiết trong 4 tuần có biểu hiện giảm đáng kể đường huyết lúc đói, triglyceride, cholesterol tổng và LDL [30].
Kết quả trên lô GNSD-tiêm STZ uống Progynova® liều 0,1 mg/kg cũng cho thấy có sự giảm đường huyết so với chứng GNSD-tiêm STZ-nước cất.
Sự chuyển hóa glucose và lipid là quá trình phức tạp được điều hòa bởi cả hormone peptide lẫn hormone steroid và bị ảnh hưởng bởi khẩu phần ăn. Estrogen đã được chứng tỏ là có tác động đối với sự cân bằng glucose. Những phát hiện mới trên những gene được điều hòa bởi ERα và ERβ ở những mô nhạy với insulin cho thấy estradiol tham gia vào sự cân bằng glucose bằng cách điều hòa sự biểu hiện các gene liên quan đến tính nhạy insulin và sự hấp thụ glucose [21].
Hơn nữa, estradiol ở nồng độ sinh lý có tác động bảo vệ tế bào β khỏi độc tố từ stress oxy hóa và apoptosis. Mất cân bằng oxy hóa khử là một đặc điểm thường thấy ở đái tháo đường. Nghiên cứu cho thấy đường huyết cao có thể dẫn đến sự tăng những gốc oxy tự do bên trong tế bào β và gây tổn thương hơn nữa các thành phần của tế bào [50]. Trong thử nghiệm in vivo, điều trị với estradiol giúp hạn chế apoptosis ở tế bào β gây bởi streptozotocin, duy trì sản xuất insulin và ngăn ngừa hình thành đái tháo đường. Trong thử nghiệm in vitro, estradiol cũng thể hiện tác dụng ngăn ngừa apoptosis và bảo vệ sự tiết insulin trên tế bào β bị gây stress oxy hóa [21].
Ngoài ra, estrogen còn được biết đến là có khả năng cải thiện sự chuyển hóa lipid theo hướng HDL cao và LDL thấp [21]. Sự phân hủy lipid hay triglyceride thành acid béo tự do được thực hiện bởi enzyme lipase. Sự tăng hàm lượng acid béo tự do trong máu là một trong những nguyên nhân làm giảm tiết insulin ở tế bào β [50]. Estradiol có tác dụng làm giảm hoạt động của enzyme lipase trong gan, từ đó giúp tăng hoạt động tiết insulin [21].
Lô GNSD-tiêm STZ uống diosgenin 100 mg/kg cũng thể hiện sự giảm đường huyết đáng kể so với chứng GNSD-tiêm STZ-nước cất. Các nghiên cứu cho thấy diosgenin có vai trò có ích trong các loại rối loạn chuyển hóa bao gồm cả đái tháo đường. Diosgenin có tác dụng giảm đường huyết và kháng oxy hóa tốt [37] cũng như giúp giảm cholesterol, tăng hàm lượng HDL trong máu [44] mặc dù cơ chế của tác dụng kháng đái tháo đường này vẫn chưa được biết rõ.
Lô GNSD-tiêm STZ uống gliclazide liều 40 mg/kg (một loại thuốc dạng sulfonylurea trong điều trị đái tháo đường) có đường huyết sau thử nghiệm giảm so với lô chứng GNSD-tiêm STZ-nước cất, tuy có tăng so với trước thử nghiệm. Gliclazide hay sulfonylurea gắn chọn lọc với các thụ thể sulfonylurea (SUR-1) trên bề mặt tế bào β, việc gắn này sẽ làm đóng kênh K+ từ đó làm thay đổi điện thế màng dẫn đến mở kênh calcium, kích hoạt sự phóng thích insulin từ những túi dự trữ có sẵn từ đó phục hồi hàm lượng insulin [50]. Kết quả của đề tài cho thấy đường huyết chưa giảm rõ rệt sau khi uống gliclazide gợi ý rằng trên cơ địa chuột giảm năng sinh dục có những biến đổi trong cơ thể mà có thể làm cho rối loạn chuyển hóa gây bởi STZ trở nên phức tạp. Như đã trình bày ở trên, thiếu hụt estrogen có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa bao gồm rối loạn lipid, kháng insulin [16]. Những rối loạn này được cho là bệnh nguyên của đái tháo đường type 2 và còn có tác động xấu trên sự tiến triển của bệnh. Do đó, việc điều trị làm tăng tiết insulin (như ở sulfonylurea) đơn thuần có thể không cho kết quả tốt như mong đợi. Như vậy, có thể thấy phụ nữ mãn kinh mắc bệnh đái tháo đường cần có các liệu pháp hỗ trợ giúp cải thiện sự chuyển hóa dinh dưỡng.
Kết quả trên các lô GNSD-tiêm STZ thử nghiệm cho thấy saponin toàn phần liều 100 mg/kg và cao tổng Cát lồi liều 740 mg/kg đều có tác dụng giúp ổn định đường huyết. Tác dụng này cao hơn cả gliclazide liều 40 mg/kg và Progynova® liều 0,1 mg/kg. Như đã phân tích ở phần 3.4.5., trong 100 mg saponin và 740 mg cao tổng chứa lượng diosgenin rất thấp (2,27 và 4,46 mg diosgenin), nhưng tác dụng hạ đường huyết ở hai cao chiết này lại tương đương với diosgenin liều 100 mg/kg. Điều này gợi ý rằng tác dụng ổn định đường huyết của Cát lồi có thể là nhờ vào diosgenin kết hợp các thành phần khác có trong dược liệu.
Tóm lại, Cát lồi có khả năng ngăn chặn tác động gây tăng đường huyết của streptozotocin trên cơ địa suy giảm estrogen (chuột giảm năng sinh dục). Các kết quả trên mở ra ứng dụng của Cát lồi như một liệu pháp hỗ trợ chữa trị bệnh đái tháo đường ở phụ nữ hậu mãn kinh.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ