Một số nội dung cụ thể I Nghệ thuật miêu tả:

Một phần của tài liệu Đề cương văn 9, sửa xong (Trang 26 - 28)

III. Giá trị tác phẩm

B. Một số nội dung cụ thể I Nghệ thuật miêu tả:

I. Nghệ thuật miêu tả: 1. Nghệ thuật miêu tả: a. Nhân vật chính diện: C âu 1:

Chép thuộc "Chị em Thúy Kiều”

Đầu lòng hai ả tố Nga,

Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân. Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiệng nước nghiệng thành Sắc đành đời một, tài đành hoạ hai. Thơng minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. Cung thương lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiện bạc mệnh lại càng não nhân. Phong lưu rất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về m ặ t ai.,

Câu 2: Vị trí đoạn trích

Vị trí đoạn trích “Chị e m Th úy K i ề u ” nằm ở phần mở đầu của phần thứ nhất: gặp gỡ’ và đính ước. Khi giới thiệu gia đình Thúy Kiều, tác giả tập trung miêu tả tài sắc hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều.

Câu 3: Kết thúc đoạn trích: + Phần

+ Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều. + Bốn câu tiếp: gợi tả vẽ đẹp Thuý Vân.

+ Mười hai câu còn lại: gợi tả vẻ đẹp thuý Kiều.

+ Bốn câu cuối: nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.

Câu 4: Giá trị nội dung và nghệ thuật:

Giá trị nội dung “Chị em Thuý Kiều” là khắc hoạ rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.

Giá trị nghệ thuật: Thuý Kiều, Thuý Vân và nhân vật chính diện, thuộc kiểu nhân vật lý tưởng trong Truyện Kiều. Đã khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật lý tưởng, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ - lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của con người. Nhà văn không miêu tả chi tiết cụ thể mà chủ yếu là tả để gợi. Sử dụng biện pháp địn bẩy làm nổi bật hình ảnh Th Kiều.

Câu 5: Giải nghĩa từ ngữ:

- Tố Nga: chỉ người con gái đẹp.

- Mai cốt cách: cốt cách của cây mai mảnh dẻ, thanh tao. Tuyết tinh thần: tinh

thần của tuyết trắng và trong sạch. Câu này ý nói cả hai chị em đều duyên dáng, thanh cao, trong trắng.

- Khuôn trăng đầy đặn: gương mặt đầy đặn như trăng trịn; nét ngài nở nang: ý

nói lơng mày hơi đậm, cốt tả đôi mắt đẹp. Câu thơ nhằm gợi tả vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân. Thành ngữ Tiếng Việt có câu “mắt phượng mày ngài”.

- Đoan trang, nghiêm trang, đứng đắn (chỉ nói về người phụ nữ)...

- Làn thu thuỷ: làn nước mùa thu; nét xuân sơn: nét núi mùa xuân. Cả câu thơ ý

nói mắt đẹp, trong sáng như nước mùa thu, lơng mày đẹp thanh thốt như nét núi mùa xuân.

- Nghiêng nước nghiêng t h àn h . lấy ý ở một câu chữ Hán, có nghĩa là: ngoảnh lại

nhìn một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại nhìn cái nữa thì nước người ta bị nghiệng ngả. ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nổi mất thành, mất nước. , '

Câu 6:

Nguyễn Du đã miêu tả con người theo lối nghệ thuật mang tinh ước lệ rất quen thuộc trong một kết cấu chặt chẽ, với ngòi bút tinh tế:

a.Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát về nhân vật.

Với bút pháp ước lệ. tác giả đã gợi được vẻ thanh tao duyên dáng, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thuý Kiều: uM a i c ố t c á c h , t u y ế t t i n h t h ầ n” cốt cách như mai, tinh thần như tuyết. Đó là vẻ đẹp hồn hảo mang tính hình thể tâm hồn cả hai đều đẹp “ m ư ờ i p h â n v ẹ n m ư ờ i” nhưng mỗi người lại mang vẻ đẹp riêng.

Một phần của tài liệu Đề cương văn 9, sửa xong (Trang 26 - 28)