Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.

Một phần của tài liệu Đề cương văn 9, sửa xong (Trang 142 - 145)

III. Nghệ thuật đặc sắc

2. Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.

nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.

a.Trước khi nghe tin dữ : ở nơi tản cư, tình u làng của ơng hai hồ nhập với

tình yêu nước.

- Xa làng, ở nơi tản cư ông nhớ làng da diết. Nỗi nhớ làng khiến ơng thay tâm đổi tính: "Lúc nào ơng cũng thấy bực bội, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm, hơi một tí là gắt, hơi một tý là chửi”.

- Khi được nói chuyện về làng, ơng vui náo nức đến lạ thường “Hai con mắt ông

sáng hắt lên, cái mặt biến chuyển hoạt động”.

- Ông quan tâm đến tình hình chính trị thế giới, đến các tin chiến thắng của quân ta.

+ Tin một em bé trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cầm quốc kỳ trên tháp rùa.

+ Một anh trung đội trưởng sau khi giết được 7 tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng.

+ Đội nữ du kích Trưng Trắc giả lầm người mua hàng đã bắt sống được tên quan hai bốt ngay giữa chợ mà “Ruột gan ơng lão cứ múa cả lên” - >đó là niềm vui của một con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của tồn dân tộc, là niềm vui mộc mạc của một tấm lòng yêu nước chân thành.

b.Khi nghe tin làng Dầu theo giặc:

+ Nỗi bất hạnh lớn đã đổ sụp xuống đầu ông, ông sững sờ “Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được”. Khi trấn

tĩnh được phần nào, ơng cịn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin.

+ Từ lúc ấy, trong tâm trí ơng Hai chỉ có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh, day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”, về đến nhà, ông “nằm vật ra giường”, rồi tủi thân khi nhìn đàn con, “nước mắt ơng lão

cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ”.

+ Nỗi tủi hố khiến ơng khơng dám ló măt ra ngồi. Lúc nào cũng nơm nớp, hễ thấy đám đông nào tụ tập nhắc đến hai từ “ Việt gian”, “Cam nhơng” thì ơng lại tự nhủ

“Thôi lại chuyện ấy rồi”

=> Tác giả diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ơng trước cái tin làng mình theo giặc.

+ Khi nghe tin làng Dầu theo giặc, tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ơng Hai đã có một cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ơng Hai đã dứt khốt chọn lựa theo cách của ơng: “Làng thì u thật nhưng làng đã theo Tây thì phải thù”, tình yêu làng nuớc đã rộng lớn hơn bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù xác định như thế, ông Hai vẫn khơng thể dứt bỏ tình cảm với làng q, vì thế mà càng đau xót, tủi hổ.

+ Khi mụ chủ nhà biết chuyện, có ý muốn đuổi khéo gia đình ơng đi, ơng đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, bế tắc hồn tồn. Đi đâu bây giời Không ai muốn chứa chấp dân của cái làng Việt gian. Ơng thống có ý nghĩa “Hay là trở về làng". Tuy nhiên ông đã gạt bỏ ý nghĩ ấy bởi “Làng đã theo Tây, về làng nghĩa là rời bỏ Kháng chiến, bỏ cụ

Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ". Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của

nhân vật như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải đuơc giải quyết.

+ Đau khổ, ơng khơng biết tâm sự cùng ai ngồi đứa con bé, bỏng. Yêu làng Dầu, ông muốn khắc sâu vào trái tim bé nhỏ của con tình cảm với làng, với kháng chiến với Cụ Hồ. đó cũng chính là tấm lịng thuỷ chung “trước sau như một” với cách mạng của ông. Đây là một đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa bền chặt, chân thành của ông Hai - một người nông dân - với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến. Ngần ấy tuổi đầu mà nước mắt ơng cứ rịng rịng khi nghĩ về làng; Nỗi đau ấy mới đáng trân trọng làm sao bởi đó là nỗi đau của một con người danh dự của Làng như chính bản thân mình.

c.Khi tin đồn được cải chính:

+ Thái độ của ơng thay đổi hẳn “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng

rỡ hẳn lên". Ông lại chạy đi khoe khắp nơi “Tây nó đốt nhà tơi rồi bác ạ, đốt nhẵn! Ơng chủ tịch làng tơi vừa mới lên đây cải chính cái tin làng Dầu chúng tơi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Tồn là sai sự mục đích cả”.

d.Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Truyện khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng,

yêu nước tha thiết.

+ Đặc biệt, việc đặt nhân vật vào tình huống cụ thể góp phần thể hiện tính cách, diễn biến tâm trạng nhân vật.

+ Ngơn ngữ nhân vật lúc đối thoại, lúc độc thoại mang đậm chất nông thôn, nhuần nhụy mà đặc sắc, gợi cảm.

> Chân dung sống động, đẹp đẽ của người nông dân thời kỳ đầu kháng chiến.

Một phần của tài liệu Đề cương văn 9, sửa xong (Trang 142 - 145)