Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng

Một phần của tài liệu Đề cương văn 9, sửa xong (Trang 116 - 117)

VI. Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” sang phần sau lại dùng đại từ “ta” Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ

3. Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng

Niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:

“Bác nằm trong lãng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền ”

-Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.

-Những vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng, trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây cũng đến để dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người.

-Với hình ảnh vầng trăng, nhà thơ cịn uốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Hình ảnh “vầng trăng” dịu hiền lại gọi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đep, trong sáng của Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Đó cũng là sự biểu hiện rực rỡ, vĩ đại, cao siêu của con người và sự nghiệp của Bác.

-Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Bác đã hoá thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc, sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí của nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. (Tố Hữu đã từng viết: “Bác sống như trời đất của ta").

-Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người, sự đau xót đã được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Nỗi đau quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức khi đứng trước thi thể của Người. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.

+ Cấu trúc vẫn biết… mà sao gợi sự đối lập, mâu thuẫn giữa một bên là lý trí cịn bên kia là trái tim: lý trí nhà thơ vẫn nhắc nhở rằng tuy Bác đã ra đi mãi mãi nhưng hình ảnh của Bác, con người Bác sẽ ln sống mãi trong tâm trí nhân dân Việt Nam. Thế nhưng khi đứng trước di hài Bác, nhà thơ vẫn khơng thắng nổi lý trí bởi trái tim

đang đau nhói trước hiện thực Bác đã khơng cịn nữa. Con người đã khơng kìm nén nổi trước khoảnh khắc yếu lịng.

+ “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình; nỗi đau uất nghẹn tột cùng khơng nói thành lời. Đó khơng chỉ là nỗi đau riêng của tác giả mà còn là của triệu trái tim con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề cương văn 9, sửa xong (Trang 116 - 117)